Trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều Bài 8: Khí áp, gió và mưa
Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Khí áp, gió và mưa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 10 cánh diều (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
PHẦN 2: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊNCHƯƠNG 3: KHÍ QUYỂNBÀI 8: Khí ÁP, GIÓ VÀ MƯAA. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 câu)
BÀI 8: Khí ÁP, GIÓ VÀ MƯAA. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 câu)
Câu 1: Từ cực Bắc tới cực Nam có bao nhiêu đai khí áp?
A. 7.
B. 9.
C. 5.
D. 6.
Câu 2: Từ xích đạo về cực Bắc có bao nhiêu đai khí áp?
A. 3
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 3: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp cao và bao nhiêu đai khí áp thấp?
A. 3 đai khí áp cao và 3 đai khí áp thấp.
B. 3 đai khí áp cao và 4 đai khí áp thấp.
C. 4 đai khí áp cao và 4 đai khí áp thấp.
D. 4 đai khí áp cao và 3 đai khí áp thấp.
Câu 4: Một số nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa là
A. Khí áp, gió
B. Frông
C. Dòng biển, địa hình
D. Cả A, B, C
Câu 5: Frông khí quyển là
A. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.
B. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.
C. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.
D. bề mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí đó hình thành.
Câu 6: Các khu khí áp thấp có nhiều mưa là do
A. Không khí ẩm được đẩy lên cao.
B. Luôn có gió quanh rìa thổi ra ngoài
C. Không khí ẩm không được bốc lên.
D. Luôn có gió từ trung tâm thổi đi.
Câu 7: Các khu áp thấp thường có lượng mưa
A. trung bình
B. rất ít.
C. rất lớn.
D. lớn.
Câu 8: Nhân tố nào sau đây thường gây ra mưa nhiều?
A. Gió đất, gió biển.
B. Gió Đông cực.
C. Gió Mậu dịch.
D. Dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 9: Các khu áp cao thường có mưa rất ít hoặc không mưa là do
A. không khí ẩm không bốc lên được lại bị gió thổi đi.
B. vị trí nằm sâu trong đất liền, diện tích lục địa lớn.
C. nhiệt độ không khí cao, chứa nhiều không khí khô.
D. nhiệt độ thấp, không khí ẩm không bốc lên được.
Câu 10: Khu vực nào sau đây thường có mưa nhiều?
A. Nơi dòng biển lạnh đi qua.
B. Miền có gió Mậu dịch thổi.
C. Nơi ở rất sâu giữa lục địa.
D. Miền có gió thổi theo mùa.
Câu 11: Nơi tranh chấp giữa khối khí nóng và khối khí lạnh thường
A. mưa.
B. khô.
C. nóng.
D. lạnh.
Câu 12: Trên Trái Đất, mưa ít nhất ở vùng
A. xích đạo.
B. chí tuyến.
C. cực.
D. ôn đới.
Câu 13: Loại gió nào sau đây thổi quanh năm từ áp cao về áp thấp ôn đới?
A. Gió Đông cực
B. Gió phơn
C. Gió mùa
D. Gió Mậu dịch
Câu 14: Loại gió thổi thường xuyên từ đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60o là
A. Gió Đông cực
B. Gió Tây ôn đới
C. Gió Tín phong
D. Cả ba đều sai
Câu 15: Gió mùa là gió thổi theo mùa với đặc tính?
A. Nhìn chung mùa hạ gió nóng và khô, mùa đông gió lạnh và ẩm.
B. Nhìn chung mùa hạ gió nóng và ẩm, mùa đông gió lạnh và khô.
C. Nhìn chung mùa hạ gió mát mẻ, mùa đông gió ấm áp.
D. Nhìn chung mùa hạ gió nóng bức, mùa đông gió lạnh lẽo và ấm.
Câu 16: Sức ép của không khí lên bề mặt trái đất gọi là
A. Lớp vỏ khí
B. Gió
C. Khối khí
D. Khí áp
Câu 17: Gió biển là loại gió?
A. Thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm.
B. Thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.
C. Thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày.
D. Thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày.
Câu 18: Gió Mậu Dịch có hướng?
A. Tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.
B. Đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam.
C. Tây nam ở bán cầu Bắc, động Bắc ở bán cầu Nam.
D. Đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.
Câu 19: Gió Mậu Dịch có đặc điểm là?
A. Chủ yếu thổi vào mùa hạ, nóng ẩm, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa.
B. Chủ yếu thổi vào mùa đông, lạnh, khô, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa.
C. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tinh chất chung là ẩm ướt.
D. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tinh chất chung là khô.
Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là?
A. Sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến.
B. Sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới.
C. Sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa.
D. Sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương Theo Mùa.
2. THÔNG HIỂU (12 Câu)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?
A. Mưa không nhiều ở hai vùng ôn đới.
B. Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực.
C. Mưa không nhiều ở vùng xích đạo.
D. Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.
Câu 2: Vì sao các khu khí áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới?
A. Không khí ở đó loãng, dễ bị lạnh hơi nước ngưng tụ sinh ra mưa
B. Không khí ở đó bị đẩy lên cao hơi nước gặp lạnh ngưng tụ sinh ra mưa
C. Nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn nhiệt độ cao nước bốc hơi nhiều sinh ra mưa
D. Nơi đây nhận được rõ ẩm từ các nơi thổi đến mang theo mưa
Câu 3: Vì sao các áp cao cận chí tuyến thường có các hoang mạc lớn?
A. Nơi đây nhận được bức xạ mặt trời lớn quanh năm, rất nóng và khô hạn
B. Không khí ở đó bị nén xuống, cây cối không thể mặc được.
C. Không khí bị nén xuống, hơi ẩm không bật lên được nên không có mưa.
D. Các áp cao cận chí tuyến thường nằm sâu trong lục địa nên ít mưa.
Câu 4: Vì sao các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm khí áp riêng biệt?
A. Sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại đương.
B. Bị địa hình bề mặt trái đất chia cắt.
C. Diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau.
D. Tác động của các loại gió thổi trên bề mặt trái đất.
Câu 5: Tại sao ven bờ đại dương, gần nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều?
A. Phía trên dông biển nóng có khí áp thấp, không khí bốc lên cao gây mưa.
B. Dông biển nóng mang hơi nước từ nơi nóng đến nơi lạnh, nhưng tụ gây mưa.
C. Không khí trên dông biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.
D. Gió mang hơi nước từ lục địa thổi ra, gặp dông biển nóng ngưng tụ gây mưa.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?
A. Mưa nhiều ở vùng vĩ độ trung bình.
B. Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực.
C. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
D. Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.
Câu 7: Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Trong năm, trên lục địa vào mùa hạ hình thành áp cao, mùa đông có áp thấp
B. Tỉ trọng của không khí có hơi nước nhẹ hơn tỉ trọng của không khí khô.
C. Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp sẽ giảm.
D. Khí áp tăng khi nhiệt độ giảm
Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén của không khí càng nhỏ nên khí áp càng giảm mạnh.
B. Khí áp dao động trong ngày và trong năm do nhiệt độ thay đổi.
C. Trong năm, trên lục địa vào mùa hạ hình thành áp thấp, mùa đông có áp cao
D. Cả A, B, C
Câu 9: Nguyên nhân hình thành khí áp là?
A. Xích đạo có nhiệt độ cao quanh năm, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm nên hình thành đai áp thấp.
B. Vùng cực Bắc và vùng cực Nam luôn có nhiệt độ rất thấp, sức nén không khí tăng nên tồn tại các đai áp cao.
C. Đai áp cao cận chí tuyến hình thành do không khí thăng lên Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng.
D. Cả A, B, C
Câu 10: Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Khí áp tăng khi độ ẩm không khí tăng.
B. Khí ấp giảm khi độ ẩm không khí tăng
C. Khí áp tăng hoặc giảm sẽ làm độ ẩm không khí tăng hoặc giảm theo.
D. Giữa khí áp và độ ẩm không khí không có mối quan hệ nào.
Câu 11: Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Khi áp tăng làm cho nhiệt độ không khí tăng.
B. Khi áp tăng làm cho nhiệt độ không khí giảm.
C. Nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp tăng.
D. Nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp giảm.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng với các khối khí?
A. Các khối khí ở vĩ độ khác nhau có tính chẩt khác nhau.
B. Khối khí ờ đại dương khác với khối khí ở trên lục địa.
C. Nguồn nhiệt ẩm quy định tính chất của các khôi khi.
D. Tính chất của các khối khí luôn ổn định khi di chuyên.
3. VẬN DỤNG (7 Câu)
Câu 1: Gió Tây ôn đới là gió thổi thường xuyên từ
A. Vĩ độ 30oC Bắc, Nam lên khoảng vĩ độ 60oC Bắc, Nam.
B. Vĩ độ 60oC Bắc, Nam lên khoảng vĩ độ 90oC Bắc, Nam.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 2: Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió
A. Gió Nam.
B. Gió Đông Bắc.
C. Gió Tây Nam.
D. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 3: Đai áp thấp "T" nằm ở vĩ độ bao nhiêu?
A. 0oC, 60oC
B. 0oC, 30oC
C. 0oC, 90oC
D. 30oC, 90oC
Câu 4: Hướng gió mùa ở nước ta là?
A. Mùa hạ hướng tây nam (hoặc đông nam), mùa đông hướng đông bắc.
B. Mùa hạ hướng tây bắc, mùa đông hướng đông bắc.
C. Mùa hạ hướng tây nam, mùa đông hướng đông nam.
D. Mùa hạ hướng tây nam hoặc đông bắc, mùa đông hướng đông bắc hoặc tây nam.
Câu 5: Một trong những yếu tố quan trọng khiến nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là do chịu ảnh hưởng của
A. gió mùa.
B. gió Mậu Dịch.
C. gió Tây ôn đới.
D. gió đất, gió biển.
Câu 6: Vào mùa đông, đi trước gió mùa đông bắc (khổi khí hậu ôn đới lục địa Pc) đem không khí lạnh tràn vào nước ta là
A. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí cực và khối khí ôn đới (frông địa cực FA).
B. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến (frông ôn đới FP).
C. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.
D. bề mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí xích đạo ở hai bán cầu (dải hội tụ nhiệt đới).
Câu 7: Các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm khí áp riêng biệt do
A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại đương.
B. bị địa hình bề mặt Trái Đất chia cắt.
C. diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau.
D. tác động của các loại gió thổi trên bề mặt Trái Đất.
4 . VẬN DỤNG CAO (5 Câu)
Câu 1: Em hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B, C sao cho phù hợp.
A. 1- A – I; 2 – A – III; 3 – B – II
B. 1- A – II; 2 – A – III; 3 – B – II
C. 1- A – III; 2 – A – I; 3 – B – II
D. 1- A – I; 2 – A – II; 3 – B – III
Câu 2: Tại sao tàu thuyền di chuyển trên đại dương thế giới thường gặp khó khăn khi đi qua khu vực từ khoảng 30° đến 40° ở cả hai bán cầu?
A. Từ khoảng 30 đến 40° ở cả hai bán cầu là khu vực của áp cao cận nhiệt đới, thường lặng gió nên các tàu thuyền di chuyển chủ yếu dựa vào sức gió sẽ hết sức khó khăn khi đi qua khu vực này.
B. Từ khoảng 30 đến 40° ở cả hai bán cầu là khu vực của áp cao cận nhiệt đới, thường gió rất to nên các tàu thuyền di chuyển hết sức khó khăn khi đi qua khu vực này.
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 3: Quan sát hình sau và trình bày quá trình hình thành gió phơn
A. Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị dãy núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao, nhiệt độ giảm (trung bình lên 100 m nhiệt độ giảm 0,6 °C); đến một độ cao nhất định, hơi nước ngưng tụ tạo thành mây và gây mưa.
B. Khi không khí sang được sườn bên kia, hơi nước đã hết nên trong quá trình di chuyển xuống, nhiệt độ tăng lên (trung bình xuống 100 m nhiệt độ tăng 1 °C), gió trở nên nóng và khô.
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 4: Gió phơn khô nóng thổi vào mùa hạ ở vùng Bắc Trung bộ nước ta có hướng?
A. Tây nam.
B. Đông nam
C. Tây bắc.
D. Đông bắc.
Câu 5: Nhà thơ Tố Hữu có câu thơ
“ Trường Sơn, đông nắng, tây mưa.
Ai chưa đến đó như chưa rõ mình.”
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đông nắng, tây mưa là do
A. Phía tây là sườn đón gió, phía đông là sườn khuất gió.
B. Phía tây là sườn khuất gió, phía đông đón gió.
C. Phía tây nằm tiếp giáp biển, phía đông nằm sâu trong lục địa.
D. Phía tây có rừng bao phủ, còn phía đông chủ yếu là đất trồng.
=> Giáo án địa lí 10 cánh diều bài 8: Khí áp, gió và mưa