Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 8: Thực hành tiếng việt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: nét đẹp văn hoá việt Thực hành tiếng việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 8: NÉT ĐẸP VĂN HOÁ VIỆT

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Số từ là gì?

A. Là những con số

B. Là số lượng từ trong một câu

C. Là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật.

D. Không có khái niệm số từ.

Câu 2: Vị trí của số từ trong câu là ở đâu?

A. Có thể đi kèm trước hoặc sau danh từ.

B. Có thể đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ

C. Có thể đứng làm chủ ngữ.

D. Cả A và C.

Câu 3: Nếu đứng trước danh từ, số từ biểu thị điều gì?

A. Số lượng chính xác hoặc ước chừng cho sự vật được nêu ra ở danh từ.

B. Số thứ tự của danh từ

C. Số lượng chính xác hoặc ước chừng cho sự vật được nêu ra ở động từ hoặc tính từ.

D. Số thứ tự của động từ hoặc tính từ

Câu 4: Nếu đứng sau danh từ, số từ biểu thị điều gì?

A. Số lượng chính xác hoặc ước chừng cho sự vật được nêu ra ở danh từ.

B. Số thứ tự của danh từ

C. Số lượng chính xác hoặc ước chừng cho sự vật được nêu ra ở động từ hoặc tính từ.

D. Số thứ tự của động từ hoặc tính từ

Câu 5: Ta cần lưu ý gì khi sử dụng số từ trong giao tiếp?

A. Khi nói và viết, có thể dùng số từ ở trước hoặc sau danh từ để bổ sung ý nghĩa về số lượng hoặc số thứ tự cho danh từ. Đó cũng là cách mở rộng thành phần câu, làm cho thông tin của câu trở nên rõ ràng, cụ thể và chi tiết.

B. Khi đọc và nghe, cần chú ý đến sự xuất hiện của các số từ ở trước hoặc sau danh từ để biết được số lượng hoặc số thứ tự của sự vật, đối tượng.

C. Không được phép bỏ số từ ra khỏi những câu văn liên quan đế số liệu, làm như vậy sẽ thể hiện sự kém cỏi trong cách vận dụng ngôn ngữ.

D. Cả A và B.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Hãy xác định số từ trong câu “Vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân, ở giữa đặt một cây cờ hoặc chiếc khăn, cành lá,… tượng trưng cho cờ”.

A. Nhỏ

B. Một

C. Hoặc

D. Khăn

Câu 2: Hãy xác định số từ trong câu “Sau đó, cờ lại được đặt vào vị trí quy định để trọng tài gọi hai người chơi tiếp theo của hai đội tham gia”.

A. Tiếp theo

B. Hai

C. Đặt

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Hãy xác định số từ trong câu “Sau hai ngày thì đặt ngửa củ lên, dựa vào dụng cụ dưỡng như bình thuỷ tinh, bình nhựa, bát đất nung”.

A. Sau

B. Như

C. Hai

D. Không có

Câu 4: Hãy xác định số từ trong câu “Em quẹt que diêm thứ một trăm, diêm cháy và sáng rực lên”.

A. Một trăm

B. Một, trăm

C. Diêm

D. Không có

Câu 5: Hãy xác định số từ trong câu “Tôi đã thấy cảnh đó trước đây nhưng lần này nó khác quá”.

A. Đã

B. Lần

C. Này, đó

D. Không có

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Hãy xác định số từ và chức năng của nó trong câu “Rửa sạch thịt, sau đó đung sôi nồi nước, thả vào nồi một củ hành đập dập và cho thịt vào luộc khoảng hai mươi phút”.

A. Một, bổ sung ý nghĩa số lượng chính xác cho danh từ “củ”.

B. Hai mươi, bổ sung ý nghĩa số lượng chính xác cho danh từ “phút”.

C. Nồi, bổ sung ý nghĩa số lượng chính xác cho chính nó.

D. Cả A và B.

Câu 2: Hãy xác định số từ và chức năng của nó trong câu “Bước thứ nhất: Sơ chế nguyên liệu. Rửa sạch rau sống, rau thơm, hẹ…, ngâm qua với nước muối pha loãng và sau đó vớt lên để ráo nước”.

A. Nhất, bổ sung ý nghĩa số lượng chính xác cho danh từ “thứ”.

B. Nhất, bổ sung ý nghĩa số thứ tự cho danh từ “thứ”.

C. Sạch, bổ sung ý nghĩa tính chất cho danh từ “rau”.

D. Không có.

Câu 3: Hãy xác định số từ và chức năng của nó trong câu “Nhưng có lẽ là tôi không thể nào bỏ đi cho dù là một hạt xôi nếp đen như một hạt ngọc và ngậy thơm làm vỏ dính trên chiếc bánh được”.

A. Không, bổ sung ý nghĩa phủ định cho toàn câu.

B. Một, bổ sung ý nghĩa số lượng chính xác cho danh từ “hạt”.

C. Không, bổ sung ý nghĩa số lượng chính xác cho toàn câu.

D. Không có.

Câu 4: Hãy xác định số từ và chức năng của nó trong câu “Đặt lớp giấy ăn thứ hai lên trên và phết keo theo đường màu xanh”.

A. Hai, bổ sung ý nghĩa số thứ tự cho danh từ “giấy ăn”.

B. Và, bổ sung ý nghĩa kết nối.

C. Hai, bổ sung ý nghĩa số thứ tự cho danh từ “thứ”

D. Cả B và C.

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Hãy xác định số từ và chức năng của nó trong câu “Tôm rửa sạch, ướp với nửa muỗng cà phê muối, nửa muỗng canh rượu, một muỗng cà phê đường để tôm đậm đà hơn và không bị hôi, tanh”.

A. Một, bổ sung ý nghĩa số lượng chính xác cho danh từ “muỗng”.

B. Nửa, bổ sung ý nghĩa số lượng tương đối cho danh từ “muỗng”

C. Hơn, bổ sung ý nghĩa cho tính từ “đậm đà”

D. Cả A và B.

=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Thực hành tiếng việt trang 54

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay