Đề thi cuối kì 2 công dân 9 cánh diều (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 2 môn Công dân 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). “Tội phạm” là người có hành vi vi phạm:
A. pháp luật dân sự.
B. pháp luật hành chính.
C. pháp luật hình sự.
D. kỉ luật.
Câu 2 (0,25 điểm). Người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
A. Từ 1 – 2 năm.
B. Từ 2 – 3 năm.
C. Từ 2 – 5 năm.
D. Từ 2 – 7 năm.
Câu 3 (0,25 điểm). Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà là vi phạm nào?
A. Vi phạm pháp luật hành chính.
B. Vi phạm pháp luật dân sự.
C. Vi phạm pháp luật hình sự.
D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 4 (0,25 điểm). Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:
A. các quan hệ công vụ và nhân thân.
B. các quy tắc quản lí nhà nước.
C. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
Câu 5 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây là vi phạm hình sự?
A. Sản xuất buôn bán hàng giả có giá trị tương đương hàng thật 32 triệu đồng.
B. Bên mua không trả tiền đúng phương thức như thỏa thuận.
C. Công chức nhà nước thường đi làm trễ giờ.
D. Vi phạm quy định về an toàn giao thông.
Câu 6 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?
A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ.
B. Sản xuất hàng gia dụng.
C. Mở dịch vụ vận tải.
D. Bán đồ ăn nhanh.
Câu 7 (0,25 điểm). Thực hiện không đúng các hợp đồng thuê nhà là:
A. Vi phạm pháp luật hình sự.
B. Vi phạm pháp luật hành chính.
C. Vi phạm pháp luật dân sự.
D. Vi phạm kỉ luật.
Câu 8 (0,25 điểm). Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự?
A. Đi xe máy chở 3 người.
B. Đánh người gây thương tích 12%.
C. Công chức vi phạm thời giờ làm việc.
D. Đi xe vào đường một chiều.
Câu 9 (0,25 điểm). Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn:
A. hợp tác kinh doanh với bất kì ai.
B. kinh doanh bất cứ mặt hàng gì.
C. kinh doanh mà không cần đóng thuế.
D. hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
Câu 10 (0,25 điểm). Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Viện Kiểm sát
D. Toà án.
Câu 11 (0,25 điểm). Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp mà trong đó Nhà nước sở hữu:
A. Trên 60% vốn điều lệ.
B. Trên 50% vốn điều lệ.
C. Trên 40% vốn điều lệ.
D. Trên 30% vốn điều lệ.
Câu 12 (0,25 điểm). Mục đích chính của việc thu thuế là gì?
A. Để cơ quan nhà nước tăng nguồn thu cá nhân.
B. Là một hình thức trừng phạt công dân khi có thu nhập cao.
C. Đảm bảo tài chính cho các hoạt động của nhà nước và phục vụ lợi ích xã hội.
D. Chỉ nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan chính quyền.
Câu 13 (0,25 điểm). Anh A muốn mở một cửa hàng kinh doanh quần áo tại nhà nhưng chưa đăng ký giấy phép kinh doanh. Theo quy định pháp luật, hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?
A. Bị xử phạt hành chính vì không đăng ký kinh doanh.
B. Không bị xử lý vì kinh doanh nhỏ lẻ không cần giấy phép.
C. Chỉ bị nhắc nhở nếu lần đầu vi phạm.
D. Bị cấm kinh doanh hoàn toàn.
Câu 14 (0,25 điểm). Nếu cá nhân không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, hậu quả pháp lý nào có thể xảy ra?
A. Chỉ bị nhắc nhở mà không có hình phạt.
B. Bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy mức độ vi phạm.
C. Không chịu bất kỳ hậu quả nào nếu tự nguyện khắc phục sau đó.
D. Chỉ cần nộp thuế bổ sung mà không bị xử phạt.
Câu 15 (0,25 điểm). Trường hợp nào dưới đây không phải là vi phạm pháp luật?
A. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn.
B. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cô ý không đội mũ bảo hiểm.
C. Do mâu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù.
D. Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả.
Câu 16 (0,25 điểm). Thuế thu nhập cá nhân được áp dụng đối với đối tượng nào sau đây?
A. Chỉ người có thu nhập từ kinh doanh.
B. Người có thu nhập vượt mức miễn thuế theo quy định.
C. Người nhận trợ cấp xã hội.
D. Người không có thu nhập cố định.
Câu 17 (0,25 điểm). Giao hàng không đúng chủng loại, mẫu mã của hợp đồng mua bán hàng hóa là:
A. Vi phạm kỉ luật.
B. Vi phạm pháp luật hình sự.
C. Vi phạm pháp luật dân sự.
D. Vi phạm pháp luật hành chính.
Câu 18 (0,25 điểm). Trách nhiệm của người nộp thuế bao gồm những hành vi nào?
A. Nộp thuế đúng hạn và đúng số tiền quy định.
B. Chỉ cần khai báo thu nhập mà không cần nộp thuế.
C. Lựa chọn thời điểm phù hợp để nộp thuế.
D. Từ chối nộp thuế nếu không đồng ý với mức thuế suất.
Câu 19 (0,25 điểm). Xem tài liệu trong giờ kiểm tra là:
A. Vi phạm kỉ luật.
B. Vi phạm pháp luật hành chính.
C. Vi phạm pháp luật dân sự.
D. Vi phạm pháp luật hình sự.
Câu 20 (0,25 điểm). Chị C mở một quán ăn nhỏ và thu nhập mỗi tháng đạt 20 triệu đồng. Chị có cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không?
A. Không, vì thu nhập thấp hơn mức chịu thuế.
B. Có, vì mọi hoạt động kinh doanh đều phải nộp thuế.
C. Không, nếu chị chưa đăng ký kinh doanh.
D. Có, nhưng chỉ nếu cơ quan thuế kiểm tra.
Câu 21 (0,25 điểm). Một người thợ sửa xe gian manh đã cố tình sửa phanh xe cho một ông khách một cách gian dối, cẩu thả; với mục đích là để người khách này còn tiếp tục quay lại tiệm anh ta để sửa xe. Do phanh xe không an toàn nên sau đó chiếc xe đã lao xuống dốc gây chết vị khách xấu số. Trường hợp trách nhiệm pháp lý ở đây là:
A. Trách nhiệm hành chính.
B. Trách nhiệm hình sự.
C. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
D. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
Câu 22 (0,25 điểm). Doanh nghiệp M được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu hoạt động. Quyền miễn thuế này thuộc nhóm quyền nào của doanh nghiệp?
A. Quyền ưu đãi thuế.
B. Quyền tự do kinh doanh.
C. Quyền miễn nghĩa vụ thuế.
D. Quyền tự do tài chính.
Câu 23 (0,25 điểm). Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm mục đích gì?
A. phạt tiền người vi phạm.
B. buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
C. lập lại trật tự xã hội.
D. ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.
Câu 24 (0,25 điểm). Anh B thuê phòng nghỉ tại khách sạn H của công ty du lịch A. Khi anh đến thanh toán tiền thuê phòng, nhân viên thu ngân của khách sạn H đề nghị sẽ giảm giá phòng thuê cho anh B nếu anh B đồng ý không lấy hóa đơn giá trị gia tăng. Với điều kiện này anh B đã đồng ý với yêu cầu của nhân viên thu ngân. Hành vi của anh B và nhân viên thu ngân là hành vi gì đã được pháp luật quy định?
A. Anh B không vi phạm gì bởi vì đó là yêu cầu của nhân viên thu ngân.
B. Anh B và nhân viên thu ngân đã thực hiện hành vi trốn thuế.
C. Chỉ có nhân viên thu ngân có hành vi trốn thuế.
D. Anh B và nhân viên thu ngân không vi phạm pháp luật.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy chỉ ra các dấu hiệu vi phạm pháp luật, đặc điểm trách nhiệm pháp lí của mỗi chủ thể dưới đây và xác định loại vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí tương ứng của từng chủ thể.
a) Ông P tổ chức hoạt động chống phá Nhà nước, gây rối an ninh trật tự địa phương nên bị Toà án tuyên phạt 9 năm tù giam.
b) Anh N (20 tuổi) điều khiển xe mô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc nên bị cảnh sát giao thông lập biên bản phạt tiền và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 3 tháng.
c) Bạn T bị Ban Giám hiệu nhà trường khiển trách vì thường xuyên trốn học đi chơi.
d) Toà soạn báo G đăng tải bài viết sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của chị A nên bị Toà án buộc cải chính thông tin và xin lỗi chị A công khai.
e) Anh B bị chính quyền địa phương lập biên bản xử phạt vì gây mất an ninh trật tự khi kinh doanh.
g) Chị O không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng lao động với công ty nên bị Giám đốc công ty ra quyết định buộc thôi việc.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy tư vấn để chủ thể dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh/ nghĩa vụ nộp thuế.
Chị B dự định kinh doanh đồ gia dụng nên hỏi ý kiến các thành viên trong gia đình để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Bố mẹ khuyên chị nên thuê cửa hàng ở gần chợ để bán hàng trực tiếp vì dễ thu hút khách hàng. Anh trai bảo chị nên bán hàng trực tuyến để tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng và không phải đăng kí kinh doanh, không phải nộp thuế. Chú út lại cho rằng chị nên kết hợp cả thuê cửa hàng và bán hàng trực tuyến vì như vậy sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và có thể lợi dụng để khai thuế, nộp thuế ít hơn thu nhập thực tế. Mỗi người một ý kiến khiến chị B băn khoăn không biết nên lựa chọn thế nào.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí | 2 | 1 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 0 | 12 | 1 | 6,0 | |
Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế | 2 | 0 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 12 | 1 | 4,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 4 | 10,0 | |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 2,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
BÀI 9 | 12 | 1 | ||||
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm vi phạm pháp luật dân sự. - Nhận biết được khái niệm trách nhiệm pháp lí. - Chỉ ra được các dấu hiệu vi phạm pháp luật, đặc điểm trách nhiệm pháp lí của mỗi chủ thể và xác định loại vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí tương ứng của từng chủ thể. | 2 | 1 | C1, C4 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Biết được Bộ luật có hình phạt nghiêm khắc nhất được áp dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật. - Biết được những hành vi mà mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật và tích cực đấu tranh. - Xác định được trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi. - Nắm được mục đích nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý. - Biết được hành vi thuộc trách nhiệm hành chính. - Xác định được hành vi không vi phạm pháp luật. | 6 | C3, C5, C8 C10, C15, C23 | |||
Vận dụng | - Xác định được các loại hình vi phạm pháp luật. - Xác định được trách nhiệm pháp lí trong trường hợp thực tế. | 4 | C7, C17, C19, C21 | |||
Vận dụng cao | ||||||
BÀI 10 | 12 | 1 | ||||
Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm của thuế. - Biết được mục đích của thuế trong ngân sách nhà nước. | 2 | C2, C9 | ||
Thông hiểu | - Biết được trách nhiệm của người nộp thuế. - Xác định được đối tượng phải áp dụng thuế thu nhập cá nhân. - Biết được hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh. - Biết số vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước. - Xác định được mục đích chính của việc thu thuế. - Biết được trách nhiệm pháp lí khi cá nhân không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. | 6 | C6, C11, C12, C14, C16, C18 | |||
Vận dụng | - Xác định được các hình phạt của hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh trong các trường hợp cụ thể. - Tư vấn, đưa ra lời khuyên cho các chủ thể vi phạm nghĩa vụ kinh doanh. | 4 | C13, C20, C22, C24 | |||
Vận dụng cao | Tư vấn được cho chủ thể trong trường hợp cụ thể thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh/ nghĩa vụ nộp thuế. | 1 | C2 (TL) |