Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản Cánh diều (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều Giữa kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 2 môn Công nghệ 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Bảo quản ngắn hạn tinh trùng của động vật thuỷ sản ở nhiệt độ
A. -10 đến 0oC.
B. 0 đến 4oC.
C. 4 đến 10oC.
D. 10 đế 15oC.
Câu 2: Bảo quản dài hạn tinh trùng của động vật thuỷ sản bằng
A. hydrogen lỏng.
B. nitrogen lỏng.
C. oxygen lỏng.
D. nước đá khô.
Câu 3: : Đâu là điều kiện sinh sản của tôm?
A. Tôm chỉ sinh sản khi có thời tiết thích hợp.
B. Tôm chỉ sinh sản khi vào mùa.
C. Tôm chỉ sinh sản khi có môi trường thích hợp.
D. Tôm chỉ sinh sản khi vào độ tuổi sinh sản.
Câu 4: Kĩ thuật ương, nuôi tôm biển gồm mấy bước?
A. Hai bước.
B. Ba bước.
C. Bốn bước.
D. Năm bước.
Câu 5: Trong thức ăn chăn nuôi, các chất hữu cơ là
A. khoáng đa lượng.
B. protein, lipid, carbonhydrate,…
C. nước.
D. khoáng đa lượng và khoáng vi lượng.
Câu 6: Thức ăn thuỷ sản được chia thành mấy nhóm?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 7: Các chất bổ sung nên được bảo quản ở nhiệt độ bao nhiêu?
A. Dưới 30 oC nhưng thời hạn bảo quản tùy thuộc vào từng loại chất.
B. Dưới 20 oC nhưng thời hạn bảo quản tùy thuộc vào từng loại chất
C. Dưới 40 oC nhưng thời hạn bảo quản tùy thuộc vào từng loại chất
D. Dưới 50 oC nhưng thời hạn bảo quản tùy thuộc vào từng loại chất
Câu 8: Thức ăn tươi sống phải bảo quản ở nhiệt độ
A. từ - 10 oC đến 0 oC, nhưng không quá 6 tháng.
B. từ - 20 oC đến 1 oC, nhưng không quá 6 tháng.
C. từ - 30 oC đến -10 oC, nhưng không quá 6 tháng.
D. từ - 20 oC đến 0 oC, nhưng không quá 6 tháng.
Câu 9: Mật độ thả giống nghêu phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
A. Kích thước bãi nuôi
B. Chất lượng nước
C. Kích thước giống nghêu
D. Độ cao so với mực nước biển
Câu 10: Thời điểm thu hoạch nghêu thích hợp là:
A. Khi nghêu đạt kích thước 5cm
B. Sau khoảng 18-20 tháng nuôi
C. Khi nghêu bắt đầu sinh sản
D. Khi nhiệt độ nước giảm
Câu 11: Vật liệu sử dụng cho trang thiết bị trong nuôi trồng thủy sản theo VietGAP phải đảm bảo tiêu chí nào?
A. Đắt tiền.
B. Dễ vệ sinh.
C. Hiện đại.
D. Có màu sắc bắt mắt.
Câu 12: Nguồn gốc giống thủy sản sử dụng trong nuôi trồng theo VietGAP phải:
A. Được nhập khẩu từ nước ngoài.
B. Được nuôi tự nhiên.
C. Được lai tạo từ nhiều giống khác nhau.
D. Được kiểm dịch và đảm bảo chất lượng.
Câu 13: Ý nào dưới đây nói không đúng về ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống thủy sản?
A. Các hormone sinh sản đã được sinh tổng hợp hoặc chiết xuất thành công.
B. Sử dụng các hormone sinh sản với liều lượng phù hợp để tiêm có khả năng kích thích cho cá đẻ đồng loạt.
C. Tinh trùng của cá khi giữ ở nhiệt độ từ 4 – 6 oC có thể bảo quản được trong thời gian ngắn.
D. Lưu trữ tinh trùng cá trong nitrogen lỏng ở -196 oC sẽ bảo quản lâu hơn.
Câu 14: Đâu không phải bước ương, nuôi tôm biển?
A. Chọn và thả giống.
B. Chăm sóc, quản lí.
C. Chuẩn bị bể.
D. Chọn môi trường phù hợp.
Câu 15: Chất bổ sung có vai trò là
A. chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng để phì hợp với từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển thuỷ sản.
B. tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phẩn ăn, động vật tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
C. cung cấp chất dinh dưỡng (protein hàm lượng cao) cho động vật thuỷ sản, phù hợp với đặc tính bắt mồi chủ động.
D. phối chế thức ăn, cung cấp protein, năng lượng và chất phụ gia.
Câu 16: Ý nào dưới đây nói không đúng về bảo quản thức ăn hỗn hợp thủy sản?
A. Bảo quản thức ăn thủy sản ở nhiệt độ môi trường dưới 20 oC.
B. Thức ăn phải được bảo quản trong nhà kho, tránh nước và tránh ánh nắng trực tiếp.
C. Các bao thức ăn phải được chồng lên nhau trên kệ (không quá 10 bao) để tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt đất và cách tường ít nhất từ 45 đến 50 cm.
D. Tốt nhất nên sử dụng trong vòng từ 2 đến 4 tuần đầu sau khi sản xuất, không nên bảo quản quá 3 tháng.
Câu 17: Yếu tố nào sau đây không quan trọng khi lựa chọn bãi nuôi nghêu:
A. Độ mặn
B. Cỡ hạt cát
C. Độ cao so với mực nước biển
D. Độ dốc của bãi
Câu 18: Tại sao cần thực hiện kiểm tra nội bộ định kỳ trong cơ sở nuôi?
A. Để đánh giá năng lực của người lao động.
B. Để so sánh với các cơ sở nuôi khác.
C. Để phát hiện và khắc phục những tồn tại, thiếu sót.
D. Để báo cáo với cơ quan quản lý.
Câu 19: Tại sao cần lựa chọn giống nghêu sáng màu, không bị đóng rêu và há miệng?
A. Vì giống nghêu này dễ nuôi
B. Vì giống nghêu này lớn nhanh
C. Vì giống nghêu này khỏe mạnh
D. Vì giống nghêu này có giá trị kinh tế cao
Câu 20: Ý nào sau đây không phải là bước ương, nuôi từ cá hương lên cá giống?
A. Chuẩn bị ao.
B. Lựa chọn và thả cá.
C. Thu hoạch.
D. Chuẩn bị thức ăn.
Câu 21: Thứ tự đúng các bước của quy trình kĩ thuật ương nuôi cá giống là:
A. Chuẩn bị ao ương -> Lựa chọn, thả giống -> Thu hoạch -> Chăm sóc và quản lí.
B. Chuẩn bị ao ương -> Lựa chọn, thả giống -> Chăm sóc quản lí -> Thu hoạch.
C. Lựa chọn, thả giống -> Chuẩn bị ao ương -> Thu hoạch -> Chăm sóc và quản lí.
D. Chuẩn bị ao ương -> Chăm sóc và quản lí -> Lựa chọn, thả giống -> Thu hoạch.
Câu 22: Thu tinh trùng cá bằng cách
A. dùng xilanh hút ra.
B. môt bụng cá thu trực tiếp.
C. vuốt nhẹ ở phần bụng dưới, hướng về lỗ sinh dục.
D. vuốt ngược từ lỗ sinh dục qua bụng hướng về phía đầu cá.
Câu 23: Khi bảo quản thức ăn hỗn hợp dành cho thuỷ sản, cần đảm bảo những nguyên tắc chung sau đây:
(1) Đóng bao cẩn thận.
(2) Bảo quản nơi khô, mát, thông thoáng.
(3) Tránh ánh sáng trực tiếp.
(4) Để trực tiếp ở mặt đất.
(5) Phân loại và đánh dấu rõ ràng từng loại.
Số phương án đúng là:
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 24: Một trang trại nuôi cá bị ô nhiễm dầu do sự cố tràn dầu. Theo em, biện pháp nào cần ưu tiên thực hiện để khắc phục tình hình?
A. Thay toàn bộ nước trong ao.
B. Sử dụng hóa chất để phân hủy dầu.
C. Bán hết số cá bị ảnh hưởng.
D. Hạn chế sự tiếp xúc của dầu với cá và môi trường xung quanh.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Khi tìm hiểu về một số chất có nguồn gốc sinh học được sử dụng trong bảo quản thức ăn thuỷ sản, nhóm học sinh khi thuyết trình đưa ra một số nhận định sau:
a) Khi bảo quản thức ăn thuỷ sản thuỷ sản, người ta dùng một số loại tinh dầu như tinh dầu tỏi, gừng, quế,.. vì có khả năng chống nấm, mốc, vi khuẩn.
b) Các loại acid hữu cơ có khả năng ức chế sự phát triển của vi sinh vật có thể dùng trong bảo quản thức ăn thuỷ sản.
c) Probiotics giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng cho thuỷ sản và ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại.
d) Vitamin E và vitamin C đều có khả năng chống oxy hoá, bảo vệ thức ăn khỏi bị hư hỏng do oxy hoá, góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho thuỷ sản.
Câu 2. Cho các nhận định sau
a) Theo tiêu chuẩn VietGAP, có thể sử dụng bất kỳ loại phân bón nào để bón cho ao nuôi thủy sản.
b) Sơ đồ chỉ dẫn khu nuôi thủy sản cần thiết cho mọi cơ sở nuôi để quản lý và kiểm soát các khu vực.
c) Việc xây dựng hệ thống thoát nước riêng biệt là không cần thiết trong nuôi trồng thủy sản.
d) Việc sử dụng thuốc thú y trong nuôi trồng thủy sản được phép nhưng phải tuân thủ đúng quy định.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Thức ăn cho động vật thủy sản cần phải cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, bao gồm protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Protein là thành phần chính hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển cơ bắp, trong khi lipid cung cấp năng lượng và giúp duy trì chức năng tế bào. Carbohydrate cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng, trong khi vitamin và khoáng chất hỗ trợ các chức năng sinh lý khác nhau và tăng cường sức đề kháng. Cân bằng đúng các thành phần dinh dưỡng này là cần thiết để tối ưu hóa sức khỏe và hiệu suất của động vật thủy sản.”
Nguồn tài liệu: Nguyễn Thị Mai, Lê Văn Bình, & Trần Thị Thảo. (2023). Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho động vật thủy sản. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
a) Carbohydrate không cần thiết trong thức ăn cho động vật thủy sản vì chúng chỉ cần protein và lipid.
b) Protein không phải là thành phần quan trọng trong thức ăn cho động vật thủy sản.
c) Lipid chủ yếu cung cấp năng lượng và giúp duy trì chức năng tế bào trong thức ăn cho động vật thủy sản.
d) Vitamin và khoáng chất trong thức ăn thủy sản có tác dụng hỗ trợ các chức năng sinh lý và sức đề kháng.
Câu 4. Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản là những bước quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả dinh dưỡng của thức ăn trong suốt quá trình sử dụng.
Theo nghiên cứu của Lê Thanh Hà và cộng sự (2023), chế biến thức ăn thủy sản thường bao gồm các công đoạn như nghiền, trộn, ép và sấy để tạo ra các sản phẩm thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và dễ tiêu hóa. Việc bảo quản thức ăn thủy sản cần phải được thực hiện đúng cách để ngăn ngừa sự mất chất lượng và bảo đảm sự an toàn cho động vật nuôi. Các phương pháp bảo quản phổ biến bao gồm đóng gói chân không, bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp và sử dụng các chất bảo quản thực phẩm. Việc thực hiện đúng các quy trình chế biến và bảo quản không chỉ giúp duy trì giá trị dinh dưỡng của thức ăn mà còn phòng ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
Nguồn tài liệu: Lê Thanh Hà, Nguyễn Văn Hải, & Trí Minh Đức. (2023). Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản. Nhà xuất bản Công nghiệp Thực phẩm.
a) Chế biến thức ăn thủy sản không bao gồm các công đoạn như nghiền, trộn, ép và sấy.
b) Bảo quản thức ăn thủy sản không cần phải thực hiện đúng cách vì nó không ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn.
c) Đóng gói chân không là một trong những phương pháp bảo quản thức ăn thủy sản để ngăn ngừa sự mất chất lượng.
d) Việc sử dụng các chất bảo quản thực phẩm là không cần thiết trong quá trình bảo quản thức ăn thủy sản.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
………………………………………….
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức công nghệ | 7 | 3 | 1 | 2 | 2 | |
Giao tiếp công nghệ | 2 | 2 | 1 | |||
Sử dụng công nghệ | 2 | 3 | 1 | 3 | ||
Đánh giá công nghệ | 1 | 2 | 2 | 2 | 4 | |
Thiết kế kĩ thuật | ||||||
TỔNG | 12 | 8 | 4 | 2 | 6 | 8 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | |||||||
Nhận thức công nghệ | Giao tiếp công nghệ | Sử dụng công nghệ | Đánh giá công nghệ | Thiết kế kĩ thuật | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | |||
CHỦ ĐỀ 6. CÔNG NGHỆ GIỐNG THUỶ SẢN | 12 | 0 | 12 | 0 | |||||||
Bài 14. Vai trò của giống và ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thuỷ sản | Nhận biết | - Nhận biết được thời gian bảo quản tinh trùng. - Nhận biết được chất để bảo quản tinh trùng dài hạn | 2 | C1, 2 | |||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được nội dung không đúng về ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống thủy sản | 1 | C13 | ||||||||
Vận dụng | Đưa ra được cách thu tinh trùng cá | 1 | C22 | ||||||||
Bài 15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống | Nhận biết | - Nhận biết được điều kiện sinh sản của tôm. - Nhận biết được các bước nuôi tôm | 2 | C3, 4 | |||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không phải bước ươm, nuôi tôm | Chỉ ra được đâu không phải bước nuôi cá ương lên cá giống | 2 | C14, 20 | |||||||
Vận dụng | Đưa ra được thứ tự trong kĩ thuật ương | 1 | C21 | ||||||||
CHỦ ĐỀ 7. CÔNG NGHỆ THỨC ĂN THUỶ SẢN | 7 | 12 | 7 | 12 | |||||||
Bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thuỷ sản | Nhận biết | - Nhận biết được các chất hữu cơ trong thực ăn. - Nhận biết được các nhóm của thức ăn thuỷ sản | 2 | C5, 6 | |||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được vai trò của chất bổ sung | 1 | C15 | ||||||||
Vận dụng | Đưa ra được nhưng thực phẩm không cần thiết trong thức ăn chăn nuôi | đưa ra được những thành phần trong thức ăn | 4 | C3 | |||||||
Bài 17: Chế biến và bảo quản thức ăn thuỷ sản | Nhận biết | - Nhận biết được nhiệt độ để bảo quản các chất bổ sung. - Nhận biết được cách bảo quản thức ăn | - Nhận biết được thực ăn tươi sống được bảo quản | 2 | 2 | C7, 8 | C1a, b | ||||
Thông hiểu | Chỉ ra được 1 số chất bảo quản thức ăn | Chỉ ra được ý nào không đúng với bảo quản thức ăn hỗn hợp | 1 | 2 | C16 | C1c, d | |||||
Vận dụng | Đưa ra được các bước bảo quản thức ăn. Đưa ra dược cách chế biến và bảo quản thức ăn | 1 | 4 | C23 | C4 | ||||||
CHỦ ĐỀ 8. CÔNG NGHỆ NUÔI THUỶ SẢN | 8 | 4 | 8 | 4 | |||||||
Bài 18. Kĩ thuật nuôi một số loài thuỷ sản phổ biến | Nhận biết | - Nhận biết được yếu tố ảnh hưởng đến mật độ thả nghêu. | - Nhận biết được thời điểm thích hợp thu hoạch nghêu | 2 | C9, 10 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được yếu tố không quan trọng trong việc tìm bãi nuôi nghêu | Chỉ ra được cách lựa chọn giống nghêu | 2 | C17, 19 | |||||||
Vận dụng | |||||||||||
Bài 19. Quy trình nuôi thuỷ sản theo quy chuẩn VietGAP. | Nhận biết | - Nhận biết được vật liệu được sử dụng trong trang thiết bị vật nuôi. | - Nhận biết được nguồn gốc giống thuỷ sản | 2 | C11, 12 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được tiêu chuẩn nuôi trồng | Chỉ ra được nguyên nhân cần kiểm tra nội bộ định kì cơ sở nuôi | Chỉ ra được những vẫn đề cần thiết khi nuôi trồng thuỷ sản | 1 | 4 | C18 | C2 | ||||
Vận dụng | Đưa ra được biến pháp khắc phục các hậu quả | 1 | C24 | ||||||||