Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Bài 1: Hê-ra-clet đi tìm táo vàng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 1_Đọc_Hê-ra-clet đi tìm táo vàng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)
BÀI 1: THẦN THOẠI VÀ SỬ THIĐỌC BÀI: HÊ – RA – CLET ĐI TÌM TÁO VÀNG1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Bài “Hê-ra-clet đi tim táo vàng” do ai sáng tác?
A. Thần thoại Hy Lạp
B. Ernest Miller Hemingway
C. Franz Kafka
D. Gabriel Garcia Marquez
Câu 2: Văn bản trên được trích từ đâu?
A. Văn xuôi
B. Thần thoại Hy Lạp
C. Tiểu thuyết
D. Kịch
Câu 3: Thể loại của văn bản “Hê-ra-clet đi tìm táo vàng” là gì?
A. Văn bản thông tin
B. Tiểu thuyết
C. Kịch nói
D. Thần thoại
Câu 4: Thần thoại là gì?
A. Là những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hóa, ... phản ánh nhận thức, cách lý giải của con người thời cổ đại về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội
B. Là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định.
C. Là một môn nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn học.
D. Là văn kể chuyện, trình bày một chuỗi các sự việc nối tiếp và có liên hệ mật thiết với nhau
Câu 5: Văn học dân gian là gì?
A. Là những tác phẩm văn hoc viết về nhân dân, phục vụ cho nhân dân.
B. Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai.
Câu 6: Nhân vật chính trong thể loại thần thoại là
A. Con người.
B. Các vị thần.
C. Các nhân vật anh hùng
D. Các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hoá
Câu 7: Người kể trong văn bản "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng " kể chuyện theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ 2
C. Ngôi thứ 3
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3
Câu 8: Ai là nhân vật chính của đoạn trích “Hê-ra-clét đi tìm táo vàng” ?
A. Thần Dớt
B. Hê-ra-clét.
C. Thần Prô-mê-tê
D. Thần Át-lát
Câu 9: Thần thoại và sử thi giống nhau ở điểm nào?
A. Đều là tác phẩm tự sự dân gian.
B. Đều kể về các vị thần.
C. Đều kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng.
D. Đều sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp.
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Sự kiện nào KHÔNG có trong đoạn trích?
A. Hê-ra-clét chiến thắng tên khổng lồ Ăng-tê
B. Hê-ra-clét giải cứu thần Prô-mê-tê
C. Hê-ra-clét giết con sư tử Nê-mê.
B. Hê-ra-clét đấu trí với thần Át-lát
Câu 2: Ý nào sau đây khái quát đầy đủ nhất về nhân vật người anh hùng Hê-ra-clét?
A. Là người thường nhưng có sức mạnh “sánh tựa thần linh”.
B. Là người anh hùng có trí tuệ thông minh, năng lực phi thường; có ý chí, nghị lực và có trái tim nhân hậu.
C. Là người dũng cảm, không chịu lùi trước thử thách.
D. Là người có trái tim nhân hậu, bao dung.
Câu 3: Không gian trong thần thoại là không gian?
A. Là không gian vũ trụ nguyên sơ, có khi được chia thành 3 cõi: cõi trời, cõi đất, cõi nước
B. Là không gian với bao vì sao
C. Là không gian tươi đẹp
D. Là không gian u buồn
Câu 4: 3 cõi trong không gian thần thoại được chia tách thành?
A. 3 cõi độc lập không liên quan đến nhau
B. 3 cõi luôn dính vào với nhau
C. 3 cõi này không chia tách thành ba thế giới riêng biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau
D. 3 cõi này luôn luôn thành 3 thế giới riêng biệt
Câu 5: Bố cục của văn bản “Hê-ra-clet đi tìm táo vàng” gồm?
A. 5 phần
B. 4 phần
C. 3 phần
D. 2 phần
Câu 6: Giá trị nội dung của tác phẩm là gì?
A. Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về nguồn gốc của loài người, nguồn gốc của lửa.
B. Khắc họa thành công hình ảnh người anh hùng Hê-ra-clet dũng cảm, tài giỏi, nhanh trí và đầy bản lĩnh, gặp khó khăn vẫn không bỏ cuộc
C. Cho thấy quyết tâm chinh phục mục tiêu của những người anh hùng cổ đại, và có tính liên hệ tới xã hội hiện nay, khuyến khích con người nên nỗ lực, cố gắng để chạm tới mục tiêu.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 7: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm trên là gì?
A. Thể hiện được những đặc điểm của thần thoại như việc xây dựng cốt truyện logic, các sự việc liên quan và móc nối với nhau; cách xây dựng nhân vật anh hùng điển hình
B. Lời văn, ngôn từ phù hợp với thể loại thần thoại, đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật, tạo nên sức hấp dẫn và giá trị của câu chuyện tới tận ngày nay.
C. Hình ảnh, nhân vật được nhắc tới mang tính tượng trưng, thể hiện quan niệm của con người cổ đại về thế giới
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 8: Phương thức biểu đạt của tác phẩm là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 9: Khu vườn trồng táo được trông nom như thế nào?
A. Không ai trông nom
B. Trông nom lỏng lẻo
C. Trông nom rất cẩn thận, nghiêm ngặt, khó có thể vào được
D. Rất dễ đi vào trong
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Hê-ra-clet là chàng trai như thế nào?
A. Chàng trai thông minh, mưu trí, và có sức mạnh phi thường
B. Chàng trai không có sức khỏe
C. Chàng trai không có trí thông minh
D. Chàng trai kém may mắn
Câu 2: Khi lấy được táo vàng về, Át-lat định làm gì?
A. Định chiếm luôn một mình
B. Định phân chia đồng đều
C. Định lừa chàng gánh luôn cả bầu trời mãi mãi
D. Định bỏ đi luôn
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Sau khi nhận ra được ý đồ xấu xa thì Hê-ra-clet làm gì?
A. Thoát khỏi bẫy, trả lại gánh nặng bầu trời và đem ba quả táo trở về
B. Không làm gì cả
C. Vẫn đứng gánh bầu trời
D. Vui vẻ để gánh trời cho thần Át-lat đem ba quả táo đi
Câu 2: Chàng chứng kiến cảnh thần Dớt trừng phạt Prô-mê-tê thì đã làm gì?
A. Không có chút cảm xúc nào
B. Đã động lòng thương xót, chiến đấu dũng cảm với đại bàng để giải cứu
C. Vui vẻ, hào hứng
D. Buồn bã, tiếc nuối
=> Giáo án tiết: Văn bản - he-ra-clét đi tìm táo vàng