Giáo án và PPT Địa lí 6 chân trời Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Động đất và núi lửa
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Động đất và núi lửa. Thuộc chương trình Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Địa lí 6 chân trời sáng tạo
BÀI 9. CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT, ĐỘNG ĐẤT VÀ NÚI LỬA
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Em có hiểu biết gì về lòng Trái Đất?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT
Hoạt động 1.
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp, đó là những lớp nào?
Sản phẩm dự kiến:
- Trái đất gồm 3 lớp:
+ Vỏ Trái đất.
+ Man-ti.
+ Nhân.
- Các nhóm hoàn thành phiếu học tập:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm của lớp vỏ Trái đất.
- Độ dày: từ 5-70 km.
- Trạng thái vật chất: rắn, chắc.
- Nhiệt độ: càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa không quá 1000°C.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm của lớp man-ti.
- Độ dày: gần 3000 km.
- Trạng thái vật chất: từ quánh dẻo đến rắn.
- Nhiệt độ: khoảng từ 1500°C đến 3700°C.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm của lớp nhân.
- Độ dày: trên 3000 km.
- Trạng thái vật chất: từ lỏng đến rắn.
- Nhiệt độ: cao nhất khoảng 5000°C.
- Lớp vỏ trái đất có:
+ Đặc điểm: là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như đất, đá, không khí, nước, sinh vật,...
+ Cấu tạo: gồm có vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- Vỏ lục địa đa phần được tạo bởi đá granit và tương đối dày (từ 25 km đến 70 km).
- Vỏ đại đương là phần cấu tạo bởi đá badan và có độ dày mỏng hơn (từ 5 km đến 10 km).
2. CÁC MẢNG KIẾN TẠO
Hoạt động 2.
GV đưa ra câu hỏi:
Em hãy kể một số mảng kiến tạo lớn của Trái Đất.
Sản phẩm dự kiến:
- Các mảng kiến tạo lớn của lớp vỏ Trái đất:
+ Mảng Âu – Á.
+ Mảng Thái Bình Dương.
+ Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.
+ Mảng Phi.
+ Mảng Bắc Mỹ.
+ Mảng Nam Mỹ.
+ Mảng Nam Cực.
- Việt Nam nằm ở mảng Âu-Á.
- Cấu tạo của thạch quyển: Thạch quyển là lớp ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm: vỏ Trái Đất và phần trên của man-ti.Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo lớn nhỏ khác nhau.
- Các mảng kiến tạo có sự di chuyển. Tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
- Các cặp mảng xô vào nhau: mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Thái Bình Dương và mảng Âu - Á, mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.
3. ĐỘNG ĐẤT
Hoạt động 3.
GV đưa ra câu hỏi:
Động đất là gì? Hậu quả của động đất là gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Động đất là hiện tượng lớp vỏ Trái Đất bị rung chuyển với nhiều cường độ khác nhau và diễn ra trong thời gian ngắn. Cường độ động đất mạnh hay yếu tùy thuộc vào sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo. Thang đo cường độ động đất phổ biến là thang Richter.
- Nguyên nhân gây ra hiện tượng động đất: do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái đất.
- Hậu quả của hiện tượng động đất:
+ Đổ nhà cửa, các công trình xây dựng, gây thương vong cho con người, hư hại các thiết bị, phương tiện,...
+ Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.
4. NÚI LỬA
Hoạt động 4.
GV đưa ra câu hỏi:
Núi lửa là gì?Nguyên nhân gây ra hiện tượng núi lửa?
Sản phẩm dự kiến:
- Hiện tượng núi lửa là: hiện tượng phun trào mắc-ma lên trên bề mặt Trái Đất. Núi lửa thường phân bố theo nhóm và hầu hết nằm dưới đại dương. Phần lớn số lượng núi lửa đã và đang hoạt động nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương.
- Nguyên nhân gây ra hiện tượng núi lửa: do mắc-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt.
- Hậu quả của hiện tượng núi lửa:
+ Tro bụi và dung nham từ núi lửa có thể vùi lấp thành thị, làng mạc, ruộng nương,... gây thiệt hại về tài sản lẫn tính mạng con người.
+ Tro bụi gây biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người (đặc biệt các bệnh liên quan đến đường hô hấp, dịch bệnh....).
+ Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến các hoạt động khác như giao thông, sản xuất nông nghiệp,...
+ Tuy nhiên, sau khi dung nham phân hủy, sẽ tạo thành lớp đất đỏ màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển cây trồng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Em hãy trình bày cấu tạo của Trái Đất.
Câu 2: Vì sao quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá
A. cẩm thạch.
B. ba dan.
C. mác-ma.
D. trầm tích.
Câu 2: Theo em, đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp lõi Trái Đất
A. Là lớp trong cùng của Trái Đất.
B. Có độ dày lớn nhất.
C. Nhiệt độ cao nhất.
D.Vật chất ở trạng thái rắn.
Câu 3: Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm nào sau đây?
A. Di chuyển nhanh ở nửa cầu Bắc, chậm ở nửa cầu Nam.
B. Di chuyển rất chậm theo hướng xô hoặc tách xa nhau.
C. Cố định vị trí tại một chỗ ở Xích đạo và hai vùng cực.
D. Mảng lục địa di chuyển, còn mảng đại dương cố định.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Địa lí 6 chân trời sáng tạo