Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 8: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 8: NHỮNG CUNG BẬC TÌNH CẢM
VIẾT: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. Tri thức về kiểu bài
1. Yêu cầu đối với kiểu văn bản
- Nội dung:
+ Phân tích được nội dung chủ đề
+ Nêu và phân tích được tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đối với việc thể hiện nội dung
- Hình thức:
+ Lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm
+ Diễn đạt mạch lạc, sử dụng các phương tiện kết hợp hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận của văn bản.
2. Sơ đồ bố cục của kiểu bài
- Mở bài:
+ Giới thiệu về tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả)
+ Nêu ý kiến khái quát về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
- Thân bài:
+ Lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề
+ Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm và tác dụng của nó đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm
- Kết bài:
+ Khẳng định lại ý kiến về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
+ Nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm
II. Phân tích kiểu văn bản
1. Luận đề và luận điểm chính
- Luận đề: giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương).
- Luận điểm:
+ Luận điểm 1: chủ đề ý nghĩa của lời ru và các khía cạnh nội dung của chủ đề.
+ Luận điểm 2: những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng đối với việc thể hiện chủ đề.
2. Cách văn bản phân tích của VB
- Với luận điểm về chủ đề của tác phẩm, đầu tiên, người viết nêu chủ đề và một số căn cứ để xác định chủ đề; sau đó, lần lượt phân tích, làm rõ từng khía cạnh nội dung của chủ đề bằng cách đưa ra các lí lẽ và bằng chứng lấy từ tác phẩm.
- Tương tự, với luận điểm những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật, người viết cũng sử dụng lí lẽ và bằng chứng lấy từ tác phẩm để phân tích, đánh giá hiệu quả thẩm mĩ của hai nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ là hình ảnh thơ và âm hưởng toàn bài thơ.
3. So sánh cách phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm thơ với một tác phẩm truyện
Về cơ bản, kiểu bài phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm thơ khác với tác phẩm truyện ở đặc điểm hình thức của thể loại.
+ Đối với thơ, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật thể hiện ở từ ngữ, hình ảnh, vẫn, nhịp, biện pháp tu từ,…
+ Còn đối với truyện là cốt truyện, tình huống, nhân vật, ngôi kể, sự việc, chi tiết nghệ thuật,...
4. Kinh nghiệm gì khi viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ
Khi viết bài bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ, cần chú ý phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.
III. Thực hành viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
1. Chuẩn bị trước khi viết
- Lưu ý: Tìm các nguồn tư liệu tham khảo như: bài báo, bài nghiên cứu, sách tham khảo ở thư viện hoặc các trang web uy tín có liên quan đến bài thơ đã chọn và lập danh mục tư liệu tham khảo.
- Một số tác phẩm gợi ý: Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân), Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến), Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải), Đêm khuya tự tình với sông Hương (Hàn Mặc Tử), Tiếng đàn mưa (Bích Khê),...
2. Tìm ý, lập dàn ý
- Lưu ý: Khi triển khai lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm, cần tránh sự trùng lặp về ý giữa các luận điểm. Một số bằng chứng có thể dùng để làm sáng tỏ cho nhiều luận điểm, nhưng với mỗi luận điểm, cách triển khai lí lẽ để phân tích, lí giải cần khác nhau.
3. Viết bài
- Lưu ý:
+ Kết hợp nêu luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
+ Tách đoạn hợp lí và sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
+ Sử dụng một số cách viết để mở bài và kết bài hấp dẫn như: trích những đoạn thơ cùng chủ đề với tác phẩm cần phân tích, trích dẫn danh ngôn, nhận định về tác giả, tác phẩm,...
+ Trong một số trường hợp, em có thể trao đổi với các ý kiến trái chiều về tác phẩm để làm cho nội dung bài viết thêm phong phú.
4. Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 8: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học