Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 6: NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
NÓI VÀ NGHE: TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VIỆC CÓ TÍNH THỜI SỰ
I. Tìm hiểu cách thức thảo luận về một vấn đề có tính thời sự
1. Lưu ý
- Về nội dung:
+ Giới thiệu và nêu tóm tắt được sự việc cần trình bày.
+ Trình bày ý kiến về sự việc (đồng tình hay phản đối).
+ Nêu được ảnh hưởng của sự việc đối với cuộc sống con người và sự phát triển của xã hội.
+ Nêu giải pháp để giải quyết sự việc.
+ Nêu bài học rút ra từ sự việc.
+ Trả lời được các câu hỏi và ý kiến phản biện.
- Về cách trình bày:
+ Nói to, rõ ràng, truyền cảm.
+ Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,...), các phương tiện hỗ trợ (tranh ảnh, video clip,...) phù hợp.
I. Chuẩn bị
- Đề tài của bài trình bày là một sự việc có tính thời sự - những sự việc quan trọng, xảy ra trong thời gian gần nhất, thu hút sự quan tâm của em và mọi người. Có thể tìm đề tài dựa trên chương trình Thời sự của các đài truyền hình, mục thời sự, tin tức trên các tờ báo lớn.
- Một số đề tài gợi ý:
+ Sự việc về môi trường.
+ Sự việc về các hiện tượng diễn ra trong học đường.
+ Sự việc về văn hoá, xã hội.
+ Sự việc về lối sống, cách ứng xử.
+ Các xu hướng của giới trẻ.
+ …
II. Tìm ý, lập dàn ý
- Lưu ý:
+ Chuẩn bị phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ bài trình bày.
+ Chuẩn bị phần mở đầu và kết thúc hấp dẫn, thuyết phục.
+ Dự kiến trước phần phản biện của người nghe và chuẩn bị câu trả lời.
III. Luyện tập, trình bày
- Lưu ý:
+ Chào hỏi người nghe, tự giới thiệu về bản thân.
+ Giới thiệu ý chính của bài nói để người nghe dễ theo dõi.
+ Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với văn nói.
+ Tương tác tích cục với người nghe.
IV. Trao đổi, đánh giá
- Một số gợi ý để trao đổi, rút kinh nghiệm về bài trình bày:
a. Người nói:
- Vấn đề được nói tới có sát hợp với cuộc sống của con người trong xã hội hiện nay không?
- Ý nghĩa thiết thực của vấn đề được trình bày là gì?
- Nội dung và cách trình bày của người nói (thái độ, giọng nói, các phương tiện hỗ trợ, khả năng tương tác với người nghe,…) có thuyết phục không?
b. Người nghe:
- Ý kiến trao đổi của người nghe có tác dụng làm rõ hơn vấn đề hoặc bổ sung cho vấn đề người nói trình bày không?
- Người nghe có thái độ như thế nào khi người nói trình bày? Có thể hiện được sự chủ động, tích cực khi tiếp nhận thông tin và tương tác với người nói không? Nhận biết và đánh giá như thế nào về mức độ thuyết phục của bài nói?
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 6: Nói và nghe Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự