Giáo án và PPT Âm nhạc 6 kết nối Chủ đề 5: Giai điệu quê hương
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Chủ đề 5: Giai điệu quê hương. Thuộc chương trình Âm nhạc 6 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Âm nhạc 6 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 5: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS xem 1 clip ngắn về cuộc sống vùng núi Tây Bắc
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Hát bài hát: Những ước mơ
- GV bật nhạc bài hát cho HS nghe để cảm nhận
- GV Yêu cầu HS trình bày tìm hiểu về xuất xứ, nội dung bài hát :
1. Bài hát của dân tộc nào? Dân tộc đó thuộc vùng miền nào của Việt Nam?
2. Lời ca bài hát nói về những điều gì?
3. Hãy nêu những hình ảnh gây ấn tượng trong một số câu hát trong bài
Sản phẩm dự kiến:
1. Bài Mưa rơi là bài dân ca của một dân tộc ít người – dân tộc Khơ –mú. Dân tộc này sinh sống ở một số địa phương vùng núi Tây Bắc, nhưng tập trung chủ yếu ở tỉnh Yên Bái. Ngoài tên gọi Khơ – mú, dân tộc này có những tên gọi khác như Xá, Xá Cẩu..
2. Lời ca của bài hát nói về thiên nhiên tươi đẹp, về cuộc sống thanh bình của quê hương và đồng bào dân tộc ở miền núi phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam
3. Hình ảnh búp chen lá trên cành, rừng đẹp trăm hoa rung rinh theo gió, đầu sàn có đôi chim cu đua nhau gáy…)
Hoạt động 2. Nghe bản hòa tấu nhạc cụ dân tộc: Mừng hội hoa bông
- Gv nhắc HS khi nghe nhạc:
Cảm thụ âm nhạc trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể,có thể đung đưa hoặc gõ đệm nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát.
Lắng nghe, cảm nhận giai điệu và âm sắc, âm thanh của các loại nhạc cụ vang lên trong bản hòa tấu. Không nhận xét, bàn luận khi đang nghe tác phẩm.
- GV gợi ý cho HS: Nghe bản hòa tấu và thể hiện cảm xúc của mình bằng một trong 2 hoạt động:
Hãy tưởng tượng ra các khung cảnh có sự vật, sự việc và con người khi nghe bản hòa tấu và vẽ 1 bức tranh minh họa
Tìm kiếm một vài động tác phù hợp theo nhịp điệu của bản hòa tấu.
Sản phẩm dự kiến:
- Bản hòa tấu nhạc cụ dân tộc Mừng hội hoa bông do nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Hồng Thái chuyển soạn nhạc trên cơ sở làn điệu Chèo Tứ Quý. Tác giả lấy tiêu đề là Mừng hội hoa bông, thể hiện không khí vui tươi, nhộn nhịp, tưng bừng của ngày lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc
- Các lễ hội truyền thống của cư dân một số vùng ven sông Hồng thuộc đồng bằng Bắc Bộ thường được tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới để cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no. Theo quan niệm dân gian, trong lễ hội nếu ai lấy được những vật dâng tế như bông lúa, bông hoa thì quanh năm sẽ gặp may mắn, làm ăn tấn tới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh tay hơn” - Luật chơi: Chia 3 đội, mỗi đội cử một bạn đại diện tham gia phần chơi ghi tên nốt nhạc trên khuông nhạc có sẵn. Khi GV đọc tên và hình nốt nhạc nào thì HS có nhiệm vụ ghi đúng tên và hình nốt đó trên khuông. (Ví dụ La đơn, Son tròn, Mi trắng,..). Đội nào ghi nhanh và chính xác nhất, đội đó giành chiến thắng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 3. Đọc nhạc - bài đọc nhạc số 3
GV hướng dẫn học sinh khai thác bài bằng hệ thống câu hỏi:
- Bài đọc nhạc viết ở nhịp gì? Nhắc lại khái niệm đó
- Bài đọc nhạc có tiết tấu gì mới và cách gõ đệm tiết tấu đó như thế nào?
- Nêu tên các nốt nhạc có trong bài
- Nhận xét âm hình tiết tấu của 4 khuông nhạc?
GV hỗ trợ HS chia câu và thống nhất chia câu cùng HS
+ Câu 1: ô nhịp 1,2,3,4
+ Câu 2: ô nhịp 5,6,7,8
+ Câu 3: Ô nhịp 9,10,11,12
+ Câu 4: Ô nhịp 13, 14, 15, 16
Sản phẩm dự kiến:
- Tiết tấu đen chấm dôi
- Các nốt nhạc có trong bài: Đồ, rê, mi, son, la
- Nhận xét âm hình tiết tấu của 4 khuông nhạc: cùng chung tiết tấu
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho Hs xem một vài hình ảnh ( qua trình chiếu hoặc tranh ảnh) về một số nhạc cụ dân tộc, HS đoán tên các nhạc cụ ( Đàn tơ- rưng, đàn nguyệt, đàn bầu, khèn, sáo, trúc,...)
- GV mở 1-2 đoạn video ngắn hòa tấu nhạc cụ dân tộc, trong đó có sáo trúc về khèn. Dẫn vào bài. Từ hoạt động nghe file âm thanh/ xem video hòa tấu nhạc cụ dân tộc, GV giới thiệu vào bài học
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 4. Thường thức âm nhạc - Giới thiệu khèn và sáo trúc
GV đưa ra câu hỏi:
Em hãy nêu đặc điểm của khèn và sáo trúc.
Đặc điểm chung nhất của hai nhạc cụ khèn và sáo trúc: 2 nhạc cụ được làm bằng chất liệu gì? Hình dáng như thế nào? Tạo ra âm thanh bằng tác động gì? (làn hơi)
Yêu cầu học sinh sưu tầm 1,2 bản độc tấu, hòa tấu khèn và sáo trúc ( giới thiệu vào tiết Vận dụng – Sáng tạo)
Sản phẩm dự kiến:
* Nhạc cụ khèn
- Khèn là loại nhạc cụ truyền thông độc đáo vùng núi phía Bắc. Khèn mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong đời sống tinh thân của đồng bào nơi đây. Khen được sử dụng trong các ngày lễ tết, lễ hội... Tiếng khèn như linh hồn của người dân, họ có thể thông qua tiếng khèn để gửi gắm, hiện tiếng lòng của mình với bạn tình, với cộng đồng và với thiên nhiên hùng vĩ.
* Nhạc cụ sáo trúc
Sáo trúc là nhạc cụ dùng hơi để thổi, rất phổ biến trong đời sống hằng ngày. Hình ảnh sáo trúc luôn gắn liền với khung cảnh làng quê thanh bình của Việt Nam.
Sáo trúc có 2 loại sáo dọc và sáo ngang, được làm bằng ống trúc hoặc ống nứa. Riêng sáo ngang, một đầu được bịt kín bằng mấu gần lỗ thổi. Với cấu tạo gồm 1 lỗ thổi và nhiều lỗ bấm, sáo có âm thanh trong trẻo, tươi sáng, diễn tả được nhiều tính chất âm nhạc khác nhau. Sáo có thể biểu diễn độc tấu hay hoà tấu, đệm hát, ngâm thơ...
* Điểm giống nhau của khèn và sáo trúc:
- Chất liệu: tre, trúc
- Hình ống
- Tạo ra âm thanh bằng làn hơi
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Bài hát Mưa rơi (sưu tầm, ghi âm Tô Ngọc Thanh) thuộc dân ca gì?
A. Khơ-mú.
B. Nam Bộ.
C. Quan họ Bắc Ninh.
D. Trung Bộ.
Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sáo trúc:
A. Là nhạc cụ hơi phổ biến trong đời sống hằng ngày của các dân tộc Tây Bắc.
B. Sáo được làm bằng ống trúc hoặc ống nứa.
C. Sáo trúc có âm thanh trong trẻo, tươi sáng.
D. Sáo có thể biểu diễn độc tấu, hòa tấu, đệm hát, ngâm thơ.
Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nhạc cụ khèn:
A. Gồm nhiều ống có lưỡi lam được ghép với nhau qua một bầu cộng hưởng. Khi thổi, hơi đi qua lưỡi lam sẽ tạo thành âm thanh.
B. Là nhạc cụ đơn âm, nên không thể độc tấu, hòa tấu hay đệm cho hát hoặc múa.
C. Là nhạc cụ hơi có từ lâu đời ở Việt Nam.
D. Thường được sử dụng trong sinh hoạt cộng đồng.
Câu 4: Hình ảnh nào không có trong bài Mưa rơi (dân ca Khơ-mú):
A. Búp chen lá trên cành.
B. Rừng đẹp chăm hoa lung linh theo gió.
C. Hương rừng thoáng đưa hồn say sưa.
D. Đầu sàn có đôi chim cu đua nhau gáy.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: A
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: C
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bài hát Mưa rơi như một bức tranh thiên nhiên sinh động. Em hãy mô tả lại bằng lời bức tranh thiên nhiên đó?
Câu 2: Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về 2 loại nhạc cụ dân tộc đã học cho bạn bè, người thân nghe.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Âm nhạc 6 kết nối tri thức
CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án word âm nhạc 6 sách chân trời sáng tạoGiáo án powerpoint Âm nhạc 6 chân trời sáng tạo
KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án word âm nhạc 6 sách kết nối tri thức và cuộc sốngGiáo án powerpoint âm nhạc 6 kết nối tri thức