Trắc nghiệm toán 7 kết nối Bài 11: định lí và chứng minh định lí
Bộ câu hỏi trắc nghiệm toán 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: định lí và chứng minh định lí. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án toán 7 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
1. NHẬN BIẾT ( 15 câu)
Câu 1: Định lí là gi?
A. Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định đúng đã biết.
B. Định lí là một phủ định được suy ra từ những khẳng định đúng đã biết.
C. Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định sai.
D. Định lí là một phủ định được suy ra từ những khẳng định sai.
Câu 2: Một đinh lí thường được phát biểu dưới dạng:
A. Nếu…thì…
B. Thì…nếu
C. Nếu…
D. Thì…
Câu 3: Phần giữa từ “nếu” và từ “thì” là?
A. kết luận của định lí
B. tiêu đề của định lí
C. giả thiết của định lí
D. kết quả của định lí
Câu 4: Phần sau từ “nếu” và từ “thì” là?
A. kết quả của định lí
B. kết luận của định lí
C. giả thiết của định lí
D. đáp số của định lí
Câu 5: Chứng minh một định lí là?
A. Dùng lập luận để từ giả thiết và những khẳng định đúng đã biết suy ra kết luận của định lí.
B. Dùng lập luận để từ kết luận và những khẳng định đúng đã biết suy ra giả thiết của định lí.
C. Dùng lập luận để từ giả thiết và những khẳng định sai suy ra kết luận của định lí.
D. Dùng lập luận để từ kết luận và những khẳng định sai đã biết suy ra giả thiết của định lí.
Câu 6: Giả thiết thường đứng ở đâu trong một định lí
A. Thường nằm trước từ “nếu”
B. Thường nằm sau từ “thì”
C. Thường nằm giữa từ “nếu” và “thì”
D. Định lí không có giả thiết
Câu 7: Kết luận thường nằm ở đâu trong định lí?
A. Thường nằm trước từ “nếu”
B. Thường nằm sau từ “thì”
C. Thường nằm giữa từ “nếu” và “thì”
D. Định lí không có kết luận
Câu 8: Điền từ phù hợp vào chỗ trống.
“ ... là dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kêt luận.”
A. Chứng minh định lí
B. Chứng minh
C. Giả thiết
D. Suy đoán
Câu 9: Trong một định lí ta có phần nào quan trọng nhất?
A. Giả thiết
B. Kết luận
C. Cả A và B
D. Không có phần nào quan trọng
Câu 10: Trong một định lí ta có phần nào được suy luận ra từ giả thiết?
A. Kết cục
B. Giả thiết
C. Giả sử
D. Kết luận
Câu 11: Trong một định lí ta có phần kết luận được chứng minh thông qua các yếu tố nào?
A. Giả thiết và các khẳng định đúng
B. Giả thiết và các khẳng định sai
C. Chỉ được suy ra từ các khẳng định đúng
D. Chỉ được suy ra từ giả thiết
Câu 12: Ngoài giả thiết, để chứng minh định lí, ta còn có thể lập luận từ yếu tố nào?
A. Các khẳng định sai
B. Các khẳng định sai chưa biết
C. Các khẳng định đúng chưa biết
D. Các khẳng định đúng đã biết
Câu 13: Ta có thể viết giả thiết và kết luận một định lí như thế nào?
A. Viết tắt chung là GT
B. Giả thiết viết tắt là GT, kết luận viết tắt là KL
C. Viết tắt chung là KL
D. Viết tắt chung là GTKL
Câu 14: Điền từ phù hợp vào (...)
Một định lí thường được viết dưới dạng: “Nếu... thì...”
Phần giữa từ “nếu” và từ “thì” là (...) của định lí;
Phần sau từ “thì” là (...) của định lí.
A. giả thiết; kết luận
B. kết luận; giả thiết
C. giả thiết; giả thiết
D. kết luận; kết luận
Câu 15: Kết luận có thể là? Tìm đáp án sai.
A. Kết luận sai
B. Kết luận đúng
C. Kết luận luôn đúng
D. Kết quả
2. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1: Cho định lí “Nếu hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”. Giả thiết nằm ở đâu?
A. Nằm sau từ “thì”
B. Giả thiết là kết luận
C. Không nằm trong định lí
D. Nằm giữa từ “nếu” và từ “thì”
Câu 2: Cho định lí “Nếu hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”. Kết luận nằm ở đâu?
A. Nằm đầu câu định lí
B. Nằm giừa từ “nếu” và từ “thì”
C. Nằm sau từ “thì”
D. Nằm ở đầu câu
Câu 3: Cho định lí “Nếu hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”. Giả thiết là?
A. hai góc
B. hai góc đối đỉnh
C. bằng nhau
D. Nếu
Câu 4: Cho định lí “Nếu hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”. Kết luận là?
A. bằng nhau
B. hai góc đối đỉnh
C. đối đỉnh
D. thì
Câu 5: Cho định lí: “Nếu hai góc kề bù bằng nhau thì mỗi góc là một góc vuông”. Kết luận là?
A. mỗi góc
B. góc vuông
C. mỗi góc là một góc vuông
D. hai góc kề bù bằng nhau
Câu 6: Cho định lí: “Nếu hai góc kề bù bằng nhau thì mỗi góc là một góc vuông”. Giả thiết là?
A. mỗi góc
B. góc vuông
C. mỗi góc là một góc vuông
D. hai góc kề bù bằng nhau
Câu 7: Từ giả thiết để suy luận ra kết luận. Từ kết luận có thể chứng minh giả thiết không? Tìm đáp án đúng.
A. Có thể tùy trường hợp
B. Không thể
C. Giả thiết sai
D. Không có đáp án đúng
Câu 8: Tù giả thiết và các khẳng định đúng ta có thể chứng minh định lí? Đúng hay sai?
A. Hoàn toàn sai
B. Hoàn toàn đúng
C. Có thể đúng hoặc sai
D. Không thể chứng minh được kết luận
Câu 9: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống. Giả thiết có thể viết tắt là..., Kết luận có thể viết tắt là...
A. KL; GT
B. GT; GT
C. KL; KL
D. GT; KL
Câu 10: “Nếu hai góc kề bù bằng nhau thì mỗi góc là một góc vuông”. Đây có phải là một định lí không?
A. Không thể là một định lí
B. Là một định lí
C. Là một giả thiết
D. Là một kết luận
Câu 11: Trong các bài toán chứng minh định lí, GT có thể là viết tắt của..., KL có thể là viết tắt của...
A. giả thiết; kết luận
B. kết luận; giả thiết
C. kết luận; kết luận
D. giả thiết; giả thiết
Câu 12: Khi cố gắng để khẳng định câu “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau” là đúng.
Quá trình đó gọi là gi?
A. Làm đúng câu
B. Chứng minh câu hỏi
C. Chứng minh định lí
D. Chứng minh từ kết luận
Câu 13: Để chứng minh định lí “Nếu hai góc kề bù bằng nhau thì mỗi góc là một góc vuông”. Ta cần dựa vào điều gi?
A. hai góc kề bù và các khẳng định đúng chưa biết
B. hai góc kề bù bằng nhau và các khẳng định đúng đã biết
C. hai góc kề bù bằng nhau và các khẳng định đúng chưa biết
D. hai góc kề bù bằng nhau và các khẳng định sai
Câu 14: Để chứng minh định lí “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”. Ta cần dựa vào điều gì?
A. Hai góc bằng nhau
B. Hai góc kề bù và các khẳng định đúng chưa biết
C. Hai góc đối đỉnh và các khẳng định đúng đã biết
D. bằng nhau và các khẳng định sai
Câu 15: Để có kết luận từ giả thiết và các khẳng định đúng thì ta cần làm gì?
A. Dùng lập luận
B. Dùng lời nói
C. Ta luôn có kết luận
D. Không thể có kết luận từ giả thiết
3. VẬN DỤNG (15 câu)
Câu 1: Tìm kết luận đúng với định lí “Nếu hai góc đối đỉnh thì... ”
A. bằng nhau
B. kề bù
C. khác nhau
D. bù nhau
Câu 2: Tìm kết luận sai với định lí “Nếu hai góc đối đỉnh thì... ”
A. bù nhau
B. kề nhau
C. khác nhau
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: “Nếu hai góc kề bù bằng nhau thì mỗi góc là một góc vuông”. Tìm giả thiết của định lí?
A. mỗi góc là một góc cuông
B. hai góc kề bù bằng nhau
C. hai góc kề bù
D. một góc vuông
Câu 4: Chọn định lí đúng?
A. Nếu hai góc kề bù bằng nhau thì mỗi góc là một góc 60°
B. Nếu hai góc kề bù bằng nhau thì mỗi góc là một góc lớn hơn góc vuông
C. Nếu hai góc kề bù bằng nhau thì mỗi góc là một góc vuông
D. Nếu hai góc kề bù bằng nhau thì mỗi góc là một góc 120°
Câu 5: Điền vào chỗ trống (...) để chứng minh định lí: “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”
GT:...
KL:...
A. góc đối; bằng
B. đối đỉnh; bằng nhau
C. Hai góc; bằng nhau
D. Hai góc đối đỉnh; bằng nhau
Câu 6: Điền vào chỗ trống (...) để chứng minh định lí: “Nếu hai góc kề bù bằng nhau thì mỗi góc là một góc vuông”
GT:...
KL:...
A. góc kề bù; mỗi góc là một góc vuông
B. hai góc kề bù bằng nhau; mỗi góc là một góc vuông
C. hai góc kề bù; một góc vuông
D. góc kề; một góc vuông
Câu 7: Điền vào chỗ trống (...) để chứng minh định lí: “Nếu hai đường thẳng xx^',yy' cắt nhau tại gốc O và góc xOy vuông thì các góc yOx^',x^' Oy^',y'Ox đều là góc vuông”
GT:...
KL:...
A. hai đường thẳng xx^',yy'; góc xOy vuông
B. hai đường thẳng xx^',yy' cắt nhau tại gốc O và; các góc yOx^',x^' Oy^',y'Ox đều là góc vuông
C. hai đường thẳng xx^',yy' cắt nhau tại gốc O và góc xOy vuông; các góc yOx^',x^' Oy^',y'Ox đều là góc vuông
D. hai đường thẳng xx^',yy' cắt nhau tại gốc O và góc xOy vuông; các góc yOx^',x^' Oy^',y'Ox đều
Câu 8: Viết kết luận của định lí sau vào chỗ trống.
“Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì...”
A. hai đường thẳng đó vuông góc với nhau
B. hai đường thẳng đó bằng nhau
C. hai đường thẳng đó song song với nhau
D. hai đường thẳng đó cắt nhau
Câu 9: Cho định lí: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau”. Giả thiết của định lí này là?
A. một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song
B. hai góc so le trong bằng nhau
C. hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau
D. Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau
Câu 10: Cho định lí: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau”. Kết luận của định lí này là?
A. hai góc so le trong bằng nhau
B. một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song
C. hai đường thẳng song song thì hai góc so le
D. Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau
Câu 11: Cho định lí: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song”. Tìm giả thiết của định lí này?
A. cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song
B. Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song
C. hai đường thẳng đó song song
D. một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau
Câu 12: Cho định lí: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song”. Tìm kết luận của định lí này?
A. một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau
B. hai đường thẳng đó song song
C. một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song
D. hai đường thẳng đó song song
Câu 13: Cho định lí: “Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau”. Tìm giả thiết của định lí?
A. chúng song song với nhau
B. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba
C. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau
D. cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau
Câu 14: Cho định lí: “Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau”. Tìm kết luận của định lí?
A. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba
B. chúng song song với nhau
C. cùng song song với một đường thẳng thứ ba
D. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau
Câu 15: Cho định lí: “Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau”
A. Định lí này không cần chứng minh
B. Định lí trên là không có giả thiết
C. Để có định lí ta dùng lập luận để suy ra kết luận là ba đường thẳng song song với nhau
D. Đây là một định lí sai
4. VẬN DỤNG CAO ( 5 câu)
Câu 1: Cho hình vẽ, định lí đúng nhất trong các định lí dưới đây là?
A. Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc vuông
B. Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc bù là một góc nhọn
C. Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc bù là một góc tù
D. Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc bù là một góc bằng 120°
Câu 2: Định lí: "Nếu hai đường thẳng song song cắt đường thẳng thứ ba thì hai góc đồng vị bằng nhau" (như hình vẽ dưới đây). Giả thiết của định lí là:
A. a song song với b; a vuông góc với b
B. a song song với b; a song song với b
C. a song song với b; c giao a tại A; c giao b tại B
D. a,b,c bất kì
Câu 3: Cho định lí : "Hai tia phân giác của hai góc kề bù tạo thành một góc vuông" (hình vẽ). Giả thiết, kết luận của định lí là:
A. Giả thiết: Cho góc bẹt AOB và tia OD. OE là phân giác góc BOD; OF là phân giác góc AOD.
Kết luận: OE⊥OF
B. Giả thiết: Cho góc bẹt AOB và tia OD. OE là phân giác góc BOF; OF là phân giác góc AOD.
Kết luận: OE⊥OA
C. Giả thiết: Cho góc bẹt AOB và tia OD.OE là phân giác góc BOD; OF là phân giác góc AOE.
Kết luận: OE⊥OF
D. Giả thiết: Cho góc bẹt AOBAOB và tia OD. OE là phân giác góc BOD; OF là phân giác góc AODAOD.
Kết luận: OB⊥OF
Câu 4: Phát biểu định lý sau bằng lời
A. Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng phân biệt thì chúng song song với nhau.
B. Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng vuông góc với nhau.
C. Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
D. Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng cắt nhau.
Câu 5: Phát biểu định lý sau bằng lời.
A. Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó song song với đường thẳng kia.
B. Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó vuông góc với đường thẳng kia.
C. Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó tạo với đường thẳng kia một góc 60°
D. Cả A, B, C đều sai.
=> Giáo án toán 7 kết nối bài 11: Định lí và chứng minh định lí (1 tiết)