Giáo án kì 2 quốc phòng an ninh 10 cánh diều

Giáo án quốc phòng an ninh 10 học kì 2 bộ sách cánh diều. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 quốc phòng an ninh 10 cánh diều. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 quốc phòng an ninh 10 cánh diều
Giáo án kì 2 quốc phòng an ninh 10 cánh diều
Giáo án kì 2 quốc phòng an ninh 10 cánh diều
Giáo án kì 2 quốc phòng an ninh 10 cánh diều
Giáo án kì 2 quốc phòng an ninh 10 cánh diều
Giáo án kì 2 quốc phòng an ninh 10 cánh diều
Giáo án kì 2 quốc phòng an ninh 10 cánh diều
Giáo án kì 2 quốc phòng an ninh 10 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 quốc phòng an ninh 10 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2. ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ VÀ CHIẾN THUẬT BỘ BINH

BÀI 7: MỘT SỐ NỘI DUNG ĐIỀU LỆNH QUẢN LÍ BỘ ĐỘI VÀ ĐIỀU LỆNH CÔNG AN NHÂN DÂN

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số nội dung chính trong Điều lệnh quản lí bộ đội và Điều lệnh Công an nhân dân
  • Biết vận dụng những kiến thức được học vào cuộc sống.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

Năng lực riêng:

  • Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
  • Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân.
  1. Phẩm chất
  • Đánh giá được hành vi chấp hành kỉ luật, pháp luật của bản thân và người khác.
  • Đấu tranh, phê bình các hành vi vô kỉ luật, vi phạm pháp luật.
  • Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 10.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:

  • Tiết 1: Khởi động bài học, các hoạt động khám phá, luyện tập mục I.
  • Tiết 2: Các hoạt động khám phá, luyện tập mục II; vận dụng cả bài.
  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo được hứng thú và tâm thế sẵn sàng cho HS tìm hiểu, khám phá nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV nêu vấn đề là tình huống khởi động (SGK tr. 40), HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu tình huống khởi động bài học:

Sau một ngày tham quan doanh trại quân đội, bạn An đã viết mở đầu trong nhật kí: “Trải nghiệm hôm nay thật tuyệt vời! Phải ghi lại và chia sẻ những hoạt động trong ngày của các chiến sĩ với các bạn trong lớp để cùng nhau rèn luyện theo nền nếp quân đội”.

Theo em, An sẽ viết tiếp những gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 sử dụng kĩ thuật "Tia chớp" để giải quyết tình huống khởi động trên

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe câu hỏi, phân tích tình huống của bài và nói nhanh những suy nghĩ vừa xuất hiện.

- GV dẫn dắt, hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong phân tích tình huống và đưa ra nhận xét, phương án trả lời của mình (HS thoải mái trình bày ý kiến):

Theo em, An sẽ viết tiếp những trải nghiệm và chia sẻ suy nghĩ về môi trường rèn luyện trong doanh trại quân đội:  Trong buổi tham quan, tôi được trải nghiệm thực tế nơi làm việc, học tập, rèn luyện của các chú bộ đội, được các chú chia sẻ về cuộc sống và những ngày rèn luyện trong quân đội, tôi học được tính kỷ luật, nề nếp và hiểu được giờ giấc sinh hoạt của các chú bộ đội. Chúng tôi được các chú kể về những truyền thống anh hùng, đấu tranh, sự hy sinh giành độc lập của các thế hệ cha anh, được tham quan phòng truyền thống, phòng luyện tập quân sự, phòng ăn, phòng ngủ… của các chú. Thể hiện tình cảm của mình, chúng tôi đã có những tiết mục văn nghệ và những món quà nhỏ gửi tặng các chú bộ đội với tình yêu và lòng ngưỡng mộ.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV biểu dương tinh thần xung phong phát biểu ý kiến của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ý kiến của cá em dự đoán nội dung bạn An sẽ viết tiếp trong nhật kí sau một ngày tham quan doanh trại quân đội đều có ý đúng. Để hiểu rõ hơn nội dung bạn An đã trải nghiệm, chúng ta cần tìm hiểu một số nội dung Điều lệnh quản lí bộ đội và Điều lệnh Công an nhân dân qua bài học hôm nay”.

 "Bài 7: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân."

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐIỀU LỆNH QUẨN LÍ BỘ ĐỘI

Hoạt động 1: Tìm hiểu chức trách quân nhân.

  1. Mục tiêu: HS trình bày được chức trách quân nhân.
  2. Nội dung:

- GV đưa ra các câu hỏi khám phá; HS đọc thông tin mục I/1 – SGK tr.40, để trả lời câu hỏi.

- HS đọc thông tin SGK và hoàn thành phiếu học tập 7.1

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và phiếu học tập 7.1.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I/1 - SGK tr.40, kết hợp các kiến thức của bản thân thảo luận nhóm sử dụng kỹ thuật "Đọc tích cực"  để trả lời câu hỏi Khám phá 1:

Bạn Dũng có ông nội là cựu chiến binh. Nhân ngày 22-12, lớp em đến thăm ông. Ông hỏi ở lớp có người thân của cháu nào là quân nhân không. Chúng em trả lời có anh trai bạn Việt là chiến sĩ Phòng không – Không quân, anh trai bạn Hoa là chiến sĩ Hải quân, mẹ bạn Hùng là bác sĩ quân y. Ông nói cả ông và người thân của các bạn tuy làm những nhiệm vụ khác nhau trong quân đội nhưng đều phải thực hiện theo 10 lời thề và chức trách quân nhân.

Theo em, chức trách quân nhân bao gồm những gì?

- GV chia HS trong lớp thành các nhóm (3-4 HS) và giao nhiệm vụ cho HS hợp tác, thảo luận nhóm sử dụng kĩ thuật "Lược đồ tư duy" và hoàn thành phiếu học tập 7.1 (Phiếu học tập được đính cuối bài)

 Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận; các nhóm khác nhận xét.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi, hoàn thành nhanh bài tập.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung vừa nghiên cứu.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Một số nội dung cơ bản của điều lệnh quản lí bộ đội

1. Chức trách quân nhân

Khám phá 1:

- Chức trách quân nhân bao gồm:

·         Thực hiện đúng 10 lời thề danh dự và 12 điều kỉ luật khi quan hệ với nhân dân. Luôn rèn ý chí chiến đấu, khắc phục mọi khó khăn, không sợ hi sinh, gian khổ, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. 

·         Tuyệt đối phục từng lãnh đạo, chỉ huy, chấp hành nghiêm mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên và điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội. 

·         Tích cực học tập chính trị, quân sự, văn hóa, KHKT và pháp luật để không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực hoạt động. Rèn luyện thể thao, tác phong chiến đấu.

·         Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đề cao tự phê bình và phê bình, trung thực, bình đẳng, yêu thương, tôn trọng, bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau lúc bình thường cũng như khi chiến đấu.

·         Giữ gìn vũ khí, trang bị, tài sản của quân đội, bảo vệ và tiết kiệm của công, không tham ô, lãng phí. 

·         Tuyệt đối giữ bí mật của nhà nước và quân đội, đề cao cảnh giác cách mạng. Nếu bị địch bắt quyết một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, không phản bội. 

·         Đoàn kết bảo vệ giúp đỡ nhân dân, tôn trọng lợi ích chính đáng và phong tục tập quán của nhân dân. 

·         Gương mẫu chấp hành pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy tắc sinh hoạt xã hội; bảo vệ cơ quan Đảng và Nhà nước.

·         Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, làm tròn nghĩa vụ quốc tế, góp phần vào sự nghiệp cách mạng của các dân tộc đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. 

·         Chấp hành đúng chính sách đối với tù binh, hàng binh, tích cực tiến hành công tác tuyên truyền đặc biệt. 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu quy về chào, xưng hô của quân nhân

  1. Mục tiêu: HS nêu được quy định về chào, xưng hô của quân nhân.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc thông tin mục I/2 (SGK tr.41) thực hiện lần lượt các yêu cầu của GV đề tìm hiểu về quy định chào, xưng hô của quân nhân.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I/2 -SGK tr.24, sử dụng kỹ thuật "Đọc tích cực"  để trả lời câu hỏi Khám phá 2:

Em hãy quan sát Hình 1.1 và cho biết sự khác nhau trong cách chào, xưng hô của quân nhân trong từng trường hơp.

 Đại diện một số HS lần lượt trình bày nhanh ý kiến của mình, một số HS khác nhận xét.

 GV nhận xét câu trả lời của các HS và đưa ra đáp án.

- GV chiếu Slide, tổ chức cho HS trao đổi đọc và trả lời nội dung Câu 7.1, Câu 7.2, Câu 7.3 và Câu 7.4 SBT.

 Một số HS trả lời, một số HS nhận xét.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc thông tin trong SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét các ý kiến của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Chào, xưng hô

Sự khác nhau trong cách chào, xưng hô của quân nhân trong từng trường hơp:

·         Hình a: Quân nhân khi gặp nhau phải chào. Quân nhân gọi nhau bằng đồng chí và xưng "tôi", sau tiếng "đồng chí" có thể gọi tiếp cấp bậc, chức vụ, họ tên người mà mình tiếp xúc. 

·         Hình b: Cấp dưới phải chào cấp trên trước, người được chào phải chào lại. Đối với cấp trên, có thể gọi là "thủ trưởng", nghe gọi đến tên, "quân nhân" phải trả lời "có". Khi nhận lệnh, hoặc trao đổi công việc xong, quân nhân phải nói "rõ", nếu chưa rõ thì phải hỏi lại.

·         Hình c: Trong lúc nghỉ ngơi, quân nhân có thể xưng hộ với nhau theo tập quán thông thường. 

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu chế độ làm việc, sinh hoạt trong ngày và trang phục quân nhân.

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được quy định cơ bản về chế độ làm việc, sinh hoạt trong ngày và trang phục của quân nhân,
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và đọc thông tin mục I/3 và I/4 (SGK tr.42), thực hiện lần lươt các yêu cầu của GV đề tìm hiểu chế độ làm việc, sinh hoạt trong ngày và trang phục của quân nhân.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, Phiếu học tập 7.2
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chế độ làm việc và sinh hoạt trong ngày của quân nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và đọc thông tin mục I/3 (SGK tr.41) sử dụng kĩ thuật “XYZ” để trả lời câu hỏi của Khám phá 3:

Em hãy quan sát hình 7.2 và hoàn thành bảng 7.1 bằng cách ghi các kí hiệu hoạt động phù hợp.

- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời:

Em hãy kể tên các chế độ làm việc, sinh hoạt trong ngày của quân nhân.

  Đại diện một số HS trả lời câu hỏi và các bạn HS khác nhận xét.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi của GV.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét các ý kiến của HS và kết luận trên cơ sở SGK

- GV chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Chế độ làm việc và sinh hoạt trong ngày của quân nhân

Bảng 7.1 (Phía dưới)

Trong điều kiện bình thường, chế độ làm việc, sinh hoạt trong ngày của quan nhân gồm:

·        Thứ dậy

·        Thể dục sáng

·        Treo Quốc kì

·        Kiểm tra sáng

·        Học tập

·        Ăn uống

·        Bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị

·        Thể thao, tang gia sản xuất

·        Đọc báo, nghe tin

·        Điểm danh, điểm quân số

·        Ngủ nghỉ

Bảng 7.1

Thứ tự theo thời gian

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Kí hiệu hoạt động

M

G

B

C

N

I

H

E, A

K

L

D

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về trang phục của quân nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 7.3 và đọc thông tin mục I/4 (SGK tr.41) sử dụng kĩ thuật “Đọc tích cực” để trả lời câu hỏi của Khám phá 4:

Quân nhân có những trang phục nào?

  Đại diện một số HS trả lời câu hỏi và các bạn HS khác nhận xét.

 GV giới thiệu trang phục của quân nhân như trong SGK và mời một vài HS phát biểu lại.

- GV chia HS trong lớp thành các nhóm (3-4 HS) và giao nhiệm vụ cho HS hợp tác, thảo luận nhóm sử dụng kĩ thuật "XYZ", “Đọc tích cực” và hoàn thành phiếu học tập 7.2 (Phiếu học tập được đính cuối bài)

 Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận; các nhóm khác nhận xét.

- GV chiếu Slide, yêu cầu HS nêu nội dung Câu 7.5 SBT, sau đó thảo luận nhóm đôi đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi của GV.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét các ý kiến của HS và kết luận trên cơ sở SGK

- GV chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

4. Trang phục của quân nhân

-         Trang phục của quân nhân gồm: trang phục dự lễ, trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ, trang phục công tác. 

-         Quân nhân mặc trang phục từng mùa theo quy định. 

 

 

TIẾT 2

  1. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐIỀU LỆNH CÔNG AN NHÂN DÂN

Hoạt động 4: Tìm hiểu một số nội dung cơ bản của ĐIều lệnh Công an nhân dân

  1. Mục tiêu: HS nêu được nội dung cơ bản về chức trách, cách chào, xưng hô và trang phục của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
  2. Nội dung:

- GV nêu các câu hỏi khám phá, luyện tập mục II/1, 2 và 3 (SGK tr.43, 44), yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin SGK để tìm hiểu về một số nội dung cơ bản của Điều lệnh Công an nhân dân.

- HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lười và Phiếu học tập của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chức trách của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin SGK để tìm hiểu về một số nội dung cơ bàn của Điều lệnh Công an nhân dân và trả lời câu hỏi Khám phá 5:

Bạn Chiến đang học lớp 10, có anh trai tên là Quyết trúng tuyển vào một trường cao đẳng cảnh sát nhân dân. Một hôm, anh Quyết đọc qua điện thoại 5 lời thề danh dự của Công an nhân dân Việt Nam cho Chiến nghe. Anh Quyết còn nói: "Không phải chỉ có 5 lời thề danh dự mà còn nhiều điều nữa trong điều lệnh như 10 điều kỉ luật, chức trách, cách chào, xưng hô,....của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Anh sẽ kể trong email để em hiểu rõ". Theo em, nội dung anh Quyêt sẽ viết trong email là gì? 

 Đại diện một vài HS trình bày câu trả lời và GV chốt lại đáp án dựa trên thông tin SGK .

- GV cho HS đọc nội dung phần Em có biết trong SGK để HS hiểu biết thêm về chức trách của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin SGK, thảo luận để trả lời câu hỏi của GV và hoàn thành bài tập trong phiếu.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi; đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

 

 

* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu quy định chào, xưng hô của Công an nhân dân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.4 trong SGK  để trả lời câu hỏi Khám phá 6:

Em hãy quan sát Hình 7.4 và đóng vai cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thực hiện chào, xưng hô với đồng đội, cấp trên và nhân dân.

 GV cho HS đóng vai chào, xưng hô như hình 7.4.

- GV cho HS đọc thông tin mục II/2 (SGK – tr.44) và trả lời câu hỏi:

Em hãy nêu các quy định cách chào, xưng hô của Công an nhân dân?

 Một số HS trả lời, một số HS nhận xét.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc thông tin trong SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét các ý kiến của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

* Nhiệm vụ 3: Trang phục của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 7.5 và đọc thông tin mục II/3 (SGK tr.44) sử dụng kĩ thuật “Đọc tích cực” để trả lời câu hỏi của Khám phá 7:

Trang phục của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân gồm những loại nào?

  Đại diện một số HS trả lời câu hỏi và các bạn HS khác nhận xét.

 GV giới thiệu trang phục của Công an nhân dân như trong SGK và mời một vài HS phát biểu lại.

- GV chia HS trong lớp thành các nhóm (3-4 HS) và giao nhiệm vụ cho HS hợp tác, thảo luận nhóm sử dụng kĩ thuật "XYZ", “Đọc tích cực”, “Lược đồ tư duy” và hoàn thành phiếu học tập 7.3 (Phiếu học tập được đính cuối bài)

 Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận; các nhóm khác nhận xét.

- GV chiếu Slide, yêu cầu HS nêu nội dung Câu 7.9 SBT, sau đó thảo luận nhóm đôi đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi của GV.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét các ý kiến của HS và kết luận trên cơ sở SGK

- GV chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐIỀU LỆNH CÔNG AN NHÂN DÂN

1. Chức trách của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

Khám phá 5:

Theo em, nội dung anh Quyêt sẽ viết trong email là: Những chức trách của người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân:

·         Thực hiện nghiêm túc 5 lời thề danh dự, 10 điều kỉ luật của Công an nhân dân Việt Nam; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện theo 6 điều của Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy Công an nhân dân; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Nhà nước.

·         Chấp hành nghiêm chỉnh sự lãnh đạo, chỉ đạo chương trình, kế hoạch công tác; thực hiện đúng quy chế làm việc, quy chế công tác, điều lệnh Công an nhân dân, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

·         Tích cực học tập chính trị, nâng cao trình độ nghiệp vụ; rèn luyện thể lực, tác phong công tác, kĩ năng sử dụng các phương tiện, công cụ hỗ trợ kĩ thuật, chiến thuật quân sự, võ thuật. 

·         Giữ gìn đoàn kết, thực hiện phê bình và tự phê bình, trung thực, thẳng thắn, yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ đồng chí, đồng đội cùng tiến.

·         Đề cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn hoạt động diễn biến hòa bình, chống phá của các thế lực thù địch.

·         Nêu cao ý thức trách nhiệm vì nhân dân phục vụ, kính trọng, lễ phép với nhân dân; tuyên truyền, vận động giúp nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của Đảng.

2. Chào, xưng hô

-       Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi gặp nhau phải chào; cấp dưới phải chào cấp trên trước; người được chào phải chào lại.

-       Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân xưng hô với nhau bằng “đồng chí” và “tôi”, sau tiếng “đồng chí” có thể gọi cấp baacj, họ tên, chức vụ của người mình tiếp xúc, đối với cấp trên có thể gọi là “thủ trưởng”, khi nghe gọi tên mình thì trả lời “có”, nhận lệnh hoặc trao đổi xong công việc thì trả lời “rõ”, nếu chưa rõ phải hỏi lại.

-       Khi làm việc và quan hệ công tác với cán bộ và nhân dân tuỳ từng trường hợp có thẻ gọi bằng “đồng chí” và xưng “tôi”; hoặc tuỳ theo lứa tuổi để xưng hô sao cho phù hợp với phong tục, truyền thống văn hoá Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Trang phục của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

·         Trang phục của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân gồm: lễ phục xuân hè, lễ phục thu đông, trang phục thường dùng xuân hè, trang phục thường dùng thu đông, trang phục chuyên dùng. 

·         Trang phục của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải được sử dụng đúng mục đích theo quy định. 

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS so sánh được một số nội dung cơ bản của Điều lệnh quản lí bộ đội và ĐIều lệnh Công an nhân dân.
  3. Nội dung: GV nêu yêu cầu câu hỏi; HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho phần Luyện tập SGK tr.44.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ cho HS và trả lời câu hỏi trong phần Luyện tập:

Câu 1. Em hãy nêu một số điểm giống nhau về chức trách của quân nhân và cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

Câu 2. Em hãy viết thư cho một người bạn chia sẻ suy nghĩ của mình đối với quy định về cách chào, xưng hô, trang phục của quân nhân và cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. 

- GV tổ chức cho HS làm Luyện tập 1 theo nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho nhóm (phiếu học tập 7.4)

- HS đọc thông tin SGK và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả làm việc, các nhóm khác nhận xét.

- HS viết thư (ngoài thời gian học trên lớp) và gửi cho GV.

- GV đọc, nhận xét và đánh giá bức thư của HS; tổ chức cho một số HS đọc bức thư của mình viết trước lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:

Câu 1.

  • Thực hiện đúng các lời thề danh dự và các điều kỉ luật khi quan hệ với nhân dân.
  • Luôn rèn ý chí chiến đấu, khắc phục mọi khó khăn, không sợ hi sinh, gian khổ, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. 
  • Tuyệt đối phục từng lãnh đạo, chỉ huy, chấp hành nghiêm mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên và điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định.
  • Tích cực học tập chính trị, quân sự, văn hóa, KHKT và pháp luật để không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực hoạt động. Rèn luyện thể thao, tác phong chiến đấu.
  • Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đề cao tự phê bình và phê bình, trung thực, bình đẳng, yêu thương, tôn trọng, bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau lúc bình thường cũng như khi chiến đấu.
  • Đoàn kết bảo vệ giúp đỡ nhân dân, tôn trọng lợi ích chính đáng và phong tục tập quán của nhân dân. 
  • Gương mẫu chấp hành pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy tắc sinh hoạt xã hội; bảo vệ cơ quan Đảng và Nhà nước.
  • Nêu cao ý thức trách nhiệm vì nhân dân phục vụ, kính trọng, lễ phép với nhân dân; tuyên truyền, vận động giúp nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của Đảng.
  • Tích cực học tập chính trị, nâng cao trình độ nghiệp vụ; rèn luyện thể lực, tác phong công tác, kĩ năng sử dụng các phương tiện, công cụ hỗ trợ kĩ thuật, chiến thuật quân sự, võ thuật. 

Câu 2.

  Viết thư cho một người bạn chia sẻ suy nghĩ của mình đối với quy định về cách chào, xưng hô, trang phục của quân nhân và cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân: Xưng hô không chỉ được thể hiện bằng ngôn ngữ nói mà còn là hành động, là cách thức, quy tắc trong ứng xử, giao tiếp của quân nhân trong quân đội, thể hiện nét đẹp văn hóa trong xưng hô của cán bộ đối với bộ đội, chiến sĩ công an nhân dân. Thực tiễn, trong quá trình xây dựng con người, xây dựng tổ chức đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp nhiều nội dung, biện pháp; nhưng phải dùng phương pháp giáo dục, thuyết phục là chính. Để thực hiện có hiệu quả, bản thân người cán bộ cơ sở phải thực sự gương mẫu về lối sống, phẩm chất đạo đức cho chiến sĩ noi theo. Ở nhà, người chiến sĩ học tập ông bà, cha mẹ, anh chị và mọi người xung quanh. Trong đơn vị, chiến sĩ nhìn vào cán bộ lãnh đạo, chỉ huy để làm theo. Giáo dục, rèn luyện người chiến sĩ từ cách ăn, cách mặc đến xây dựng cho họ lý tưởng, niềm tin cộng sản. Kỷ luật là sức mạnh. Để góp phần xây dựng nền nếp chính quy, duy trì tốt kỷ luật ở mỗi cơ quan, đơn vị thì mỗi quân nhân phải chính quy từ những việc tưởng như nhỏ nhưng không hề nhỏ, đó là xưng hô, chào hỏi đúng điều lệnh, bảo đảm văn hóa, văn minh. Lãnh đạo, chỉ huy mỗi cơ quan, đơn vị cần tăng cường công tác giáo dục, chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện chưa đúng trong cơ quan, đơn vị minh.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG CẢ BÀI
  2. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức bài học để xây dựng và trình bày được thời khoá biểu sinh hoạt, học tập trong ngày của bản thân.
  3. Nội dung:

- GV nêu yêu cầu bài tập vận dụng (SGK tr. 44).

- GV nêu một số gợi ý cho HS khi xây dựng thời khoá biểu như xác định rõ nội dung công việc và đặt tên công việc ngắn gọn; phân chia thời gian cho mỗi hoạt động trong ngày phải phù hợp và khả thi; hình thức thiết kế thời khoá biểu hoàn toàn do HS sáng tạo, có thể kẻ bảng, sử dụng lược đồ tư duy,...

- HS xây dựng thời khoá biểu (thực hiện ngoài thời gian học trên lớp) và gửi cho GV.

- GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp và tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau về thời khoá biểu và kết quả trình bày trước lớp của HS.

  1. Sản phẩm học tập: Thời khoá biểu của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ cho HS:

Vận dụng quy định về chế độ làm việc, sinh hoạt trong ngày của quân nhân, em hãy xây dựng và trình bày trước lớp thời khóa biểu sinh hoạt, học tập trong ngày của bản thân. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận, chọn đề bài, phân công công việc, lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện một số HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết học sau.

- Các bạn khác lắng nghe, nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá kết quả của mỗi nhóm, tuyên dương nhóm có phần báo cáo tốt.

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành nốt các câu hỏi trong SBT

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 8: Đội ngũ từng người không có súng.

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC:

Lớp:……………..                                                        Nhóm:………………..

Phiếu học tập 7.1

Đọc thông tin mục I/1 (trang 40, 41 SGK) và lâp lược đồ tư duy về chức trách quân nhân; trong đó:

- Chủ đề trung tâm: Chức trách quân nhân

- Các nhánh nối với chủ đề trung tâm (HS ghi tên và nội dung tóm tắt từng nhánh)

 

Lớp:……………..                                                        Nhóm:………………..

Phiếu học tập 7.2

Quan sát các hình nahr, đọc thông tin mục I/3 (trang 41, 42 SGK) và thực hiện các nhiệm vụ:

1. Ghi kí hiệu các hoạt động theo chế độ làm việc, sinh hoạt trong ngày của quân nhân vào bảng sau:

Thứ tự theo thời gian

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Kí hiệu hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. KHoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Cho một số loại trang phục sau:

1. Trang phục dự lễ

5. Trang phục nghiệp vụ

2. Trang phục thể thao

6. Trang phục công tác

3. Trang phục thường dung

7. Trang phục trời mưa

4. Trang phục dã chiến

8. Trang phục trời nắng

 

Trang phục của quân nhân gồm:

A. 1-2-3-4-5            B. 1-3-4-5-6              C. 2-3-4-5-6               D. 1-3-6-7-8

 

Lớp:………….                                                                   Nhóm:……………

Phiếu học tập 7.3

Đọc thông tin mục II (trang 43, 44 SGK) và thưucj hiện các nhiệm vụ:

1. Lập lược đồ tư duy về chức trách cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; trong đó:

- Chủ đề trung tâm: Chức trách cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

- Các nhánh chính nối với chủ đề trung tâm (HS ghi tên và nội dung tóm tắt từng nhánh)

2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

a) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân xưng hô với nhau bằng

A. “Đồng chí” và “mình”                                  B. “đồng chí” và “tôi”

C. “anh” (hoặc “chị”) và “tôi”                          D. “ông” (hoặc “bà”) và “tôi”

b) Đối với cấp trên, chiến sĩ Công an nhân dân có thể gọi là:

A. thủ trưởng.             B. chỉ huy.                    C. lãnh đạo.              D. cán bộ

3. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Cho một số loại trang phục sau:

1. Lễ phục xuân hè

5. Lễ phục thu đông

2. Lễ phục mùa hè

6. Lễ phục mùa đông

3. Trang phục chuyên dùng

7. Trang phục thường dùng thu đông

4. Trang phục thường dùng xuân hè

8. Trang phục thường dùng theo mùa

 

Trang phục của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân gồm:

A. 3-4-5-7-8            B. 1-2-5-7-8              C. 1-2-5-6-7               D. 3-4-5-6-7

 

Lớp:………….                                                                   Nhóm:……………

Phiếu học tập 7.4

Em hãy ghi vào bảng sau một số điểm giống nhau về chức trách của quân nhân và chức trách của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân:

Điểm giống nhau

Chức trách của quân nhân

Chức trách của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

Có quy định về lời thề

10 lời thề danh dự

5 lời thề danh dự

 

 

 

 

 

Giáo án kì 2 quốc phòng an ninh 10 cánh diều
Giáo án kì 2 quốc phòng an ninh 10 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án word + Powerpoint 10 cánh diều

Từ khóa: Giáo án kì 2 quốc phòng an ninh 10 cánh diều, Giáo án kì 2 quốc phòng an ninh 10 cánh diều đầy đủ, Giáo án kì 2 quốc phòng an ninh 10 cánh diều bản word

Giáo án word đủ các môn 

Soạn giáo án Tin học 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Quốc phòng an ninh 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công nghệ 10 thiết kế công nghệ cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Âm nhạc 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều
 
Soạn giáo án Địa lí 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Sinh học 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Vật lí 10 cánh diều theo công văn mới nhất
 
Soạn giáo án Hoá học 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Thể dục 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Toán 10 cánh diều theo công văn mới nhất

Giáo án điện tử đủ các môn

Giáo án điện tử tin học 10 cánh diều
Giáo án điện tử âm nhạc 10 cánh diều
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 bản 1 cánh diều
 
Giáo án điện tử địa lí 10 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều
Giáo án điện tử sinh học 10 cánh diều
Giáo án điện tử vật lí 10 cánh diều
 
Giáo án điện tử hoá học 10 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều
Giáo án điện tử toán 10 cánh diều

Chat hỗ trợ
Chat ngay