Trắc nghiệm đúng sai Công dân 8 kết nối Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục công dân 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án công dân 8 kết nối tri thức

BÀI 3: LAO ĐỘNG CẦN CÙ, SÁNG TẠO

Câu 1: Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về ý nghĩa của lao động cần cù, sáng tạo?

a) Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

b) Lao động sáng tạo chỉ cần thiết trong một số ngành nghề nhất định

c) Lao động sáng tạo không tạo ra thành quả cao trong công việc.

d) Tạo ra được nhiều giá trị vật chất, tinh thần góp phần cải thiện và nâng cao đời sống.

Đáp án:

a) Đúng

b) Sai

c) Sai

d) Đúng

Câu 2: Đọc các trường hợp dưới đây. Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai khi nói về trường hợp lao động cần cù, sáng tạo? 

a) Lan thường xuyên làm bài tập về nhà và luôn tự tìm cách giải quyết bài khó trước khi nhờ sự giúp đỡ của giáo viên hoặc bạn bè.

b) Nam đi làm mỗi ngày và thường lười biếng, chỉ hoàn thành công việc khi bị nhắc nhở.

c) Minh luôn chủ động nghiên cứu thêm tài liệu và tự học để nâng cao kiến ​​thức, phát triển bản thân.

d) Linh chỉ làm đủ số lượng công việc yêu cầu, không bao giờ cố gắng hoàn thành nhiều hơn hoặc học thêm các kỹ năng mới.

Đáp án:

Câu 3: Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về biểu hiện của lao động cần cù, sáng tạo?

a) Luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả

b) Chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên.

c) Chỉ cần cố gắng hoàn thành công việc, không quan tâm đến kết quả.

d) Chỉ có những người có tài năng bẩm sinh mới có thể lao động sáng tạo.

Đáp án:

Câu 4: Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về những việc học sinh nên làm để phát huy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo?

a) Khi gặp bài tập khó, học sinh nên bỏ qua và đợi giáo viên hướng dẫn trực tiếp.

b) Học sinh chỉ nên làm những bài tập trong sách giáo khoa và không cần tìm hiểu thêm tài liệu bên ngoài.

c) Cần phải quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động.

d) Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.

Đáp án:

Câu 5: Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về khái niệm của lao động cần cù, sáng tạo?

a) Lao động cần cù là chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc.

b) Lao động sáng tạo là luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.

c) Lao động cần cù là chỉ cần làm việc không ngừng nghỉ, bất kể kết quả.

d) Người lao động sáng tạo không cần phải cần cù, chỉ cần nghĩ ra ý tưởng mới là đủ.

Đáp án:

Câu 6: Em hãy cho biết đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về biểu hiện của một người KHÔNG lao động cần cù, sáng tạo?

a) Trì hoãn công việc, không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn..

b) Luôn tìm cách cải tiến, làm mới công việc của mình.

c) Dễ từ bỏ khi gặp khó khăn hoặc thử thách.

d) Chủ động tìm cách cải thiện kết quả công việc.

Đáp án:

Câu 7: Em hãy cho biết đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về những lợi ích mà người lao động cần cù, sáng tạo nhận được?

a) Được mọi người yêu quý và tôn trọng.

b) Chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

c) Có thể gặt hái được những thành tích cao trong học tập và công việc.

d) Bị những người xung quanh xa lánh.

Đáp án:

Câu 8: Em hãy cho biết đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về câu hỏi sau: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây phản ánh về đức tính cần cù, chăm chỉ trong lao động?

a) Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ.

b) Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

c) Có công mài sắt, có ngày nên kim.

d) Chịu khó mới có mà ăn.

Đáp án:

Câu 9: Hằng ngày, Tuấn dành thời gian sau giờ học để giúp đỡ gia đình trong việc làm nông. Tuấn không chỉ làm việc chăm chỉ mà còn thường xuyên tìm tòi, học hỏi những phương pháp làm nông mới từ sách vở và internet. Tuấn đã áp dụng những kiến thức đó vào công việc của gia đình, giúp tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, có nhiều bạn học khác nói rằng Tuấn đang lãng phí thời gian và nên dành toàn bộ thời gian cho việc học tập ở trường.

Em hãy cho biết đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của Tuấn.

a) Tuấn là người lao động cần cù vì cậu ấy thường xuyên giúp đỡ gia đình trong việc làm nông.

b) Tuấn nên bỏ việc giúp đỡ gia đình để tập trung hoàn toàn vào việc học ở trường.

c) Lao động cần cù, sáng tạo chỉ nên được thực hiện trong lĩnh vực học tập, không áp dụng được trong các lĩnh vực khác. 

d) Việc Tuấn tìm tòi, học hỏi các phương pháp làm nông mới cho thấy cậu ấy là người lao động sáng tạo. 

Đáp án:

Câu 10: Hưng thường xuyên đi học muộn và không làm bài tập về nhà. Khi được giáo viên giao nhiệm vụ dự án, Hưng chỉ chép bài của bạn mà không tham gia vào việc tìm hiểu và nghiên cứu. Trong các buổi học nhóm, Hưng thường không đóng góp ý kiến mà chỉ ngồi im lặng và chờ đợi các bạn khác làm việc.

Em hãy cho biết đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về việc em nên làm nếu em là bạn của Hưng? 

a) Chép bài cho Hưng trong các buổi học để giúp cậu ấy hoàn thành bài tập.

b) Tổ chức một buổi học nhóm để giúp Hưng hiểu bài và tham gia tích cực hơn.

c) Khuyên Hưng đi học đúng giờ và làm bài tập về nhà.

d) Phớt lờ Hưng và không quan tâm đến việc học của cậu ấy.

Đáp án:

=> Giáo án công dân 8 kết nối bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Công dân 8 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay