Trắc nghiệm Toán 3 Chân trời sáng tạo Chương 1: Bài 16 - Làm quen với biểu thức

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 3 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chương 1: Bài 16_Làm quen với biểu thức. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: =>

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm Toán 3 Chân trời sáng tạo Chương 1: Bài 16 - Làm quen với biểu thức

Xem đáp án và tải toàn bộ: - Tại đây

CHƯƠNG I: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 16: LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1:  Chọn đáp án không là biểu thức số

A. 269+18

B. 15×2+39

C. 900-300:5×3

D. 84:2+a

Câu 2: Chọn đáp án là biểu thức số

A. 987-26a-b

B. 75+8:4×3

C. x-y+z

D. 24-25+26-a

Câu 3: Biểu thức 95-17×2 đọc là

A.  Chín mươi lăm trừ mười bảy nhân hai

B. Chín mươi lăm trừ mười bảy nhân ba

C. Chín mươi lăm trừ mười bảy trừ hai

D. Chín mươi bảy trừ mười bảy nhân hai

Câu 4: Biểu thức “sáu mươi lăm trừ bốn mươi hai cộng mười”viết là

A. 60-5-40+10

B. 65-42+10

C. 60-40+12

D. 65-40+12

Câu 5: Chọn cách đọc tương ứng với biểu thức 15:3×4

A. Hai mươi cộng hai mươi tám trừ bảy

B. Sáu nhân hai nhân ba

C. Hai mươi tư chia hai chia bốn

D. Mười lăm chia ba nhân bốn

Câu 6:  Chọn cách đọc tương ứng với biểu thức 20+28-9

A. Hai mươi cộng hai mươi tám trừ chín

B. Sáu nhân hai nhân ba

C. Hai mươi tư chia hai chia bốn

D. Mười lăm chia ba nhân bốn

Câu 7: Chọn cách đọc tương ứng với biểu thức 6×3×8

A. Hai mươi cộng hai mươi tám trừ bảy

B. Sáu nhân ba nhân tám

C. Hai mươi tư chia hai chia bốn

D. Mười lăm chia ba nhân bốn

Câu 8: Chọn cách đọc tương ứng với biểu thức 24:8:3

A. Hai mươi cộng hai mươi tám trừ bảy

B. Sáu nhân hai nhân ba

C. Hai mươi tư chia tám chia ba

D. Mười lăm chia ba nhân bốn

Câu 9: Lập biểu thức “hiệu của 21 trừ đi 3”

A. 21-3

B. 3-21

C. 21+3

D. 21×3

Câu 10: Lập biểu thức “thương của 21 chia cho 3”

A. 21-3

B. 21×3

C. 21:3

D. 21+3

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1:  Lập biểu thức “tổng của ba số 18, 19 và 20 trừ đi tích của 3 và 6”

A. 3×6+18+19+20

B. 18+19-20-3×6

C. (18+19+20)-3×6

D. 18+19+20-3-6

Câu 2: Quan sát hình vẽ và chọn biểu thức mô tả hiệu số cá ở bình B và bình A

 

A. 9-6

B. 9-8

C. 8-6

D. 9-8-6

Câu 3: Quan sát hình vẽ và chọn biểu thức mô tả hiệu số cá ở bình A và bình C

 

A.  9-6

B. 9-8

C. 8-6

D. 9-8-6

Câu 4: Cộng tất cả các số từ 1 đến 5 rồi lấy 999 trừ đi tổng vừa tìm được. Kết quả là

A. 994

B. 894

C. 974

D. 984

Câu 5: Lấy 77 trừ đi 7 năm lần thì bằng

A. 62

B. 32

C. 52

D. 42

Câu 6: Lấy 80 trừ đi 9 bốn lần bằng

A. 71

B. 44

C. 54

D. 66

Câu 7: Lấy 90 trừ đi 7 ba lần thì bằng

A. 249

B. 87

C. 83

D. 69

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Quan sát hình vẽ và cho biết ý nghĩa của biểu thức 8+9+6

 

A. Tổng số con cá ở bình A và bình B

B. Tổng số con cá ở bình C và bình B

C. Tổng số con cá ở bình A và bình C

D. Tổng số con cá ở bình A, bình B và bình C

Câu 2: Quan sát hình vẽ và chọn biểu thức mô tả “tổng số cá ở bình A và bình B trừ  tổng số cá ở bình A và bình C”

 

A. (8+6)-(8-9)

B. (8+9)-(8+6)

C. (8+8)-(6+9)

D. 8+9-8+6

Câu 3: 22 là giá trị của biểu thức nào

A. 32+8-18

B. 80-40+10

C. 6×9

D. 45:5+10

Câu 4: Biểu thức nào có giá trị lớn nhất

A. 75+17-39

B. 131-88+73

C. 6×3:9

D. 64:8×2

Câu 5: Biểu thức nào có giá trị bằng 53

A. 75+17-39

B. 131-88+73

C. 6×3:9

D. 64:8×2

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tính tổng các số từ 1 đến 25

A. 315

B. 425

C. 325

D. 485

Câu 2: Giá trị của biểu thức 45×2024-45×2023+45×1 bằng

A. 45

B. 50

C. 80

D. 90

=> Giáo án toán 3 chân trời bài: Làm quen với biểu thức

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay