Trắc nghiệm công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều CD2 Bài 6. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số giá thể trồng cây
Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghê 10 - công nghệ trồng trọt cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ2 Bài 6. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số giá thể trồng cây. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
CHỦ ĐỀ 2. ĐẤT TRỒNG
BÀI 6. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT MỘT SỐ GIÁ THỂ TRỒNG CÂY
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Tên gọi chung của các vật liệu hoặc hỗn hợp các vật liệu giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển bộ rễ cây trồng là
A. Xơ dừa.
B. Phân bón.
C. Giá thể.
D. Chất xúc tác.
Câu 2: Giá thể được chia thành mấy nhóm chính
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Câu 3: Giá thể được chia thành các nhóm chính
A. Giá thể hữu cơ và giá thể vô cơ.
B. Giá thể nhân tạo và giá thể tự nhiên.
C. Giá thể trồng và giá thể hóa học.
D. Giá thể lỏng và giá thể rắn.
Câu 4: Giá thể hữu cơ có nguồn gốc từ
A. Vi sinh vật.
B. Thực vật và động vật.
C. Các loại đá, cát, sỏi.
D. Các chất hóa học.
Câu 5: Giá thể vô cơ có nguồn gốc từ
A. Thực vật và động vật.
B. Vi sinh vật.
C. Các loại đá, cát, sỏi.
D. Các chất hóa học.
Câu 6: Xơ dừa là sản phẩm chế biến từ
A. Lá dừa.
B. Quả dừa.
C. Thân cây dừa
D. Cùi dừa.
Câu 7: Mụn dừa chiếm bao nhiêu phần trăm trong xơ dừa
A. 85%.
B. 80%.
C. 70%.
D. 60%.
Câu 8: Quy trình sản xuất giá thể viên nén xơ dừa có mấy bước
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 9: Sỏi có cấu trúc
A. Xốp, nhẹ.
B. Vụn vặt.
C. Đặc khít.
D. Tổ ong gồm các lỗ rỗng, nhỏ và kín.
Câu 10: Quy trình sản xuất sỏi nhẹ keramzit có mấy bước
A. 9.
B. 8.
C. 7.
D. 6.
2. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1: Đâu không phải một loại giá thể trồng cây
A. Vỏ cây thông.
B. Quặng sắt Pirit.
C. Đá trân châu Perlite.
D. Đá khoáng Vermiculite.
Câu 2: Đâu không phải là giá thể hữu cơ
A. Rêu bùn than.
B. Mùn cưa.
C. Phân chuồng.
D. Sỏi nhẹ Keramzit.
Câu 3: Đâu không phải là giá thể vô cơ
A. Đá trân châu Perlite.
B. Đá khoáng Vermiculite.
C. Vỏ cây.
D. Sỏi nhẹ Keramzit.
Câu 4: Cây trồng nào sau đây nhân giống bằng thân
A. Cây đậu.
B. Cây mía.
C. Cây mai.
D. Cây lá bỏng.
Câu 5: Ưu điểm của viên nén xơ dừa là
A. Tiết kiệm chi phí nhân công.
B. Rút ngắn thời gian chăm sóc.
C. Dễ vận chuyển, tiện dụng, thân thiện với môi trường.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 6: Tại sao sử dụng viên nén xơ dừa giúp rút ngắn thười gian chăm sóc
A. Do trong viên nén đã được nhà sản xuất bơm vào thuốc kích thích tăng trưởng.
B. Do viên nén đã chứa đầy đủ dưỡng chất cho hạt mầm phát triển tự nhiên, tự tăng tính đề kháng chống sâu bệnh.
C. Do trong viên nén đã có các loại phân bón và thuốc trừu sâu cơ bản, giúp hạt mầm phát triển nhanh và chống lại sâu bệnh.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 7: Ưu điểm của giá thể sỏi nhẹ keramzit
A. Giữ nước, chất hữu cơ cung cấp cho cây.
B. Tránh hiện tượng ngập úng, thối rễ cây.
C. Tạo môi trường thông thoáng, sạch mầm bệnh.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 8: Sắp xếp các bước trong quy trình sản xuất giá thể xơ dừa
(1) Tách vỏ dừa.
(2) Dùng máy ép nhiên liệu ép viên.
(3) Thành phẩm.
(4) Tách mụn dừa thô.
(5) Chuẩn bị dừa nguyên liệu.
(6) Ủ.
(7) Xử lí tanin và lignin.
A. (5), (1), (4), (6), (2), (7), (3).
B. (5), (3), (2), (7), (6), (4), (1).
C. (5), (1), (4), (7), (6), (2), (3).
D. (5), (1), (4), (2), (7), (6), (3).
Câu 9: Sắp xếp các bước trong quy trình sản xuất sỏi nhẹ keramzit
(1) Xử lí đất sét.
(2) Vẽ viên.
(3) Phơi sỏi.
(4) Ngâm sỏi trong dung dịch dinh dưỡng.
(5) Sử dụng.
(6) Chuẩn bị nguyên liệu đất sét.
(7) Nung sỏi.
(8) Nhào đất và phối trộn.
A. (6), (1), (8), (2), (3), (7), (4), (5).
B. (6), (1), (7), (4), (3), (8), (2), (5).
C. (6), (1), (4), (3), (8), (7), (4), (5).
D. (6), (1), (2), (3), (8), (7), (4), (5).
Câu 10: Tại sao sỏi nhẹ keramzit có khả năng giữ nước, chất hữu cơ để cung cấp cho cây trồng
A. Vì cấu trúc của sỏi nhẹ Keramzit có nhiều lỗ thoáng khí; hút nước và lưu trữ nước bên trong rất lâu nên hệ rễ cây có thể bám và luồn lách qua các khe hở giữa những viên sỏi tròn; hút nước từ các viên sỏi giúp phát triển hệ rễ nhanh.
B. Vì sỏi nhẹ có tác dụng giống như miếng bọt biển, hút và giữ nước để sự trữ cho cây sử dụng.
C. Vì sỏi nhẹ không cho nước chảy qua, chứa nhiều khoáng chất tự nhiên.
D. Cả A và B đều đúng
Câu 11: Vì sao người ta sản xuất ra các loại viên nén xơ dừa có kích thước khác nhau
A. Vì tăng sự phong phú cho sản phẩm.
B. Vì tùy mục đích sử dụng khác nhau và tùy vào kích thước từng loại cây trồng
C. Vì chứa được lượng chất dinh dưỡng khác nhau.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 12: Vì sao sử dụng viên nén xơ dừa mang lại hiệu qủa kinh tế cao hơn các loại giá thể khác
A. Viên nén xơ dừa có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho quá trình hạt nảy mầm các loại hạt giống rau, hoa,...
B. Viên nén xơ dừa dễ vận chuyển, tiện dụng, sạch sẽ và thân thiện với mỗi trưởng do không dùng tủi nylon.
C. Rút ngắn thời gian chăm sóc do viên nén đã chứa đầy đủ dưỡng chất cho hạt mầm phát triển tự nhiên, tự tăng tính để kháng chống sâu bệnh.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 13: Tại sao sử dụng viên nén xơ dừa giúp rút ngắn thười gian chăm sóc
A. Do trong viên nén đã được nhà sản xuất bơm vào thuốc kích thích tăng trưởng.
B. Do viên nén đã chứa đầy đủ dưỡng chất cho hạt mầm phát triển tự nhiên, tự tăng tính đề kháng chống sâu bệnh.
C. Do trong viên nén đã có các loại phân bón và thuốc trừu sâu cơ bản, giúp hạt mầm phát triển nhanh và chống lại sâu bệnh.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 14: Đây là hình ảnh của loại giá thể nào
A. Vỏ cây.
B. Than tre.
C. Mùn cưa.
D. Than bùn.
Câu 15: Đây là hình ảnh của loại giá thể nào
A. Perlite.
B. Đất sét nung.
C. Viên nén xơ dừa dạng sỏi.
D. Trấu hun
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Một giá thể tốt là loại có khả năng giữ nước tương đương với độ thoáng khí, và có đặc điểm
A. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
B. Có khả năng giữ ẩm, hút ẩm nhanh, thấm nước dễ dàng.
C. Có khả năng giữ độ thoáng khí.
D. Có pH trung tính và khả năng ổn định pH.
Câu 2: So sánh giá thể dùng để ươm cây và giá thể dùng để trồng cây. Phát biểu nào dưới đây sai
A. Giá thể dùng để ươm cây khác giá thể dùng để trồng cây vì nhu cầu đất của hạt giống và cây con, cây lớn khác nhau.
B. Cây con và hạt giống cần đất nhỏ mịn, cầu kì hơn.
C. Chi phí giá thể dùng để trồng cây đắt hơn giá thể dùng để ươm cây do nhu cầu dinh dưỡng cao hơn.
D. Cây lớn không cần đất nhỏ mịn, cầu kì như cây con.
Câu 3: Số giá thể hữu cơ là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 4: Số giá thể vô cơ là
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Đâu không phải loại giá thể phù hợp để trồng rau tại gia đình
A. Mụn xơ dừa
B. Đất nung Akadama.
C. Mùn cưa.
D. Than bùn.
Câu 2: Đâu là công thức phối trộn giá thể phổ biến
A. 60% mùn cưa đã mục + 20% phân vi sinh, rác thải hữu cơ hoai mục + 20% phân hữu cơ.
B. 40% mùn cưa đã mục + 40% phân vi sinh, rác thải hữu cơ hoai mục + 20% phân hữu cơ.
C. 50% mùn cưa đã mục + 30% phân vi sinh, rác thải hữu cơ hoai mục + 20% phân hữu cơ.
D. 40% mùn cưa đã mục + 30% phân vi sinh, rác thải hữu cơ hoai mục + 30% phân hữu cơ.
Câu 3: Đâu không phải công thức phối trộn giá thể phổ biến
A. 1/2 đất bột + 1/2 trấu hun + 1kg phân hữu cơ.
B. 1/3 đất bột + 1/3 trấu hun + 1kg phân hữu cơ.
C. 40% mùn cưa đã mục + 60% phân vi sinh, rác thải hữu cơ hoai mục.
D. 5 mụn dừa + 3 phân trùn quế + 2 trấu hun.