Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 7: Thực Hành Tiếng Việt: Dấu Câu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Thực Hành Tiếng Việt: Dấu Câu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 7: THẾ GIỚI VIỄN TƯỞNG

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: DẤU CÂU

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Đâu không phải là một công dụng của dấu chấm lửng?

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngùng, ngắt quãng

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

D. Phân tách các mệnh đề trong một câu, hoặc giữa các bộ phận tương đương.

Câu 2: Dấu chấm lửng được dùng để làm gì trong câu “Cuốn tiểu thuyết được viết trên… bưu thiếp.”?

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngùng, ngắt quãng

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

D. Phân tách các mệnh đề trong một câu, hoặc giữa các bộ phận tương đương.

Câu 3: Dấu chấm lửng được dùng làm gì trong câu sau:

“Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:

          - Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngùng, ngắt quãng

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

D. Phân tách các mệnh đề trong một câu, hoặc giữa các bộ phận tương đương.

Câu 4: Đâu không phải là công dụng của dấu ngoặc kép?

A. Đánh dấu phương tiện liên kết siêu văn bản.

B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

D. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn.

Câu 5: Công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau là gì?

“Thánh Găng-đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn”.

A. Đánh dấu phương tiện liên kết siêu văn bản.

B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

D. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Dấu chấm lửng được dùng làm gì trong câu sau:

“Thứ tự các bộ phận vùng biển nước ta là nội thủy… lãnh hải… tiếp giáp lãnh hải… đặc quyền kinh tế… thềm lục địa, các bộ phận vùng biển có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước.”

A. Phân tách các mệnh đề trong một câu, hoặc giữa các bộ phận tương đương.

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngùng, ngắt quãng

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

D. Dấu chấm lửng không thích hợp dùng trong trường hợp này.

Câu 2: Dấu chấm lửng được dùng làm gì trong câu sau:

“Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…”

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngùng, ngắt quãng

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

D. Phân tách các mệnh đề trong một câu, hoặc giữa các bộ phận tương đương.

Câu 3: Công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau là gì?

“Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn!”

A. Đánh dấu phương tiện liên kết siêu văn bản.

B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

D. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn.

Câu 4: Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu “Tờ “Thanh niên” số ra ngày 18/11/2022 có bài viết “ABC”.” là gì?

A. Đánh dấu phương tiện liên kết siêu văn bản.

B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

D. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Dấu chấm lửng trong câu nào sau đây được dùng với mục đích “Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết”?

A. Có nhiều nguyên tố hoá học, ví dụ như Na, Cl, K, F,…

B. Hay là… tôi sang nước ngoài làm nhỉ?

C. Thế thì té ra là… con chó nó bị kẹp chết.

D. Hôm nay trời nắng nên tôi đến trường sớm hơn…

Câu 2: Dấu chấm lửng trong câu nào sau đây được dùng với mục đích “Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngùng, ngắt quãng”?

A. Cơm, áo, vợ, con, gia đình… bó buộc y.

B. Anh ấy nói với cánh truyền thông: …Tôi đã làm điều đó suốt bao năm qua…

C. Tôi còn phải về nhà nữa, ở nhà nào là giặt giũ quần áo, quét nhà,…

D.      – Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

          - Dạ, bẩm…

          - Đuổi cổ nó ra!

Câu 3: Dấu chấm lửng trong câu nào sau đây được dùng với mục đích “Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm”?

A. Văn mẫu cho học sinh kiểu: “Trong tất cả loại lòng em có, ví dụ như lòng mề, lòng lợn, lòng dạ,… thì em thích nhất là lòng tốt.”.

B. Cuộc đời về cơ bản là buồn, đến vui còn buồn… cười nữa là.

C. Trong suốt sự nghiệp lừng lẫy của mình, Ronaldo đã đạt được nhiều danh hiệu như Cầu thủ xuất sắc nhất, Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất,…

D. Cả B và C.

Câu 4: Cho câu sau: Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu

Cách đặt dấu nào sau đây là hợp lí?

A. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.

B. Nó “nhập tâm” lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu?”

C. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê, cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.

D. Nó nhập tâm: “Lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.”

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Dấu chấm lửng được dùng trong câu nào sau đây là không phù hợp?

A. Tôi cảm thấy mình được đưa lên mặt nước và dễ thở hơn…

B. Từ đó tôi kết luận rằng… chúng ta đã thoát chết.

C. Tất cả mọi người trên thuyền đều cho đó là một …con cá… khổng lồ vì họ luôn nghĩ chiếc tàu mà họ đang đi là nhanh nhất, mạnh nhất.

D. Chúng tôi lần mò từng ngóc ngách, từ điện thờ thần Apollo đến thánh đường Athena, thậm chí không bỏ sót những vết tích còn lại của đấu trường, rạp hát,… bên bờ suối Castalic.

Câu 2: Trong trường hợp nào sau đây, dấu ngoặc kép không được dùng một cách phù hợp?

A. Tôi bảo nó: “Này đừng làm như vậy nữa!”.

B. Tôi thét lớn: “Hãy tiến lên, vì màu cờ sắc áo, tiến lên.”

C. Tôi kể ra một số câu chuyện như “đi làm, nấu cơm, đi học’”””

D. Tất cả các đáp án trên.

=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Mạch lạc và liên kết của văn bản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay