Kênh giáo viên » Ngữ văn 9 » Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

Giáo án Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 dùng chung cho các bộ sách mới: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Bộ tài liệu soạn theo chủ đề bao gồm tóm tắt lí thuyết, câu hỏi và bài tập sẽ giúp học sinh ôn luyện nâng cao, ôn thi HSG đạt kết quả tốt. Giáo án tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn: ..../..../....

Ngày dạy: .../..../....

CHUYÊN ĐỀ: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở lớp 7 và 8.

- Hiểu thêm về một số kiểu bài nghị luận trong chương trình Ngữ văn 9: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; nghị luận về một tư tưởng đạo lí; nghị luận về tác phẩm thơ, truyện hoặc một đoạn trích trong tác phẩm văn học.

- Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận: kĩ năng xác định đề, kĩ năng lập ý, dựng đoạn, kĩ năng diễn đạt.

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức cho HS trong học tập môn Ngữ văn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, để hiểu về văn bản nghị luận.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

  •  Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến dạng bài văn học nghị luận.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về vấn đề.

  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

  • Năng lực đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà thơ.

  1. Về phẩm chất

  • Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận một cách khoa học.

  1. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

  2. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án;

  • Phiếu bài tập;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

  1. Chuẩn bị của HS: soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi, bảng nhiệm vụ học tập đã thực hiện tại nhà.

  2.  TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

  3.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học để trả lời nhanh các câu hỏi Giáo viên giao.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS nghiên cứu trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV đặt câu hỏi: Khi tiến hành tìm hiểu dạng bài nghị luận văn học, vấn đề em quan tâm nhất là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét chốt đáp án: HS tự do phát biểu cảm nhận của mình.

GV dẫn dắt vào bài: Nghị luận văn học là một chuyên đề khá rộng và sâu đòi hỏi chúng ta có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về các vấn đề. Đó có thể là các vấn đề nghị luận về tư tưởng đạo lí, về hiện tượng xã hội hoặc cũng có thể là nghị luận văn học.... 

B. ÔN TẬP KIẾN THỨC NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Hoạt động 1: Ôn tập các dạng nghị luận văn học

  1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng về các dạng nghị luận văn học.

  2. Nội dung: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập. 

  3. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 

  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Dạng bàn luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS triển khai giải quyết vấn đề:

+ Em hãy trình bày kĩ năng nhận thức đề cũng như các bước tiến hành viết bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS chia nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Dạng bàn luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

a. Kĩ năng nhận thức đề

Đối với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thì đề bài thường trích một câu trong văn bản để yêu cầu thí sinh bày tỏ ý kiến, bàn luận. Cũng có những đề bài không trích dẫn văn bản mà trực tiếp nên vấn đề cần nghị luận; hoặc đề yêu cầu người viết tự rút ra bài học, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong câu chuyện, trong đoạn thơ, ý thơ, ý nghĩa của câu châm ngôn, danh ngôn…... để trình bày suy nghĩ của bản thân…

b. Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

- Mở đoạn: (khoảng 2 dòng).

+ Dẫn dắt vào vấn đề: Để tạo sức hấp dẫn, cuốn hút và tạo ấn tượng cho người đọc, HS nên dẫn dắt từ một ý kiến, câu nói nổi tiếng, danh ngôn… có nội dung tương đồng hoặc tương phản với vấn đề cần nghị luận để vào bài (chú ý chọn câu nói ngắn nhất). Hoặc có thể chọn một câu nói liên quan đến vấn đề nghị luận ở trong ngữ liệu để dẫn dắt vào bài hoặc mở đoạn bằng suy ngẫm, trải nghiệm….

+ Nêu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.

* Lưu ý: Giữa phần dẫn và phần nêu vấn đề cần nghị luận phải có đường dẫn thể hiện sự liên kết chặt chẽ, thuyết phục.

VD 1: Mở đoạn bằng dẫn từ một nhận định tương đồng

“Chúng ta đều ở trong rãnh nước, nhưng có vài người biết ngước lên trời sao”.(Oscar Wilde). Quả vậy, cuộc sống thường bày ra cho ta những khó khăn, giới hạn. Bởi thế mà phần lớn chúng ta sẽ an phận với những “rãnh nước”, những gì là nhỏ bé, bình lặng. Chúng ta đâu biết rằng có ước mơ, hoài bão, khát vọng sẽ giúp ta bứt thoát ra khỏi những giới hạn của bản thân mà vươn tới các vì sao! Câu chuyện “..” sẽ đem đến những bài học bổ ích để chúng ta biết nuôi dưỡng ước mơ và biết làm thế nào để biến ước mơ trở thành hiện thực.

VD 2. Mở đoạn từ trải nghiệm, suy ngẫm.

Ta lặng ngắm một giọt nước long lanh nhưng cũng không nguôi say đắm với sự khoáng đạt của đại dương mênh mông. Ta bằng lòng với ánh sáng quen thuộc của ngọn đèn nhưng cũng không nguôi khao khát sự lấp lánh của những vì sao. Ta yêu mến một bông hoa nhỏ xinh nhưng cũng thèm được thả hồn với cánh đồng hoa bạt ngàn hương sắc… Quả vậy, cuộc sống mà không có ước mơ, khát vọng vươn tới những điều lớn lao, cuộc sống ấy sẽ nghèo nàn đi nhiều lắm! Câu chuyện “..” sẽ đem đến cho chúng ta những bài học bổ ích về biết nuôi dưỡng ước mơ và biết làm thế nào để biến ước mơ trở thành hiện thực.

- Thân đoạn:

* Bước 1: Giải thích ý nghĩa câu nói/ vấn đề nghị luận đề bài ra. - Yêu cầu:

+ Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý ( Từ khoá).

+ Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh ẩn ý trước rồi mới khái quát ý nghĩa của cả câu nói.

+ Nên dựa vào nôi dung phần đọc hiểu để giải thích từ ngữ, tránh suy diễn tùy tiện. Bởi vì có những câu nói khi đứng độc lập thì nó có ý nghĩa khác so với nghĩa trong văn cảnh.

- Nếu đề bài không trích dẫn câu nói thì chỉ cần giải thích ngắn gọn khái niệm/ vấn đề cần bàn luận.

* Bước 2: Bàn luận, nêu quan điểm của cá nhân (thấy đúng, sai hay cả đúng cả sai). Lý giải quan điểm đó (Vì sao đúng? Vì sao sai?). Yêu cầu:

+ Phân tách các vế của vấn đề nghị luận để xem xét cặn kẽ, thấu đáo.

+ Khi bàn luận, cần có căn cứ khách quan.

+ Minh chứng bằng dẫn chứng, ví dụ cụ thể (biểu hiện như thế nào?). Yêu cầu:

+ Dẫn chứng phải tiêu biểu, hợp lí, phục vụ cho việc bàn luận.

+ Nên kết hợp dẫn chứng lịch sử – hiện tại, trong nước – ngoài nước, người nổi tiếng – người bình thường… sao cho phong phú và có sức thuyết phục.

+ Một số cách nêu dẫn chứng thường gặp:

=> Cách 1: nêu số liệu (nên lấy những số liệu chính xác “những con số biết nói” được đưa ra bàn luận trên chương trình thời sự, trong các công trình nghiên cứu, các bài báo…).

=> Cách 2: nêu tấm gương điển hình, nổi tiếng (Ví dụ: Bác Hồ, thầy giáo Nguyễn

Ngọc Ký , Walt Disney, Bill Gate, …)

=> Cách 3: nêu lời nói của một người nổi tiếng.

(Ví dụ: “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu); nhà văn Nga Lev Tolstoi nói “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”; nhà văn Mark Twain từng nói: “Không có gì buồn hơn tiếng thở dài của người còn trẻ mà đã bi quan”).

=> Cách 4: Nêu các chương trình truyền hình thực tế: “Chắp cánh ước mơ”, “Lục lạc vàng”; “Trái tim cho em”, “Cặp lá yêu thương”…

=> Từ những dẫn chứng thực tế đúng đắn đó, các em chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội. Không phân tích dẫn chứng dài dòng.

+ Mở rộng vấn đề.

+ Một số cách mở rộng:

+ Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh. 

+ Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.

+ Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.

* Lưu ý:

+ Bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề: bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; ….

+ Trong các bước mở rộng, tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt, không nên cứng nhắc.

* Bước 3: Bài học nhận thức và hành động (Cần phải làm gì?).

+ Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống. Vì thế:

+ Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng, đạo lí mà đề bài yêu cầu bàn luận.

+ Bài học cần chân thành, giản dị, hướng tới tuổi trẻ, không sáo rỗng, hình thức.

+ Nên rút ra hai bài học, một bài học về nhận thức, một bài học về hành động

- Kết đoạn: 

Đưa ra một thông điệp hay một lời khuyên cho mọi người. HS có thể lấy một câu nói có ý nghĩa, tương đồng với vấn đề nghị luận ở trong phần đọc hiểu để chốt đoạn văn.

Ví dụ: Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình và hãy bắt tay vào thực hiện từ ngay hôm nay. Bởi không có gì là không thể làm nếu ta có đủ quyết tâm. “Đủ nắng hoa sẽ nở. Đủ gió chong chóng sẽ quay” và chắc chắn đủ ước mơ, đủ kiên trì bền bỉ bạn sẽ gặt hái được thành công. Hãy cháy lên để tỏa sáng!

Nhiệm vụ 2: Dạng bàn luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS triển khai giải quyết vấn đề:

+ Khi thực hiện bàn luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cần đảm bảo yêu cầu gì?

+ Trình bày kĩ năng trang bị kiến thức để viết đoạn văn nghị luận bàn về một sự việc hiện tượng? 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS chia nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

II. Dạng bàn luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

a. Kĩ năng nhận thức và phân loại dạng bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

+  Học sinh phải nhận thức đúng đắn được:nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn luận về những sự việc đáng khen, đáng chê hay đáng suy ngẫm… đặt ra trong đời sống xã hội, con người; có ý nghĩa với mọi người, với cộng đồng.

+ Học sinh phân loại được những sự việc, hiện tượng được bàn đến trong đoạn văn nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống.

+ Các hiện tượng tích cực trong đời sống. + Các hiện tượng tiêu cực trong đời sống. + Các hiện tượng hai mặt.

b. Kĩ năng trang bị kiến thức viết đoạn văn 200 chữ bàn luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

- Muốn làm tốt được dạng đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, các em nên ôn tập theo các chủ đề (nắm vững các vấn đề cần nghị luận trong từng chủ đề đó). Ví dụ:

+ Các sự việc, hiện tượng tích cực trong đời sống: tương thân tương ái, tự học thành tài…

+ Các sự việc, hiện tượng tiêu cực trong đời sống: ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, tai nạn giao thông, gian lân trong thi cử…

+ Các sự việc, hiện tượng hai mặt: đam mê thần tượng, du học rồi ở lại nước ngoài, mạng xã hội…

* Các em nên rèn luyện thói quen sưu tầm các câu danh ngôn, châm ngôn,… để vận dụng dẫn dắt vào phần mở đoạn hoặc kết đoạn. Các em nên thường xuyên đọc các câu chuyện trong “Quà tặng cuộc sống”, dành thời gian xem một số chương trình truyền hình thực tế… để có thêm kiến thức, sự hiểu biết, vốn sống,… để vận dụng trong khâu lấy dẫn chứng cho đoạn văn nghị luận xã hội.

c. Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ bàn về một sự việc, hiện tượng đời sống. 

* Kĩ năng viết phần mở đoạn.

- Dẫn dắt vào vấn đề: Dẫn dắt ngắn gọn, có sức thuyết phục cao để tạo sức hấp dẫn, cuốn hút và tạo ấn tượng cho người đọc. Các em có thể dẫn dắt từ một ý kiến, câu nói nổi tiếng, danh ngôn…có nội dung tương đồng hoặc tương phản với vấn đề cần nghị luận để vào bài. Hoặc các em có thể chọn một câu nói liên quan đến vấn đề nghị luận ở trong ngữ liệu để dẫn dắt vào bài.

- Nêu sự việc, hiện tượng đời sống cần nghị luận.

Lưu ý: Giữa phần dẫn và phần nêu vấn đề cần nghị luận phải có đường dẫn thể hiện sự liên kết chặt chẽ, thuyết phục.

* Kĩ năng viết phần thân đoạn: phần thân đoạn viết đoạn văn 200 chữ bàn về sự việc, hiện tượng đời sống thông thường các em cần tiến hành theo các bước sau:

+ Bước 1: Nêu rõ thực trạng, các biểu hiện cụ thể của hiện tượng trong đời sống (Nó như thế nào?).

+ Bước 2: Nêu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên (Nguyên nhân khách quan và chủ quan; Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp).

+ Bước 3: Nêu thái độ đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, kết quả – hậu quả, biểu dương – phê phán.

+ Bước 4: Biện pháp khắc phục hậu quả hoặc phát huy kết quả. (Cần phải làm gì?).

+ Bước 5: Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động cho mình.

* Kĩ năng viết phần kết đoạn:

+ Đưa ra thông điệp hay lời khuyên cho tất cả mọi người.

+ Các em có thể lấy một câu nói có ý nghĩa, tương đồng với vấn đề nghị luận ở trong phần đọc hiểu để chốt đoạn văn tạo ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

* Lưu ý: Trên đây chỉ là dàn ý chung cho đoạn văn bàn về hiện tượng đời sống. Tùy vào từng đề thi cụ thể, các em cần linh hoạt khi làm bài. Có những đề thi không nhất thiết phải triển khai đầy đủ các bước, có thể nhấn mạnh vấn đề đang bàn luận.

Ví dụ: Đề bài yêu cầu em hãy bình luận về nguyên nhân và giải pháp để khắc phục hiện tượng trên. Thì chúng ta cần làm rõ nguyên nhân và đề xuất được những giải pháp đúng đắn, thuyết phục người đọc. Những luận điểm phụ chỉ là tiền đề để triển khai luận điểm chính. Tránh viết chung chung, dàn trải, vừa tốn thời gian, vừa quá dung lượng và xa - lệch vấn đề nghị luận, mất điểm.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 

a. Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức về nghị luận văn học thông qua các dạng đề.

b. Nội dung: GV chuyển giao các dạng đề nghị luận văn học để HS trả lời củng cố kiến thức bài học. 

c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Câu 1:

“Sài Gòn hôm nay đầy nắng. Cái nắng gắt như thiêu như đốt khiến dòng người chạy bạt mạng hơn. Ai cũng muốn chạy cho nhanh để thoát khỏi cái nóng. Một người phụ nữ độ tuổi trung niên đeo trên vai chiếc ba lô thật lớn, tay còn xách giỏ trái cây. Phía sau bà là một thiếu niên. Cứ đi được một đoạn, người phụ nữ phải dừng lại nghỉ mệt. Bà lắc lắc cánh tay, xoay xoay bờ vai cho đỡ mỏi. Chiếc ba lô nặng oằn cả lưng. Chàng thiếu niên con bà bước lững thững, nhìn trời ngó đất. Cậu chẳng mảy may để ý đến những giọt mồ hôi đang thấm ướt vai áo mẹ. Chốc chốc thấy mẹ đi chậm hơn mình, cậu còn quay lại gắt gỏng: “Nhanh lên mẹ ơi! Mẹ làm gì mà đi chậm như rùa”.

             (Những câu chuyện xót xa về sự vô cảm của con trẻ - http://vietnamnet.vn)

Viết văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng được nhắc đến trong câu chuyện trên.

Câu 2:

Viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Gợi ý:

Câu 1:

a. Mở bài

Ta có gợi ý mở bài như sau: “Trong cuộc sống, nếu như chúng ta có sự quan tâm lẫn nhau, biết suy nghĩ về nhau thì cuộc đời sẽ đẹp biết bao. Thế nhưng, hiện nay sự thờ ơ vô cảm của giới trẻ đang xuất hiện ngày càng nhiều. Những câu chuyện xót xa về sự vô cảm của con trẻ được đăng trên vietnamnet.vn đã gợi cho chúng ta nhiều suy tư về quan niệm sống trong xã hội.

b. Thân bài

- Giải thích

+ Thế nào là thờ ơ, vô cảm?

+ Những hiện tượng vô cảm, thờ ơ trong gia đình hiện nay được biểu hiện như thế nào? (tóm tắt lại văn bản một cách ngắn gọn, rút ra vấn đề).

- Bàn luận

+ Thực trạng: Thờ ơ, vô tâm; quát mắng cha mẹ; đánh đập, thậm chí làm người thân tổn thương vì những hành vi bạo lực,...

+ Hậu quả: Con người trở nên lãnh cảm với mọi thứ, tình cảm thiếu thốn dễ nảy sinh tội ác, khó hình thành nhân cách tốt đẹp; gia đình thiếu hơi ấm, nguội lạnh, thiếu hạnh phúc, dễ gây bất hòa; sự vô cảm, cái ác sẽ thống trị và nhân lên trong xã hội,...

+ Nguyên nhân:

* Bản thân (thiếu ý thức chia sẻ gian khó với mọi người xung quanh, chỉ biết vụ lợi…).

* Gia đình (cha mẹ quá nuông chìu con cái, thiếu giáo dục ý thức cộng đồng cho con cái…).

* Nhà trường (chỉ chăm lo dạy chữ mà coi nhẹ việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng tình cảm cho học sinh...).

* Xã hội (sự phát triển không ngừng của khoa học, con người trở nên xơ cứng, chỉ nghĩ đến cá nhân, thiếu ý thức cộng đồng...).

- Phê phán

+ Những biểu hiện lạnh lùng vô cảm.

+ Đề cao thái độ đồng cảm, tình người.

+ Nêu dẫn chứng.

- Bài học nhận thức và hành động

+ Về nhận thức: đây là một vấn đề xấu nhiều tác hại mà mỗi chúng ta cần đấu tranh và loại bỏ ra khỏi bản thân mình và xã hội.

+ Về hành động, cần học tập và rèn luyện nhân cách, sống cao đẹp, chan hòa, chia sẻ, có ý thức cộng đồng.

c. Kết bài

Quan tâm, chia sẻ với mọi người chung quanh để đầy ý nghĩa.

Câu 2: 

a. Mở bài

Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu là khó khăn và thử thách. Nếu chúng ta hèn nhát và yếu đuối chắc chắn sẽ gặp thất bại nhưng với ý chí và nghị lực vượt qua mọi gian khó thì con đường vươn đến thành công sẽ mở ra trước mắt. Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã ghi lại trong những dòng nhật ký đầy máu, nước mắt và niềm tin: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Đó là giá trị chân lý sống, là con đường vươn tới tương lai.

b. Thân bài

- Trong trường hợp đề chỉ yêu cầu bàn về đức tính của con người.

Ví dụ: Cho mẩu chuyện sau: “Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Đang bò, kiến gặp phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình”. Bằng một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa mẩu chuyện trên.

- Trước hết, ta cần tìm hiểu thông điệp câu chuyện gửi đến: Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính và dự định của con người. Vì vậy, mỗi người cần phải có nghị lực, sáng tạo để vượt qua.

- Giải thích ý nghĩa truyện:

+ Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến cố có thể xảy ra đến với con người bất kì lúc nào.

+ Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ và nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đó là biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình.

- Bàn luận

+ Thực tế: những người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình sẽ vươn đế thành công.

+ Tại sao con người cần có nghị lực trong cuộc sống?

Cuộc sồng không phải lúc nào cũng êm ả, xuôi nguồn mà luôn có những biến động, những gian truân thử thách. Con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin. Dẫn chứng: Lê Lợi mười năm nếm mật nằm gai đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng lợi.

- Phê phán những quan niệm, suy nghĩ sai trái:

+ Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những người bi quan, chán nản, than vãn, buông xuôi, ỷ lại, hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, đổ lỗi cho số phận…. cho dù những khó khăn ấy chưa phải là tất cả.

+ Dẫn chứng (lấy từ thực tế cuộc sống).

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Về nhận thức: Khi đứng trước thử thách cuộc đời cần bình tĩnh, linh hoạt, nhạy bén tìm ra hướng giải quyết tốt nhất (chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo).

+ Về hành động: Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn.

c. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.

- Liên hệ.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a. Mục tiêu: HS thực hiện giải một số đề thi HSG.

b. Nội dung: GV chuyển giao các dạng đề thi HSG để HS thực hiện giải.

c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

ĐỀ 1

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong các mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn... Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa... Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, Tập 2 -Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, trang 02)

Câu 1 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về câu nói: “đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng.”?

Câu 2 (1,0 điểm). Em có đồng ý với ý kiến: “hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin” không? Vì sao?

Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: “Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa…

Câu 4 (1,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích em hãy chia sẻ cách ứng xử của bản thân sau khi gặp thất bại?

II. VIẾT (16,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc phát huy giá trị của bản thân.

Câu 2 (12,0 điểm). Nhà thơ Tố Hữu nhận định: “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ “Tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn” nhà thơ Đỗ Trung Quân qua bài thơ sau:

Bài học đầu cho con

Quê hương là gì hở mẹ     Quê hương là cầu tre nhỏ

Mà cô giáo dạy phải yêu   Mẹ về nón lá nghiêng che

Quê hương là gì hở mẹ     Là hương hoa đồng cỏ nội

Ai đi xa cũng nhớ nhiều   Bay trong giấc ngủ đêm hè

 

Quê hương là chùm khế ngọt      Quê hương là vàng hoa bí

Cho con trèo hái mỗi ngày             Là hồng tím giậu mồng tơi

Quê hương là đường đi học        Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Con về rợp bướm vàng bay         Màu hoa sen trắng tinh khôi

 

Quê hương là con diều biếc         Quê hương mỗi người chỉ một

                Tuổi thơ con thả trên đồng             Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương là con đò nhỏ            Quê hương nếu ai không nhớ…

Êm đềm khua nước ven sông

(Đỗ Trung Quân, tập thơ Cỏ hoa cần gặp, NXB Thuận Hóa - Huế, 1991)

Chú thích:

- Nhà thơ Trung Quân sinh năm 1955. Sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông vào học tại Viện Đại học Vạn Hạnh, là Hội viên hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1997.

- Đỗ Trung Quân tham gia Thanh niên xung phong từ năm 1976 đến năm 1980, sau đó về công tác tại báo Tuổi trẻ. Ngoài sáng tác văn học, Đỗ Trung Quân còn trình bày bìa sách, minh hoạ sách báo, làm MC cho những chương trình ca nhạc, làm diễn viên cho một số phim truyền hình.

- Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như: Bài học đầu cho con (Quê hương), Phượng hồng, Hương tràm, Khúc mưa, Những bông hoa trên tuyến lửa,...

- Bài thơ “Bài học đầu cho con” lúc đầu được làm đề tặng bé Quỳnh Anh (con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, khi đó mới một tuổi), đăng lần đầu năm 1986 trên báo Khăn quàng đỏ. Khi đăng bài này thì người biên tập (Việt Nga, con của nhà thơ Lê Giang) có bỏ một vài đoạn và thêm một câu “Sẽ không lớn nổi thành người” ở cuối cùng. Bài thơ đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc và trở thành ca khúc nổi tiếng: “Quê hương”

Hết

 

ĐỀ 2

Câu 1. Đọc hiểu văn bản ( 8,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất mầu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: “Tôi muốn lớn lên. Tôi muốn bén rễ sâu vào lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất đá cứng phía trên. Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân. Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời tỏa trên gương mặt tôi”. Và rồi hạt mầm mọc lên. 

Hạt mầm thứ hai bảo: “ Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Nếu tôi xuyên qua lớp đất cứng phía trên, có thể tôi sẽ làm hỏng những chồi non mong manh của mình. Và giả như những chồi non của tôi có mọc lên, đám ốc sên sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy. Không, tốt hơn là tôi nên nằm ở đây cho đến khi thật an toàn đã”. Và rồi hạt mầm chờ đợi. Một buổi sáng mùa xuân, một chú gà đi loanh quanh đào bới tìm thức ăn, thấy hạt mầm lạc lõng ấy bèn mổ ngay lập tức.

                  ( Theo Hạt giống tâm hồn, Fisrt New và NXB Tổng hợp TP HCM)

Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về lòng dũng cảm.

Câu 2: (12,0 điểm)

Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sĩ gửi đến cho bạn đọc”.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng một trải nghiệm văn học em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

ĐỀ 3

Câu 1 (5,0 điểm) 

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt

Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng

Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng

Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn

Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm

Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công

Anh tên gì hỡi Anh yêu quý

Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng

Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ

Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:

Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.

Tên Anh đã thành tên đất nước

Ôi anh Giải phóng quân!

Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt

Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân

​ (3/1968)

(Dáng đứng Việt Nam, Thơ Lê Anh Xuân *, NXB Giáo Dục,1981)

Chú thích:

- Tác giả Lê Anh Xuân (1940 – 1968), là một nhà thơ Việt Nam. Tên thật của ông là Ca Lê Hiển, sinh ra trong một gia đình yêu nước tại Bến Tre. Năm 14 tuổi, ông theo gia đình ra Bắc tập kết, học phổ thông, sau đó học Khoa Sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cuối năm 1964, ông về chiến trường miền Nam, công tác ở Tiểu ban Giáo dục, sau chuyển về Hội Văn nghệ Giải phóng.

- Hoàn cảnh sáng tác: “Dáng đứng Việt Nam” là thi phẩm cuối cùng của nhà thơ- chiến sĩ Lê Anh Xuân, được viết tháng 3/1968, trong những ngày khói lửa của cuộc Tổng tiến công mùa xuân Mậu Thân. Tác giả hi sinh hai tháng sau đó tại vùng phụ cận Sài Gòn vào tuổi đời còn rất trẻ, để lại mùa xuân cuộc đời cho mùa xuân đất nước.

a. (1,0 điểm) Nhân vật “Anh” trong bài thơ này là ai? “Anh” được miêu tả trong hoàn cảnh nào?

b. (0,5 điểm) Xác định 02 từ láy có trong bài thơ.

c. (1,5 điểm) Xác định và phân tích tác dụng biện pháp tu từ sử dụng trong bốn câu thơ in đậm trong bài thơ trên.

d. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau: “Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhứt / Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”

e. (1,0 điểm) Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với Tổ quốc? (trình bày khoảng 5 câu)

Câu 2 (5,0 điểm): 

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến:  “Hãy làm chủ ý chí và làm đầy tớ cho lương tâm

Câu 3 (10,0 điểm)

Nhà thơ Bằng Việt cho rằng: "Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ là tình cảm"

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân để làm sáng tỏ nhận định trên.

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Gợi ý: 

ĐỀ 1:

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

 

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

4,0

 

 

 

1

Cách hiểu về câu nói: “đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng”: Khi gặp phải một vài thất bại đầu đời, nhiều người có thể cảm thấy cả thế giới như sụp đổ vì họ không đủ sức để chịu đựng sự thật phũ phàng, không đủ bản lĩnh để đối diện với những gì đã diễn ra, đi ngược với niềm hy vọng của họ.

HS có thể có cách hiểu khác nhưng phải tích cực và phù hợp với nội dung đoạn trích

 

 

1,0

 

 

2

  • HS đồng ý!

+ Khi có lòng tin vào những ước mơ con người biết phấn đấu để đạt được những ước mơ đó.

+ Niềm tin đối với mỗi chúng ta là vô cùng quan trọng, dù có khó khăn thì chúng ta đều không được lùi bước mà phải tin tưởng vào tương lai.

HS có thể có cách diễn đạt khác

 

 

1,0

 

 

3

- Biện pháp tu từ ẩn dụ: Cầu vồng (thành công), cơn mưa (khó khăn, thất bại)

- Tác dụng:

+ Muốn có được thành công phải trải qua những thất bại, khó khăn, thử thách,….

+ Làm cho câu văn giàu hình ảnh, tăng sự thuyết phục cho người đọc, người nghe.

 

 

1,0

 

 

 

4

HS chia sẻ các cách làm nhưng phải bám sát đoạn trích và phù hợp với chuẩn mực đạo đức. VD có thể tham khảo các cách sau:

  • Tìm hiểu nguyên nhân thất bại

  • Phải đối diện với thất bại và thừa nhận nó.

  • Có thái độ phù hợp: tích cực, không bi quan

  • Từ thất bại rút ra bài học kinh nghiệm, học hỏi thêm để hoàn thiện bản thân

  • Đừng ngồi yên quá lâu, đứng dậy tiếp tục lập kế hoạch và hành động…

 

 

 

1,5

II. VIẾT

16,0

 

 

 

 

 

 

 

1

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc phát huy giá trị của bản thân.

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân đoạn làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai

được luận điểm; Kết đoạn khái quát được nội dung nghị luận.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nêu được sự cần thiết của việc

phát huy giá trị của bản thân.

0.25

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

  • Giá trị của bản thân là ý nghĩa, sự tồn tại, là nội lực riêng của mỗi người; là ưu điểm vượt trội so với người khác khiến mình có dấu ấn riêng không trộn lẫn với người khác.

→ Mỗi người hãy phát huy giá trị của riêng mình.

  • Phát huy giá trị bản thân giúp chúng ta tự tin hơn với chính mình

  • Phát huy giá trị bản thân góp phần xây dựng xã hội phát triển

  • Đó cũng là cách để ta không ngừng nỗ lực vươn lên

 

 

 

3,0

 

 

  • Phê phán những người rụt rè, thiếu tự tin…

  • HS lấy dẫn chứng

 

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, có sự sáng tạo riêng của người

viết

0,25

e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp

tiếng Việt

0,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nhà thơ Tố Hữu nhận định: “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ “Tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn” nhà thơ Đỗ Trung Quân

qua bài thơ sau:

 

12,0

a. Đảm bảo thể thức, bố cục của bài văn.

0, 5

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: “Tiếng nói hồn nhiên nhất của

tâm hồn” nhà thơ Đỗ Trung Quân qua bài thơ “Bài học đầu cho con”

1,0

c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm phù hợp, sắp xếp các luận điểm theo một trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một vài gợi ý:

*Giải thích:

  • Ý kiến của nhà thơ Tố Hữu bàn về đặc trưng của thơ ca.

  • “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn” nghĩa là thơ là sự rung động của trái tim, là tiếng lòng, thể hiện tâm tư tình cảm của con người, là phương thức để thi nhân bộc lộ thế giới nội tâm, còn người đọc thì cảm nhận và tìm thấy mình trong đó.

  • Nói đến thơ ca là nói đến cảm xúc. Cảm xúc vừa là cội nguồn của thơ ca vừa là nguyên liệu chính tạo nên giá trị cho thơ. Cảm xúc làm cho những ngôn từ bình thường trở nên có hồn hơn, lung linh hơn, dễ thẩm thấu vào lòng người đọc hơn.

  • Tình cảm trong thơ vô cùng phong phú, với nhiều cung bậc cảm xúc và cũng chính là linh hồn, là mạch sống, là hơi thở của thi ca; chính nhờ nó mà lời thơ, tứ thơ, hình tượng trong thơ trở thành biểu tượng

của tư duy, tình và cảnh hòa nhịp tự nhiên, sống động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

*Chứng minh qua bài thơ “Bài học đầu cho con” của Đỗ Trung Quân

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm

1,0

Luận điểm 1. “Tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn” nhà thơ Đỗ Trung Quân trong bài thơ “Bài học đầu cho con” là tiếng nói yêu quê hương đất nước tha thiết.

  • Quê hương là nỗi nhớ mong, là những điều giản dị mà ai đi xa cũng nhớ nhiều.

  • Quê hương nơi ta đã đi qua thời thơ dại với chùm khế ngọt, với con đường đến trường rợp bướm vàng bay.

  • Quê hương bình dị như con diều biếc, những cánh đồng bát ngát hương lúa, là con đò nhỏ khua nước bên dòng sông

  • Quê hương là cầu tre nhỏ là người mẹ, là hương hoa đồng cỏ nội...

  • Quê hương của Đỗ Trung Quân cũng đẹp tựa như thế với hoa bí vàng, giậu mồng tơi, là những cánh hoa râm bụt, là đóa sen trắng tinh khiết…. là tất cả những gì thân thương, trìu mến khiến ai đi xa cũng nhớ về.

  • Quê hương ấm áp, ngọt ngào như dòng sữa mẹ, nuôi lớn ta từng ngày,

từng ngày. Từ “chỉ một” như muốn nhắc nhở chúng ta, quê hương là duy nhất, nếu ai không nhớ quê hương, nhớ về cội nguồn, gốc rễ, thì….

 

 

 

 

 

 

 

3,0

 

 

hẳn “sẽ không lớn nổi thành người” - không bao giờ trưởng thành được. Qua bài thơ nhà thơ muốn nhắc nhở tầm quan trọng của quê hương đối với con người, quê hương là nguồn gốc, là hành trang để con người trưởng thành.

- Quê hương trong thơ của Đỗ Trung Quân không chỉ đơn thuần là những hình ảnh của một vùng quê sông nước, mà còn chất chứa tâm hồn dân tộc. Bài thơ giàu nhạc điệu và cảm xúc nên đã được nhạc sĩ

Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành bài hát quen thuộc “Quê hương”.

 

Luận điểm 2.“Tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn” trong bài thơ “Bài học đầu cho con” của Đỗ Trung Quân còn được thể hiện qua hình thức nghệ thuật đặc sắc.

  • Thể thơ sáu chữ

  • Vần nhịp

  • Biện pháp tu từ: điệp cấu trúc, liệt kê, …

  • Hình ảnh thơ sống động, gần gũi

  • Âm điệu bài thơ du dương, dịu nhẹ, lan trải

  • Có thể mở rộng về đề tài quê hương, liên hệ tình cảm của bản thân với quê hương.

 

 

 

2,5

* Đánh giá

- Ý kiến của nhà thơ Tố Hữu là hoàn toàn đúng đắn. Bởi lẽ, tình cảm trong thơ xuất phát từ cái nhìn cô đọng sâu lắng, là kết tinh chuỗi rung động của thi nhân về cuộc đời và là bản hòa ca vượt qua không gian, thời gian đi vào lòng độc giả. Tình cảm và lý trí hoà quyện trong nhau, là nòng cốt khiến thơ hoàn thiện hơn về nghệ thuật, chân thành về tình cảm, trong sáng về ngôn từ và hình ảnh. Bài thơ “Bài học đầu cho con” là “tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn” nhà thơ Đỗ Trung Quân về

quê hương.

 

 

 

1,0

d. Khẳng định lại vấn đề

1,0

e. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, có sự sáng tạo riêng của người

viết

0,75

g. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp

tiếng Việt

0,25

 

ĐỀ 2

Câu

Nội dung

Điểm

1

a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn

0.25

b. Xác định đúng yêu cầu nghị luận: Lòng dũng cảm.

0,25

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần diễn đạt sáng rõ, thuyết phục. Có thể theo các định hướng sau: 

- Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận: Lòng dũng cảm trong cuộc sống của con người. 

- Giải thích: "Dũng cảm" là không sợ hiểm nguy, khó khăn, dám đương đầu với những thách thức, nghịch cảnh để hướng đến những điều tốt đẹp. 

- Biểu hiện: 

+ Người có lòng dũng cảm sẽ không chùn bước trước những khó khăn, thất bại, họ sẽ mạnh mẽ tiến lên phía trước mà không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. 

+ Trong kháng chiến. 

+ Trong cuộc sống thường nhật. 

- Ý nghĩa của lòng dũng cảm:

+ Là nguồn động lực to lớn giúp con người mạnh mẽ, kiên cường vượt qua những khó khăn, chinh phục những mục tiêu cao đẹp của cuộc sống. 

+ Lòng dũng cảm không chỉ tạo ra nguồn năng lượng sống mạnh mẽ mà còn rèn luyện bản lĩnh sống, sự bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. 

+ Lòng dũng cảm giúp con người tạo dựng những giá trị sống tốt đẹp. 

+ Lòng dũng cảm thôi thúc con người hành động, mang đến bản lĩnh và sự tự tin để để chiến thắng mọi khó khăn, thách thức. 

- Phản đề:

+ Không có lòng dũng cảm sẽ trở nên yếu đuối, nhu nhược, luôn bị động trước những tác động của cuộc sống.

+ Cần phân biệt giữa lòng dũng cảm với sự liều lĩnh, cố chấp hành động một cách mù quáng. 

- Bài học nhận thức hành động: 

+ Cố gắng rèn luyện năng lực và trí tuệ để bồi đắp lòng dũng cảm, hướng đến hoàn thiện bản thân, trở thành những người có ích cho xã hội. 

+ Sống mạnh mẽ, tự tin, dám đương đầu với những khó khăn. 

+ Dám đấu tranh chống lại cái xấu, cái tiêu cực. 

d. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ. 

e. Sáng tạo, diễn đạt: Độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề đặt ra. 

 

0,5

 

1,0

 

1,0

 

0,5

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

0,5

 

0,5

 

0,25

 

 

0,25

 

 

0,25

0,25

0,25

 

0,25

2

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ 3 phần. Phần mở bài nêu được vấn đề, phần thân bài triển khai được vấn đề, phần kết bài khái quát, kết thúc vấn đề. 

0,5

2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sĩ gửi đến cho bạn đọc”. 

0,5

3. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể trình bầy nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo một số ý sau:

a. Mở bài: 

Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nhận định.

b. Thân bài:

* Giải thích nhận định: 

- Tác phẩm văn học: Là con đẻ tinh thần của nhà văn, nói cách khác nhà văn là người sáng tạo ra tác phẩm văn học.

- Nhà văn lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống, bằng tài năng sáng tác văn chương mà phản ánh cuộc sống đó trong tác phẩm của mình.

- Bức thông điệp nhà văn gửi đến cho bạn đọc: Sự phản ánh của nhà văn qua tác phẩm không phải là chụp ảnh, đồ lại hiện thực, đó là quá trình phản ánh có chọn lọc, có cảm xúc, suy ngẫm. Thông qua bức tranh về hiện thực cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm, nhà văn thể hiện một cách nhìn một cách nghĩ, một lời nhắn nhủ đến cho bạn đọc.

-> Ý kiến cho rằng mỗi tác phẩm văn học là bức thông điệp mà người nghệ sỹ gửi cho bạn đọc là đúng, thể hiện sự am hiểu sâu sắc về mối quan hệ giữa tác phẩm với bạn đọc.

*Phân tích chứng minh bức thông điệp trong 1 văn bản cụ thể

- Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm: (dẫn chứng)

Phân tích nội dung, nghệ thuật tác phẩm để làm nổi bật thông điệp (dẫn chứng)

* Đánh giá khái quát

- Bức thông điệp mà nhà văn gửi đến cho người đọc đã được đón nhận và nó làm lay động trái tim bạn đọc.

- Khẳng định sự cần thiết phải đọc tác phẩm văn học.

c. Kết bài: Khái quát lại giá trị, ý nghĩa của nhận định.

4. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ. 

5. Sáng tạo, diễn đạt: Độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề đặt ra. 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

0,5

 

 

0,5

 

 

1,5

 

 

1,0

3,0

 

 

1,0

 

1,0

0,5

0,5

 

0,5

ĐỀ 3

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

 

 

 

1

 

 

Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc đoạn trích.

5,0

a

- Nhân vật “Anh” trong bài thơ này là anh giải phóng quân. 

- “Anh” được miêu tả trong hoàn cảnh: chết trong khi đang đứng bắn giặc tại sân bay Tân Sơn Nhất.

0,5

0.5

b

- Xác định từ láy có trong bài thơ: hốt hoảng, bát ngát,…

1,5

c

- Biện pháp tu từ: Điệp ngữ, so sánh.

+ Điệp ngữ: “Anh”

+ So sánh: Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng, như đôi dép.

Tác dụng

+ Tăng sức biểu đạt, gợi hình, gợi cảm, ấn tượng với người đọc.

+ Tạo nhịp điệu thiết tha và nhấn mạnh, làm nổi bật tư thế hiên ngang, bất khuất của anh giải phóng quân.

+ Tác giả bày tỏ lòng ngưỡng mộ, biết ơn với hình ảnh cao đẹp ấy.

+ Gợi gợi trong mỗi người tình cảm yêu quý, cảm phục và biết ơn.

1,5

d

- Ý nghĩa hai câu thơ sau: “Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhứt / Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”.

+ Sự hi sinh anh dũng của người chiến sĩ giải phóng quân đem lại niềm tin tất thắng, đất nước Việt Nam sẽ hoà bình, tràn ngập sắc xuân.

1,0

 

 

e

- HS bày tỏ suy nghĩ về tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với Tổ quốc.

- Hình thức đủ 5 câu.

1.0

 

 

VIẾT

15.0

2

 

Có ý kiến cho rằng: “Hãy làm chủ ý chí và làm đầy tớ cho lương tâm

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên?

- HS xác định dúng VĐNL 

- Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc 

- Nội dung đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Giải thích 

- Ý chí: khả năng xác định mục đích cho hành động và quyết tâm đạt cho được mục đích đặt ra.

->Làm chủ ý chí:  năng lực điều khiển ý chí để đi đến đích mà con người đã lựa chọn

- Lương tâm: yếu tố nội tâm tạo cho mỗi người khả năng tự đánh giá hành vi của mình về mặt đạo đức, và do đó tự điều chỉnh hành vi của mình

(Từ điển Tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên, tr 770)

->Làm đầy tớ cho lương tâm: Để suy nghĩ và hành động của mình chịu sự chi phối, dẫn dắt, điều khiển của lương tâm

=> Ý kiến mang đến cho mỗi người bài học về lối sống đúng, sống thiện, sống đẹp trong cuộc đời.

2. Bàn luận 

- Tại sao phải làm chủ ý chí?

+ Phát huy được sức mạnh của bản thân và quan trọng hơn hướng được sức mạnh đó vào mục tiêu đã chọn.

+ Đưa ra những quyết định kịp thời, đúng đắn mà không có những dao động không cần thiết, vì vậy dễ tận dụng được cơ hội.

+ Biết chịu đựng và khắc phục những điều kiện không thuận lợi, không hoang mang trước khó khăn, kiên trì đến cùng với ý tinh thần dám làm, dám chịu…

- Tại sao cần phải làm đầy tớ cho lương tâm?

+ Vì lương tâm dựa trên lòng tốt, ý thức đạo đức nên khi thuận theo lương tâm sẽ giúp con người luôn hướng đến cái thiện, tránh được những điều xấu xa, đen tối,  trái với đạo đức làm người.

+ Làm đầy tớ cho lương tâm sẽ góp phần tạo dựng một xã hội lành mạnh, trong sạch.

3. Mở rộng 

 Phê phán những con người:

+ Thiếu ý chí, sống theo bản năng, hoặc nhu nhược, buông xuôi theo số phận 

+ Sống tàn nhẫn, ích kỷ, vi phạm những chuẩn mực đạo đức của xã hội.

+ Đáng sợ hơn, vừa thiếu ý chí, vừa chẳng có lương tâm. Đó thực sự là lối sống nguy hại cần phải loại bỏ khỏi xã hội.

4. Rút ra bài học cho bản thân 

- Sáng tạo

- Chữ viết trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, dấu câu,…

 

 

 

0.25

0.25

 

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

0.25

0.25

 

 

3

 

- HS xác định dúng VĐNL 

- Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc 

- Nội dung đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Giải thích ý kiến của Bằng Việt

- Tiêu chuẩn: thước đo, chuẩn mực đánh giá một đối tượng. Có nhiều loại tiêu chuẩn khác nhau và các tiêu chuẩn có thể thay đổi theo thời gian 

- Tiêu chuẩn vĩnh cửu: thước đo, chuẩn mực có giá trị bất biến, đúng với mọi thời đại 

- Cảm xúc: những cung bậc tình cảm, tâm trạng con người

 -> Bản chất ý kiến của Bằng Việt: khẳng định thước đo để đánh giá giá trị tác phẩm thơ ca ở mọi thời đại là yếu tố tình cảm, cảm xúc 

2. Bàn luận

* Đó là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn.

* Vì sao nói tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc?

- Xuất phát từ đặc trưng thơ ca: 

+ Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, nếu không có cảm xúc thì người nghệ sĩ không thể sáng tạo nên những vần thơ hay, ngôn từ sẽ chỉ là những xác chữ vô hồn nằm thẳng đơ trên trang giấy, nói như Ngô Thì Nhậm, thi sĩ phải “xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” 

+ Văn học phản ánh đời sống con người, với thơ ca cuộc sống không chỉ là hiện thực xã hội bên ngoài mà còn là đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú của chính nhà thơ: “Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim” 

+ Cảm xúc trong thơ cũng không phải thứ cảm xúc nhàn nhạt. Đó phải là tình cảm ở mức độ mãnh liệt nhất thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút sáng tạo. Nhà thơ phải sống thật sâu với cuộc đời mới có thể viết nên những vần thơ có giá trị của sự trải nghiệm (“Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy”)

- Xuất phát từ qui luật tiếp nhận văn học, trong đó có thơ ca: bạn đọc tìm đến với thơ là tìm đến tiếng nói đồng điệu, đi tìm hồn mình trên trang viết nhà thơ, nói như Tố Hữu “Thơ là một điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu”. Vì vậy nếu những tình cảm, cảm xúc được bộc lộ trong thơ không chân thành, sâu sắc, ám ảnh thì sẽ không thể tạo nên sự đồng cảm ở độc giả, cũng có nghĩa là thơ sẽ thiếu sức sống.

- Thực tế văn học: ….

3. Chứng minh (5 điểm): Phân tích bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân

-   Khái quát: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Chứng minh:

+ LĐ 1: Bài thơ là tiếng nói xót thương trước sự ra đi anh dũng của người giải phóng quân (PT thơ làm rõ LĐ).

+ LĐ 2:  Bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào, khâm phục, biết ơn (PT thơ làm rõ LĐ).

+ LĐ 3: Bài thơ còn thể hiện niềm tin vào ngày mai giải phòng, đất nước hoà bình, ngập tràn mùa xuân

4. Đánh giá 

 * Ý kiến của Bằng Việt

 - Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn. Nó không chỉ đúng với mọi thời đại, mọi dân tộc mà còn đúng với mọi loại hình thơ ca 

- Bằng Việt chỉ đề cao cảm xúc chứ không hề tuyệt đối hóa vai trò của cảm xúc, coi nhẹ tài năng của người cầm bút. Nếu chỉ có cảm xúc tuôn trào mà không có tài năng thơ ca đủ độ chín, câu chữ, tứ thơ non nớt, vụng về thì cũng không thể có thơ hay và cảm xúc của thi sĩ cũng không thể chuyển tải trọn vẹn đến người đọc 

- Ý kiến có giá trị với cả hoạt động sáng tác và tiếp nhận thơ ca: thi sĩ trước hết phải là người có tâm hồn giàu rung cảm, sống sâu sắc, trọn vẹn với từng khoảnh khắc cuộc đời để có những cảm xúc mãnh liệt, dồi dào trên mỗi trang thơ; độc giả tìm đến với thơ ca trước hết cần lắng lòng mình để cảm nhận những nỗi niềm tâm sự người nghệ sĩ gửi vào trang viết 

* Bài thơ: “Chái bếp” của Lý Hữu Lương: tác phẩm hay, là minh chứng thuyết phục cho ý kiến của Bằng Việt.

- Sáng tạo 

- Chữ viết trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, dấu câu,…

 

0.5

0.5

 

1.0

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.0

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

0.25

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG

  • Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tài liệu xây dựng kế hoạch theo từng chuyên đề, đa dạng bài tập từ cơ bản đền nâng cao, bám sát vào cấu trúc đề thi HSG các năm

PHÍ GIÁO ÁN

  • 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Từ khóa: giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9, giáo án dạy HSG môn Ngữ văn 9, tài liệu ôn luyện HSG Ngữ văn 9

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay