Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối bài 2: Hoa văn trên trang phục của một số dân tộc
Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Hoa văn trên trang phục của một số dân tộc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Mĩ thuật 3 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Trang phục là gì?
A. Là những thứ dùng để ăn
B. Là những thứ dùng để mặc, để đội
C. Là những thứ để trang trí
D. Là những thứ để bán
Câu 2: Hoa văn trên trang phục được sử dụng để
A. Tạo ra những thứ hay ho
B. Tạo ra giá trị, bản sắc
C. Tạo ra nét riêng
D. Tạo nên sự đa dạng, hấp dẫn
Câu 3: Hãy cho biết đâu là trang phục?
A. Quần áo
B. Giày
C. Đồ trang sức
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Hãy chỉ ra, đâu không phải là trang phục?
A. Mũ
B. Khăn
C. Nhẫn
D. Xe đạp
Câu 5: Trong các trang phục sau, em hãy cho biết trang phục nào quan trọng nhất?
A. Quần áo
B. Giày
C. Thắt lưng
D. Khăn
Câu 6: Theo em, trang phục dân tộc trong cuộc sống được đánh giá như thế nào?
A. Đa dạng
B. Phong phú
C. Phong phú và đa dạng
D. Rất ít loại.
Câu 7: Phong cách dân gian có đặc điểm nào sau đây?
A. Khai thác yếu tố văn hóa, truyền thống dân gian, dân tộc dựa vào thiết kế của trang phục hiện đại.
B. Thanh lịch, sang trọng và lịch lãm.
C. Khỏe mạnh, thoải mái, tiện dụng, linh hoạt.
D. Nhẹ nhàng, mềm mại
Câu 8: Em hãy cho biết, trang phục nào sau đây không phải trang phục theo phong cách dân gian?
A. Áo dài
B. Áo bà ba
C. Áo đồng phục đá bóng
D. Áo tứ thân
Câu 9: Đây là trang phục của dân tộc nào?
A. Kinh
B. Nùng
C. Cao Lan
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Áo dài thể hiện phong cách nào của người Việt Nam?
A. Thể hiện phong cách tế nhị tế nhị và kín đáo.
B. Thể hiện phong cách giản dị.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 2: Loại áo dài nào ngày xưa được phổ biến hơn cả?
A. Áo tứ thân.
B. Áo hai thân.
C. Áo hai thân
Câu 3: Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
A. Chiếc áo dài tân thời được cải tiến từ chiếc áo dài cổ truyền, gồm hai thân chứ không phải tứ thân hay năm thân.
B. Chiếc áo dài tân thời có thêm nét hiện đại phương Tây.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 4: Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
A. Vì phụ nữ Việt Nam thường mặc áo dài trong sinh hoạt đời thường cũng như đi lễ hội.
B. Vì đây là hình ảnh tiêu biểu khi giới thiệu cho các nước thế giới.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 5: Áo dài cho phụ nữ trong giai đoạn từ thế kỉ XIX đến đầu năm 1945 có mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6: Hoa văn trang phục dân tộc được trang trí chủ yếu ở chỗ nào?
A. Trên cổ, nẹp áo và tay áo
B. Trên phần cánh tay
C. Trên tà áo
D. Trên mặt sau của áo
Câu 7: Hoa văn ở phần cổ áo thường là những họa tiết gì?
A. Là những họa tiết rất bắt mắt người nhìn
B. Là những họa tiết tròn tròn
C. Là những họa tiết dễ thương
D. Là những họa tiết hình vuông, hình quả trám, xếp thành hình tam giác liền kề nhau
Câu 8: Chiếc áo tân thời xuất hiện ở nước Việt Nam vào giai đoạn nào?
A. Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1930
B. Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945
C. Từ những năm 45 của thế kỉ XX
D. Từ những năm 30 của thế kỉ XX
Câu 9: Hoa văn là sự kết hợp của mấy hình?
A. Một hình
B. Hai hình
C. Ba hình
D. Kết hợp của nhiều hình
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Đối với người có vóc dáng cao, gầy cần lựa chọn trang phục có họa tiết như thế nào?
A. Có dạng kẻ sọc ngang hoặc họa tiết lớn.
B. Có dạng kẻ sọc dọc nhỏ hoặc họa tiết nhỏ
C. Có dạng kẻ sọc dọc hoặc họa tiết vừa
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Đối với người có vóc dáng béo, thấp cần lựa chọn và sử dụng loại phụ kiện trang phục như thế nào?
A. Túi, thắt lưng to bản, giày bệt có mũi tròn.
B. Túi to có độ dài qua hông, thắt lưng có độ to vừa phải, giày cao gót hở mũi hoặc mũi nhọn
C. Túi, thắt lưng nhỏ, giày hở mũi hoặc mũi nhọn đồng màu với trang phục.
D. Cả 3 đáp án trên