Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều CĐ4 bài 2: Văn hóa ứng xử trong hoạt động cộng đồng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ4 bài 2: Văn hóa ứng xử trong hoạt động cộng đồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 cánh diều (bản word)
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Chúng ta có thể tuyên truyền về ứng xử văn minh nơi công cộng qua phương tiện nào?
A. Qua internet.
B. Qua báo, đài.
C. Qua các buổi diễn thuyết ở trường học, nhà văn hoá,...
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Làm thế nào để nói, cười đủ nghe nơi công cộng?
A. Giữ khoảng cách phù hợp giữa người nói và người nghe.
B. Nói bằng âm lượng vừa đủ.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 3: Xếp hàng nơi công cộng như thế nào là cách ứng xử văn minh nơi công cộng?
A. Đứng đúng hàng.
B. Tuyệt đối không chen lấn, xô đẩy.
C. Giữ khoảng cách nhất định với người đứng trước và đứng sau.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 4: Làm thế nào để lựa chọn trang phục phù hợp khi đến nơi công cộng?
A. Thực hiện đúng yêu cầu về trang phục ở nơi mình đến.
B. Chọn trang phục phù hợp với thời tiết và mục đích hoạt động.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 5: Chúng ta sẽ nhận được gì khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng?
A. Sự tôn trọng, quý mến của mọi người xung quanh.
B. Sự dè bỉu, xa lánh của mọi người
C. Sự khó chịu của mọi người.
D. Không nhận được lợi ích gì
Câu 6: Những hành vi thiếu văn minh có thể gây ra những ảnh hưởng như thế nào?
A. Làm mất mĩ quan đô thị.
B. Gây ra tranh chấp, bất hoà giữa người với người.
C. Để lại ấn tượng xấu cho mọi người xung quanh.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những hành vi thiếu văn minh?
A. Trực tiếp lên án các hành vi đó.
B. Phớt lờ, thờ ơ, không quan tâm.
C. Giả vờ không nhìn thấy.
D. Cười, nói lớn tiếng
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Hành động nào sau đây thể hiện đúng với cách ứng xử văn minh khi nói, cười nơi công cộng?
A. Tranh luận gay gắt trong thư viện.
B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
C. Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên
D. Cãi nhau to tiếng khi mẹ gọi điện hỏi bao giờ đi chơi với bạn về.
Câu 2: Hành động nào sau đây là không phù hợp với cách ứng xử thiếu văn minh khi nói, cười nơi công cộng?
A. Cãi nhau to tiếng trên đường.
B. Không dẫm lên cỏ
C. Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện.
D. Ra chỗ vắng người để nghe điện thoại khi đang ngồi cùng bạn.
Câu 3: Trong các hành động dưới đây, hành động nào là không văn minh ở nơi công cộng?
A. Chen lấn, không xếp hàng khi mua vé.
B. Không nhường chỗ cho người già ở nhà chờ xe bus
C. Vứt rác bừa bãi ở công viên.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Những người biết ứng xử thường thành công và hạnh phúc hơn những người khác.
B. Biết cách ứng xử, tôn trọng mọi người là một trong những thước đo giá trị của một con người. Người nào biết tôn trọng người khác cũng sẽ nhận được sự tôn trọng và sống trong tâm trạng vui vẻ thoải mái, hạnh phúc.
C. Thành công và hạnh phúc không phụ thuộc vào ứng xử
D. Đôi khi ứng xử đẹp chẳng có gì to tát, chỉ là một lời cảm ơn khi bạn giúp mình, một lời xin lỗi khi mình nói sai
Câu 5: Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Chúng ta sẽ nhận được sự tôn trọng, quý mến của mọi người xung quanh khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng.
B. Chúng ta sẽ nhận được sự dè bỉu, xa lánh của mọi người xung quanh khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng.
C. Chúng ta sẽ nhận được sự khó chịu của mọi người xung quanh khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng.
D. Chúng ta sẽ không nhận được lợi ích gì xung quanh khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng.
Câu 6: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Giao tiếp ứng xử có văn hóa thể hiện ở trang phục của người nói
B. Giao tiếp ứng xử có văn hóa thể hiện ở tác phong cử chỉ và lời nói của người nói
C. Giao tiếp ứng xử có văn hóa thể hiện ở thái độ và hành động của người nói
D. Tất cả các phương án trên
3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: Giang là sinh viên năm nhất của một trường đại học. Ngoài giờ học, Giang thường xuyên tham gia vào các hoạt động tình nguyện do trường, địa phương tổ chức. Trong một lần đi tình nguyện, Giang bắt gặp một nhóm học sinh chuẩn bị ra về sau buổi cắm trại ven sông. Xung quanh đều là rác, vỏ hộp đồ ăn, lon nước uống,... nhưng không bạn nào có ý định thu dọn. Nếu là Giang trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?
A. Không quan tâm vì dù sao cũng không quen biết nhóm bạn đó.
B. Trực tiếp yêu cầu các bạn dọn dẹp để trả lại không gian sạch đẹp cho khu vực ven sông.
C. Liên hệ với phụ huynh, nhà trường nơi các bạn theo học để phản ánh nếu các bạn có thái độ không hợp tác.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 2: Kiên đang ngồi trên xe bus để đến trường. Khi đến điểm xuống, các bạn học sinh tranh nhau xuống xe rất đông, vô tình đẩy ngã một cụ già nhưng không ai xin lỗi hay quay lại để đỡ cụ. Thấy thế Kiên đã nhanh chóng đến dìu cụ. Mặc dù bị lỡ điểm xuống và phải đi ngược lại một đoạn khá xa nhưng Kiên thấy rất vui vì đã giúp được cụ. Theo em, Kiên là một người như thế nào?
A. Kiên rất biết cách ứng xử nơi công cộng.
B. Kiên là một người rất tốt bụng.
C. Kiên biết kính trọng người lớn tuổi, rất đáng để học tập.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Khi xếp hàng vào thang máy, hành động nào sau đây là hoàn toàn không nên?
A. Đứng đúng hàng.
B. Ra vào thang máy theo thứ tự.
C. Chen hàng để được vào thang máy trước.
D. Giữ khoảng cách phù hợp với người đúng trước và đứng sau.
Câu 4: Cả gia đình chuẩn bị đi chùa vào đầu năm mới, mẹ nhắc hai chị em mặc áo dài, nhưng chị gái em không thích mặc và chọn mặc áo, váy ngắn. Em sẽ làm như thế nào trong tình huống này?
A. Mặc kệ không quan tâm vì dù sao cũng là sở thích của chị.
B. Khuyên chị nên lựa chọn trang phục kín đáo, nhã nhặn vì chùa là nơi linh thiêng.
C. Xuống mách với mẹ để mẹ xử lí.
D. Mang thêm một bộ đồ khác đề phòng trường hợp chị muốn thay.
Câu 5: Đâu là trang phục phù hợp khi vào viếng lăng Bác?
A. Áo hai dây.
B. Váy ngắn trên đầu gối.
C. Áo hở vai.
D. Áo cộc hoặc dài tay, quần hoặc váy dưới gối.
Câu 6: Khi có người nói chuyện to tiếng trong rạp chiếu phim, em nên làm gì?
A. Lặng lẽ đổi chỗ để tiếp tục xem phim.
B. Góp ý nhẹ nhàng, yêu cầu họ nói chuyện bé tiếng lại.
C. Không lên tiếng vì mọi người xung quanh cũng không ai có ý kiến gì.
D. Tất cả các phương án trên.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Thấy có người chen ngang, không chịu xếp hàng khi mua vé tham quan, em nên làm gì?
A. Cũng chen hàng như họ để nhanh chóng mua được vé.
B. Trực tiếp góp ý, yêu cầu họ không chen ngang như vậy.
C. Đùn đẩy người phía trước để người chen hàng kia không có chỗ đứng mua vé.
D. Tỏ thái độ bất bình, phân bua đúng sai hoặc làm ngơ, coi như không nhìn thấy.
Câu 2: Mai đang ngồi ở trạm chờ xe bus thì có một bà lão xuất hiện. Vì đã hết chỗ ngồi nên bà chỉ có thể đứng chờ xe. Mai đeo tai nghe, cúi mặt xuống để giả vờ không nhìn thấy bà cụ? Em có đồng tình với hành động của Mai không?
A. Không đồng tình vì hành động của Mai thể hiện sự thiếu tôn trọng, không biết giúp đỡ người lớn tuổi.
B. Đồng tình vì số lượng ghế ở nhà chờ có hạn, ai đến trước thì người đó ngồi trước.
C. Mai làm như vậy là đúng vì Mai đã ngồi trước đó, đó là quyền lợi của Mai.
D. Đáp án khác
Câu 3: Để xây dựng lối sống đẹp, sống có ích và nâng cao văn hóa ứng xử trong hoạt động cộng đồng cho tuổi trẻ cần?
A. Trang bị kỹ năng sống, các kỹ năng mềm và kỹ năng giao tiếp.
B. Sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội; sống có lý tưởng cao đẹp, tự tin trong hội nhập quốc tế, sẵn sàng tình nguyện vì cộng đồng, cống hiến vì Tổ quốc... thực hiện tốt cuộc vận động “Thanh niên sống đẹp - sống có ích”.
C. Từng bước nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành niềm tin và có những hành vi ứng xử đẹp trong cuộc sống.
D. Cả A, B, C đều sai.