Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 7: Kẻ sát nhân lộ diện

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Kẻ sát nhân lộ diện sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 7: HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ SỰ THẬT

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: KẺ SÁT NHÂN LỘ DIỆN

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc

- Cách đọc: Khi đọc, HS cần chú ý thể hiện được cảm xúc, tính cách của nhân vật, đặc biệt là quá trình phá án của nhân vật thám tử; không bỏ từ, thêm từ; thể hiện đúng nhịp điệu câu văn, ngắt giọng phù hợp…

2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Sác-lơ Uy-li-am (1886 – 1945) là nhà văn người Anh.

- Ông viết rất nhiều thể loại như thơ ca, tiểu thuyết, kich, phê bình văn học…

- Một số tiểu thuyết nổi tiếng: “Chiến tranh trên thiên đường” (1930), “Xuống địa ngục” (1937), “Đêm giao thừa” (1945)…

b. Tác phẩm

- Tác phẩm Đêm Chủ nhật dài gồm 12 chương kể về hành trình đi tìm sự thật và chứng minh mình không phạm tội của Giôn Oa-rân (John Warrent) với sự giúp đỡ của cô thư kí Ba-bro (Barbara), các thám tử tư, cảnh sát trưởng Scan-lân (Scanlon).

- VB Kẻ sát nhân lộ diện trích từ Chương XII (chương cuối) của tác phẩm này.

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Không gian, thời gian và các sự kiện chính của văn bản Kẻ sát nhân lộ diện

a. Tóm tắt các sự việc

STT

Sự kiện

1

Đan, cựu cảnh sát, người cùng hội đi săn và là người thuê nhà của Giôn Oa-rân bị giết; Phran-xơ, vợ Giôn vừa trở về từ Niu Ô-lin cũng bị giết; Giôn bị tình nghi là thủ phạm của cả hai vụ án mạng.

2

Giôn trốn đi Niu Ô-lin để tự điều tra, đồng thời thuê thám tử điều tra hành tung vợ mình trong những ngày cô ấy ở đó.

3

Giôn bí mật trở về văn phòng làm việc của mình để thu nhận thông tin từ các thám tử qua cô thư kí Ba-brơ.

4

Giôn tìm ra tung tích người phụ nữ bí ẩn đã gọi điện cho anh để tố cáo mối quan hệ bất chính giữa Phran-xơ và Đan.

5

Ba-bro thuyết phục Giôn trình diện cảnh sát và chuyển toàn bộ các thông tin về vụ án mà hai người thu thập được cho cảnh sát.

6

Cảnh sát tổ chức cuộc thẩm vấn Giôn với sự chứng kiến của Gioóc Cle-mon (một người bạn, luật sư và cũng là tình nhân của vợ anh) nhằm mục đích tìm ra thủ phạm.

b. Người kể chuyện, nhân vật chính

Người kể chuyện là Giôn Oa-rân, nhân vật chính trong truyện, người bị nghi ngờ là tội phạm.

c. Không gian, thời gian

- Không gian được miêu tả trong đoạn trích là không gian của đồn cảnh sát, nơi tổ chức cuộc đấu trí giữa Giôn (nhân vật chính), cảnh sát trưởng Scan-lân với Gioóc (thủ phạm chưa bị lộ mặt, đồng thời đóng vai trò là luật sư của Giôn).

- Thời gian:

+ Được miêu tả trong một buổi tối, thời điểm cuộc đấu trí xảy ra. 

+ Các thông tin về thời gian như: “Đã 7 giờ 35.”, “7 giờ 39 phút.”, “7 giờ 44 phút.” ở đoạn 1 có tác dụng thể hiện diễn biến tâm lí của nhân vật chính: hồi hộp, mong đợi sự thật được phơi bày, bản thân được giải oan, lo sợ nếu như sự thật không được sáng tỏ.

=> Bối cảnh không gian, thời gian như vậy có các tác dụng: làm tăng kịch tính của cuộc đấu trí, sự dồn nén cảm xúc của các nhân vật, đặc biệt là hai nhân vật: Giôn Oa-rân và cô thư kí Ba-brơ; thể hiện sự giảo quyệt, bình tĩnh của Gioóc Cle-mon (thủ phạm); lôi kẻ phạm tội ra ánh sáng.

2. Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, chi tiết của truyện trinh thám được thể hiện trong văn bản Kẻ sát nhân lộ diện

Nhân vật

Nhân vật chính

Giôn Oa-rân có khả năng quan sát tinh tường các sự kiện, đặc biệt là quan sát diễn biến tâm lí của Gioóc Cle-mon, khả năng phân tích các hiện tượng, sự kiện, khả năng suy luận, ý nghĩa của các sự kiện.

Nhận xét: Nhân vật chính trong truyện này thể hiện đầy đủ các đặc điểm của nhân vật chính trong truyện trinh thám. Một trong những nét đặc sắc của câu chuyện này: nhân vật chính (Giôn Oa-rân) vừa là người bị nghi là tội phạm vừa là người thực hiện cuộc điều tra cho vụ án của bản thân mình (khác với các truyện trinh thám khác, người điều tra là cảnh sát, thám tử điều tra vụ phạm tội của người khác).

Nhân vật phụ

+ Thư kí Ba-brơ là người cộng sự đắc lực của Giôn trong quá trình điều tra để chứng minh ông chủ của mình không phạm tội.

+ Cảnh sát trưởng Scan-lân, ban đầu nghi ngờ Giôn nhưng cuối cùng, với sự thuyết phục của Ba-bro đã sắp xếp cuộc hỏi cung ở đồn cảnh sát nhằm lột mặt nạ của kẻ phạm tội.

+ Gioóc Cle-mon, kẻ phạm tội giết tới ba người trong đó có Phran-xơ (vợ của Giôn, tình nhân của Gioóc) lại là luật sư của Giôn. Vai trò của luật sư là phải bảo vệ quyền lợi của thân chủ, nhưng trong truyện này, luật sư lại cố đổ tội cho thân chủ.

Sự việc, chi tiết

+ Đan, cựu cảnh sát bị bắn chết, là người cùng hội đi săn với Giôn, viên đạn tìm thấy trong đầu nạn nhân cùng cỡ với đạn trong khẩu súng của Giôn.

+ Phran-xơ bị giết sau khi đi Niu Ô-lin về và hai vợ chồng cãi nhau.

+ Cuộc gọi điện tố cáo mối quan hệ bất chính giữa Phran-xơ và Đan của một người phụ nữ bí ẩn.

+ Cuộc đối thoại qua điện thoại của cảnh sát trưởng và vợ do Ba-bro đóng giả.

+ Gioóc Cle-mon gọi điện cho Đen-mân (thám tử ở Niu Ô-lin) yêu cầu anh ta thủ tiêu tang vật là chiếc phong bì mà Gioóc dùng để gửi trả tiền công cho việc anh ta theo dõi Phran-xơ trong những ngày Phran-xơ ở Niu Ô-lin.

Nhận xét: đều có tác dụng tăng thêm kịch tính cho câu chuyện, cung cấp các bằng chứng, manh mối cho quá trình điều tra (xem phần tóm tắt tác phẩm và trong đoạn trích).

- Gioóc Cle-mon được miêu tả qua cái nhìn của Giôn Oa-rân (nhân vật chính, người bị tình nghi là thủ phạm). 

=> Tác dụng: thể hiện rõ những quan sát, cảm nhận của nhân vật chính về thái độ bình tĩnh đáng kinh ngạc, sự giảo quyệt của Gioóc Cle-mon (thủ phạm), đồng thời thể hiện rõ diễn biến tâm lí của người bị tình nghi: lo lắng, hồi hộp, sợ hãi, vỡ oà cảm xúc khi tội phạm bị lật mặt, bản thân được giải oan.

3. Tổng kết

a. Nội dung

VB Kẻ sát nhân lộ diện đã mô tả lại hành trình phá án của vật chính (Giôn Oa-rân) vừa là người bị nghi là tội phạm vừa là người thực hiện cuộc điều tra tạo nên nhiều điều bất ngờ, thú vị cho câu chuyện, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc qua từng tình tiết. Qua đó, tác giả khẳng định sự chiến thắng của lẽ phải và công lí.

b. Nghệ thuật

- Ngôi kể: ngôi thứ ba.

- Kết hợp sử dụng lời thoại của nhân vật và lời người kể chuyện.

- Ngôn ngữ trong truyện có sự đan xen, kết hợp chặt chẽ giữa ngôn ngữ tự sự (lời kể của nhân vật chính về “màn kịch gia đình”; lời kể của Ba-bro về việc đã lôi kéo cảnh sát trưởng bố trí cuộc hỏi cung) với ngôn ngữ miêu tả gương mặt, thái độ của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Gioóc Cle-mon; miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật chính, đồng thời kết hợp với những từ ngữ thể hiện cảm xúc hồi hộp, lo sợ của nhân vật chính. 

- Sự kết hợp giữa ngôn ngữ đối thoại và độc thoại của nhân vật chính (ở phần 1 của đoạn trích) cũng là một đặc điểm nổi bật của truyện.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 7: Kẻ sát nhân lộ diện (Sác-lơ Uy-li-am)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay