Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 7 Đọc mở rộng theo thể loại: những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7 Đọc mở rộng theo thể loại: những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 7: TRÍ TUỆ DÂN GIAN

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành”?

A. Ở nhà Hiền thì sẽ gặp Lành.

B. Nếu ta sống hiền lành nhân hậu thì sẽ gặp điều tốt.

C. Nhà hiền triết gặp sự lành.

D. Câu tục ngữ quá ngắn nên không có ý nghĩa xác định.

Câu 2: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”?

A. Khi ăn quả của một cây nào đó thì ta cần phải nhớ kẻ trồng cây đó.

B. Ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta.

C. Khi ăn quả thì phải nhớ dùng thước kẻ cây trồng.

D. Cả A và B.

Câu 3: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”?

A. Nếu không có thầy thì ta không giỏi được.

B. Thể hiện thái độ cười chê những người có suy nghĩ không cần học ở thầy mà học một mình cũng được.

C. Thể hiện sự đánh đố một người, thách họ không học thầy

D. Thầy cho ta tất cả, dạy ta làm mọi thứ

Câu 4: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”?

A. Thầy không giỏi bằng bạn.

B. Học thầy chỉ có người Tày còn học bạn thì chỉ có người Kinh.

C. Học ở thầy không tốt bằng học ở bạn bè.

D. Cách học của thầy không bằng cách học của bạn.

Câu 5: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”?

A. Khi thấy sóng lớn thì đừng vứt tay chèo đi.

B. Bạn sẽ bị chớ nếu thấy một người buông tay chèo khi thấy sóng lớn.

C. Sóng lớn sẽ khiến bạn phải buông tay chèo.

D. Đừng thấy khó khăn mà nản chỉ, gục ngã.

Câu 6: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”?

A. Nếu ta chịu khó mài một thanh sắt thì sẽ có ngày nó thành cây kim.

B. Nếu ta có công việc mài sắt thì cuối tháng ta sẽ được thưởng cây kim.

C. Chê bai những người chỉ biết cặm cụi mài sắt mà không biết đi mua luôn cây kim cho nhanh.

D. Nếu ta chăm chỉ thì nhất định sẽ có ngày đạt được điều mong muốn.

Câu 7: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”?

A. Một cây không làm nên ngọn núi nhưng ba cây thì sẽ làm được.

B. Một cây không được gọi là ngọn núi nhưng ba cây chụm lại sẽ thành hòn núi cao.

C. Đơn lẻ sẽ dễ thất bại, đoàn kết mới tạo nên thành công.

D. Con người chúng ta phải biết quý trọng tình thương của cộng đồng.

Câu 8: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông”?

A. Nếu ta đồng lòng chung sức thì bất kể điều gì cũng có thể làm được.

B. Làm theo bạn bè thì sẽ có thể thành công.

C. Làm theo bạn bè thì sẽ tát được hết nước biển Đông.

D. Câu này sai vì biển Đông không thể tát cạn.

Câu 9: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Mất của dễ tìm / Mất lòng khó kiếm”?

A. Mất là sở hữu của dễ tìm, mất bộ lòng thì dễ kiếm.

B. Mất của cải thì có thể tìm lại được nhưng làm mất lòng người khác thì khó tạo dựng lại.

C. Mất đồ thì đi đâu cũng tìm được, tương tự như thế mất lòng cũng dễ kiếm lại.

D. Sự đối lập mạnh mẽ giữa dễ và khó, được thể hiện trong việc mất của và mất lòng.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có điểm tương đồng về nghĩa với câu tục ngữ nào?

A. Uống nước nhớ nguồn

B. Gieo nhân nào gặt quả ấy

C. Được mùa cau đau mùa lúa

D. Tháng Ba mưa đám, tháng Tám mưa cơn.

Câu 2: Số vế trong các câu 1, 6, 8, 9 là bao nhiêu?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 3: Câu tục ngữ nào có sự đối xứng?

A. Câu 2

B. Câu 4

C. Câu 6

D. Câu 8

Câu 4: Xác định cặp vần trong câu số 3:

A. thầy – mày, vần cách

B. mày – làm, vần sát

C. không – nên, vần chân

D. Không có.

Câu 5: Xác định cặp vần trong câu số 9:

A. mất – mất, vần cách

B. của - lòng, vần đồ vật

C. tìm – kiếm, vần chân

D. Không có.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Tác giả của văn bản này là ai?

A. Tác giả dân gian

B. Nguyễn Xuân Kính

C. Vũ Ngọc Phan

D. Facebook

Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu 2, 5, 6 là gì?

A. Nói giảm nói tránh

B. Nói quá

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu 2, 5, 6 là gì?

A. Làm cho các câu này trở nên giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.

B. Bổ sung tính chất bác học, hàn lâm.

C. Thể hiện kinh nghiệm phong phú của người xưa.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu 8, câu 9 là gì?

A. Nói giảm nói tránh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hoá

D. Câu 8 là nói quá, câu 9 thì không có.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Ý nghĩa của câu tục ngữ số 3 và 4 có loại trừ nhau không?

A. Không vì theo nguyên tắc xây dựng ý nghĩa của tục ngữ trong dân gian, không có hai câu tục ngữ nào được phép có ý nghĩa tương tự nhau.

B. Không vì câu 3 là nói lên tầm quan trọng của thầy, trong khi câu 4 là nói đến việc ta không chỉ cần học ở thầy thôi mà còn phải học ở bạn nữa; mà học bạn thì bạn lúc này cũng là thầy.

C. Có vì câu 3 nói không có thầy thì không làm được gì vậy mà câu 4 lại nói là học thầy không tốt bằng học bạn.

D. Có vì câu 4 ra đời sau câu 3 nên có sự phát triển hơn, loại bỏ đi cái sai ở câu 3.

Câu 2: Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay?

A. Vì xã hội ngày nay không có quá nhiều sự thay đổi so với xã hội trước đây.

B. Vì mặc dù thời ngày nay có nhiều thứ thay đổi nhưng những yếu tố về phẩm chất con người, về kinh nghiệm sống,… vẫn còn đó.

C. Vì sự duy trì về cấu trúc thượng tầng của một xã hội.

D. Tất cả các đáp án trên.

=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 4. Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay