Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức Bài 9: dịch vụ tín dụng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: dịch vụ tín dụng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức (bản word)
CHỦ ĐỀ 5: TÍN DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ TÍN DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG
BÀI 9: DỊCH VỤ TÍN DỤNG
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (17 câu)
Câu 1: Việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn được gọi là
A. tín dụng ngân hàng.
B. tín dụng.
C. giao dịch điện tử.
D. giao dịch ngân hàng.
Câu 2: Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng
A. chi trả một nửa gốc và lại khi đến hạn.
B. chi trả 50% lãi khi đến hạn.
C. hoàn trả toàn bộ tiền gốc.
D. hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn.
Câu 3: Cho vay tín chấp là hình thức cho vay dựa vào
A. uy tín của người vay, nhưng cần tài sản bảo đảm.
B. uy tín của người cho vay, không cần tài sản bảo đảm.
C. uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm.
D. uy tín của người cho vay, cần tài sản bảo đảm.
Câu 4: Khi vay tín chấp, người vay cần có trách nhiệm nào sau đây?
A. Cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân.
B. Trả ít nhất 50% vốn vay và lãi theo đúng hạn.
C. Có thể mượn thông tin của người khác để vay.
D. Có thể có hoặc không cần thiết giấy tờ vay.
Câu 5: Khi sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng, chủ thể có trách nhiệm gì?
A. Cung cấp thông tin chính xác khi đề nghị cấp hạn mức vay tín dụng.
B. Thực hiện thanh toán khoản tiền đã chỉ qua thẻ đăng kí hạn.
C. Không nên để nợ quá hạn vì sẽ bị tích điểm tín dụng xấu và phải chịu mức lãi cao.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Hình thức cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị tương đương với lượng vốn cho vay được gọi là gì?
A. Cho vay thế chấp.
B. Cho vay tín chấp.
C. Cho vay trả góp.
D. Hình thức cho vay khác.
Câu 7: Hình thức cho vay tín chấp thuộc loại tín dụng nào?
A. Tín dụng nhà nước.
B. Tín dụng ngân hàng.
C. Tín dụng tiêu dùng.
D. Tín dụng thương mại.
Câu 8: Tín dụng ngân hàng có đặc điểm gì?
A. Dựa trên cơ sở lòng tin.
B. Có tính thời hạn.
C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện và tiềm ẩn rủi ro.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Loại tín dụng được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm. Đến thời hạn đã thoả thuận, doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi được gọi là gì?
A. Tín dụng thương mại.
B. Tín dụng nhà nước.
C. Tín dụng ngân hàng.
D. Tín dụng tiêu dùng.
Câu 10: Loại tín dụng được ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn gọi là gì?
A. Tín dụng ngân hàng.
B. Tín dụng nhà nước.
C. Tín dụng thương mại.
D. Tín dụng tiêu dùng.
Câu 11: Tín dụng nước ta được chia làm mấy loại cơ bản?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 12: Tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng thuộc phạm vi áp dụng Luật nào của nước ta?
A. Luật dân sự.
B. Luật tài chính Ngân hàng.
C. Luật Các tổ chức tín dụng.
D. Luật hình sự.
Câu 13: Dấu hiệu để phân biệt tổ chức tín dụng với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân là gì?
A. Đối tượng kinh doanh chính là tiền tệ.
B. Mang tính bắt buộc.
C. Nguồn vốn nhàn rỗi.
D. Mang tính phi ngân hàng.
Câu 14: Các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi sẽ tác động như thế nào đến đời sống xã hội?
A. sẽ khiến người dân giảm lượng tiến mang đi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, số tiền để chi tiêu sẽ nhiều hơn, kích thích sản xuất phát triển.
B. tác động đến người đi vay, các doanh nghiệp sẽ giảm bớt nhu cầu vay làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hep hon.
C. sẽ góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp cho sản xuất phát triển.
D. Cả A, B, C
Câu 15: Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay ưu đãi đối với các hộ nghòe để kinh doanh sẽ tác động như thế nào đến đời sống xã hội?
A. Khiến người dân giảm lượng tiến mang đi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, số tiền để chi tiêu sẽ nhiều hơn, kích thích sản xuất phát triển.
B. Tác động đến người đi vay, các doanh nghiệp sẽ giảm bớt nhu cầu vay làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hep hon.
C. Góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp cho sản xuất phát triển.
D. Cả A, B, C
Câu 16: Hoạt động ngân hàng cùng người vay xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay được gọi là
A. Vay tín dụng.
B. Vay trả góp.
C. Vay thế chấp.
D. Vay không lãi.
Câu 17: Trong trường hợp vay thế chấp mà không thể trả nợ cho ngân hàng thì người vay phải chịu trách nhiệm nào sau đây?
A. Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp để ngân hàng xử lý tài sản thế chấp.
B. Nộp phạt với mức tiền tương đương đã vay thế chấp trước đó cho ngân hàng.
C. Chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật khi không trả đúng hạn.
D. Cho thêm thời hạn để người vay tìm cách trả đúng khoản nợ đã vay cho ngân hàng.
2. THÔNG HIỂU (13 câu)
Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?
A. Có tính rủi ro.
B. Có tính thời hạn.
C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện.
D. Cấp vốn cho bất kì ai có nhu cầu.
Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng thương mại?
A. Đối tượng cho vay là hàng hoá.
B. Chủ thể đi vay là doanh nghiệp.
C. Thanh toán khoản vay cũng bằng hàng hóa.
D. Chủ thể cho vay là doanh nghiệp.
Câu 3: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng tiêu dùng?
A. Người vay là cá nhân, hộ gia đình.
B. Bao gồm cả tiêu dùng của doanh nghiệp.
C. Mục đích vay để tiêu dùng.
D. Số tiền được vay thường không lớn.
Câu 4: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng nhà nước?
A. Chủ thể cung ứng vốn để cấp tín dụng là Nhà nước.
B. Cho vay với lãi suất ưu đãi.
C. Người được cấp vẫn tin dụng nhà nước không phải hoàn trả.
D. Theo kế hoạch, chủ trương của Nhà nước đề thực hiện mục tiêu, định hướng của Nhà nước.
Câu 5: Ý kiến nào sau đây là đúng?
A. Dịch vụ tín dụng ít cần đến thủ tục giấy tờ là dịch vụ tiện lợi nhất
B. Dịch vụ cho vay trả góp thực chất là dịch vụ cho vay thể chấp.
C. Mua trái phiếu chính phủ là kênh đầu tư an toàn.
D. Cả A, B, C
Câu 6: Ý kiến nào sau đây là không đúng?
A. Những dịch vụ tín dụng ít cần đến thủ tục giấy tờ (ví dụ tín dụng đen) sẽ có những mặt trái như lãi suất cao, phải chịu sức ép lớn khi đến hạn trả nợ.....
B. Dịch vụ cho vay trả góp của ngân hàng không phải lúc nào cũng cần thế chấp tài sản.
C. Dịch vụ tín dụng ít cần đến thủ tục giấy tờ là dịch vụ tiện lợi nhất
D. Nhà nước là chủ thể tồn tại lâu dài, sẽ đảm bảo trả vốn lẫn lãi cho người mua trái phiếu chính phủ.
Câu 7: Nhận định nào sau đây sai khi bàn về ngân hàng, tín dụng?
A. Ngân hàng là nơi tập trung những khoản vốn lớn.
B. Tín dụng thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá.
C. Tín dụng góp phần tăng lượng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư.
D. Định mức lãi khi vay ở tín dụng do người vay quyết định.
Câu 8: Phương án nào sau đây là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?
A. Dựa trên cơ sở lòng tin.
B. Không giới hạn thời gian vay.
C. Chỉ cần trả tiền gốc.
D. Không tiềm ẩn rủi ro.
Câu 9: Phương án nào sau đây không phải là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?
A. Dựa trên cơ sở lòng tin.
B. Có tính thời hạn.
C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
D. Không có tính thời hạn.
Câu 10: Phương án nào sau đây là đặc điểm của cho vay tín chấp?
A. Thủ tục vay phức tạp.
B. Số tiền vay không giới hạn.
C. Dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay.
D. Mức lãi vay khá thấp.
Câu 11: Phương án nào sau đây không là đặc điểm của cho vay tín chấp?
A. Dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay.
B. Thủ tục vay đơn giản.
C. Số tiền vay không giới hạn.
D. Thời hạn cho vay ngắn.
Câu 12: Phương án nào sau đây không phải là trách nhiệm của người vay tín chấp?
A. Cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân.
B. Cung cấp giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng.
C. Phải trả đủ cả vốn vay và lãi đúng theo thời hạn.
D. Có thể ra thêm hạn vay nếu không đủ tiền trả theo thời hạn.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm tín dụng nhà nước?
A. Cho vay với lãi suất ưu đãi, theo kế hoạch, chủ trương của Nhà nước.
B. Lãi suất vay hấp dẫn hơn so với ngân hàng thương mại.
C. Lãi suất vay biến động hơn so với ngân hàng thương mại.
D. Lãi suất vay ổn định hơn so với ngân hàng thương mại.
3. VẬN DỤNG (8 câu)
Câu 1: Anh Minh mới đăng kí sử dụng một loại thẻ mà được chi tiêu, mua sắm thoải mái mặc dù trong thẻ không có tiền, tuy nhiên trong một khoảng thời hạn nhất định nếu anh Minh không hoàn trả số tiền đã chi tiêu thì anh phải trả một mức lãi theo quy định. Trong trường hợp này, anh Minh đang sử dụng loại thẻ nào sau đây?
A. Thẻ trả trước.
B. Thẻ ghi nợ quốc tế.
C. Thẻ tín dụng ngân hàng (credit card).
D. Thẻ ATM.
Câu 2: Qúy thi đỗ đại học, tuy nhiên gia đình Qúy không có khả năng nuôi em ăn học vì hoàn cảnh khó khăn. Trong trường hợp này, nếu là người nhà của Qúy em sẽ khuyên bố mẹ Qúy như thế nào sau đây?
A. Nên cho Qúy ở nhà đi lao động và nghỉ việc học.
B. Vay ngân hàng theo chính sách xã hội.
C. Vay lãi cao để có thể tiếp tục cho Qúy đi học.
D. Vay thế chấp ngân hàng để có thể cho Quý đi học.
Câu 3: Chị Khánh có hai mươi triệu đồng để mua một chiếc xe máy nhưng khi đến cửa hàng, chiếc xe mà chị lựa chọn có giá năm mươi triệu đồng. Trong trường hợp này, để có thể mua được chiếc xe máy mà chị lựa chọn thì chị nên lựa chọn phương án nào sau đây?
A. Mua theo hình thức trả góp.
B. Thế chấp tài sản để mua xe.
C. Vay ngân hàng với lãi suất cao.
D. Vay nợ đen để đủ tiền mua.
Câu 4: Gia đình Minh có hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện cho Minh tiếp tục học lên đại học mặc dù Minh rất mong muốn được đi học. Trong trường hợp này, nếu là người quen của gia đình Minh em sẽ lựa chọn Cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp để giúp được gia đình Minh?
A. Khuyên bố mẹ Minh nên vay tiền tín dụng hỗ trợ từ nhà nước.
B. Khuyên bố mẹ Minh nên vay nặng lãi để cho Minh đi học.
C. Làm ngơ vì biết bản thân không giúp được gì.
D. Khuyên Minh nên đi làm kiếm tiền chứ không nên đi học nữa.
Câu 5: Biết gia đình ông Tuấn đang cần tiền để mở cửa hàng kinh doanh, anh Quân liền giới thiệu cho ông chỗ vay tín dụng đen thủ tục nhanh, gọn không phức tạp như vay ở ngân hàng. Nếu là người nhà của ông Tuấn em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?
A. Khuyên ông Tuấn nên nghe theo lời gợi ý từ anh Quân.
B. Khuyên ông Tuấn nên vay ở ngân hàng để đảm bảo an toàn.
C. Làm ngơ vì việc kinh doanh nên do ông Tuấn quyết định.
D. Khuyên ông Tuấn không nên kinh doanh khi chưa có đủ số tiền.
Câu 6: Dành dụm được 100 triệu đồng, chị Bình có ý định mang gửi tiết kiệm ở ngân hàng đề được hưởng lãi suất 6,8%/năm. Tình cờ biết bà Tình trong xóm đang lo thủ tục để vay ngân hàng 100 triệu đồng với lãi suất 10%/năm, chị Bình đắn đo suy tính "Hay là mình cho bà Tình vay để được hưởng lãi suất cao hơn, còn bà Tình thì phải lo hồ sơ thủ tục để vay tiền của ngân hàng?”. Theo em, chị Bình nên gửi tiền ở ngân hàng hay cho bà Tình vay? Vì sao?
A. Chị Bình không nên gửi tiền ở ngân hàng mà nên cho bà Tình vay vì được hưởng lãi suất cao hơn ngân hàng
B. Chị Bình nên gửi tiền ở ngân hàng, không nên cho bà Tình vay vì việc cho người quen vay nhiều khi không có ràng buộc về pháp lí nên dễ gặp rủi ro khi bên vay không trả được nợ.
C. Cả A, B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 7: Để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng A thực hiện giảm lãi suất cho các khoản vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể, với khách hàng doanh nghiệp, mức lãi suất cho vay kinh doanh là 5%/ năm. Với khách hàng là cá nhân vay vốn kinh doanh, mức lãi suất cho vay là 6%/ năm. Ngoài ra, đôi với các nhu cầu vay tiêu dùng như mua nhà, xây sửa nhà, mua xe ô tô,...khách hàng có thể vay vốn với lãi suất ưu đãi cố định trong 12 tháng đầu tiên. Chủ thể vay trong trường hợp trên là ai?
A. Ngân hàng A.
B. Cá nhân.
C. Cá nhân và doanh nghiệp.
D. Doanh nghiệp.
Câu 8: Trong xóm có bà Yến đang vận động mọi người cho vay tiền sẽ được hưởng lãi suất cao hơn so với gửi ngân hàng đề bà lấy vốn đầu tư kinh doanh. Bác hàng xóm tin tưởng, rủ mẹ Hường cho bà Yến vay tiền. Hường muốn ngăn mẹ không cho bà Yến vay tiền. Nếu là Hường, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào?
A. Nếu là Hường, em sẽ nói với mẹ cho bà Yến vay vì sẽ hưởng lãi suất cao hơn Ngân hàng
B. Nếu là Hường, em sẽ nói với mẹ rằng không nên vì lãi suất cho vay cao mà cho bà Yến vay vì rủi ro rất cao, lỡ bà Yến làm ăn thua lỗ hoặc vì mục đích khác không trả tiền vay thì có thể bị mất tiền.
C. Cả A, B đều sai
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Ông Thành vay ngân hàng năm trăm tỉ để kinh doanh, để được vay ông phải mang giấy tờ nhà để thế chấp với ngân hàng. Do dịch covid nên việc kinh doanh của ông thua lỗ nặng và phá sản vì vậy ông không thể trả theo đúng thời hạn thỏa thuận với ngân hàng trước đó. Trường hợp này, ông Thành sẽ phải làm gì để thanh toán nợ ngân hàng?
A. Chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp cho ngân hàng.
B. Được ra thêm thời hạn để xoay nợ trả ngân hàng.
C. Phạt hành chính và tiếp tục được thêm thời hạn trả nợ.
D. Bị xử phạt hình sự về hành vi không hoàn trả nợ ngân hàng.
Câu 2: Để có thêm vốn thực hiện dự án chăn nuôi, anh Ba hỏi ý kiến vợ và mẹ mình, sau đó anh Ba quyết định đến ngân hàng đề nghị được vay tiền. Sau khi xem xét mục đích, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng hoàn trả nợ vay, phía ngân hàng hoàn toàn tin tưởng và quyết định cho anh vay 100 triệu đồng với lãi suất ưu đãi, thời hạn vay 2 năm. Anh Ba cam kết sẽ hoàn trả đầy đủ số tiền vay cộng thêm phần tiền lãi đúng kì hạn như đã thoả thuận với ngân hàng. Trong trường hợp này chủ thể sở hữu (người cho vay) là ai?
A. Ngân hàng.
B. Anh Ba.
C. Mẹ anh Ba.
D. Vợ anh Ba.
Câu 3: Năm nay, Danh vừa thi đỗ đại học nhưng mẹ băn khoăn không biết có nên cho Danh đi học không, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ tiền đóng học phi. Bác Khanh hàng xóm biết chuyện, khuyên gia đình Danh nên vay tiền ở ngân hàng chính sách xã hội, nhưng mẹ Danh sợ không trả được. Nếu là Danh, em sẽ làm gì?
A. Nếu là Danh, em sẽ không khuyên mẹ vay tiền từ ngân hàng chính sách xã hội bởi sẽ gây thêm gánh nặng cho gia đình.
B. Nếu là Danh, em sẽ không khuyên mẹ vay tiền từ ngân hàng chính sách xã hội bởi sẽ gặp nhiều rủi ro.
C. Nếu là Danh, em sẽ khuyên mẹ nên vay tiền từ ngân hàng chính sách xã hội, sẽ được hưởng lãi suất thấp và thời gian hoàn trả dài. Trong quá trình học đại học và sau khi tốt nghiệp, em có thể kiếm việc làm để trả dần khoản vay đó.
D. Đáp án khác
=> Giáo án GDKTPL 10 kết nối bài 9: Dịch vụ tín dụng