Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 8 Văn bản 2: cách gọt củ hoa thuỷ tiên
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: nét đẹp văn hoá việt Văn bản 2: cách gọt củ hoa thuỷ tiên. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 8: NÉT ĐẸP VĂN HOÁ VIỆT
VĂN BẢN 2: CÁCH GỌT CỦ HOA THUỶ TIÊN
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Mục đích của văn bản này là gì?
A. Hướng dẫn làm món thuỷ tiên sào cho mâm cơm ngày tết
B. Hướng dẫn trang trí nhà cửa bằng hoa thuỷ tiên.
C. Hướng dẫn bán hoa thuỷ tiên.
D. Hướng dẫn cách gọt củ hoa thuỷ tiên
Câu 2: Ai là tác giả của văn bản “Cách gọt củ hoa thuỷ tiên”?
A. Giang Nam.
B. Nguyễn Quang Thiều.
C. Thanh Tịnh
D. Nhóm biên soạn.
Câu 3: Đâu là hoa thuỷ tiên?
A.
B.
C.
D.
Câu 4: Đoạn văn in nghiêng ở đầu có tác dụng gì?
A. Giới thiệu sơ qua và lịch sử, bối cảnh của việc gọt tỉa củ hoa thuỷ tiên.
B. Tạo thế đứng vững chắc cho các phần nội dung phía sau.
C. Tạo nên sự hài hoà giữa việc hướng dẫn và việc kể chuyện.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Việc chơi thuỷ tiên gắn liền với người ở đâu?
A. Sài Gòn
B. Huế
C. Đà Nẵng
D. Hà Nội
Câu 6: Đâu không phải là một đề mục trong bài?
A. Chuẩn bị
B. Ngâm nước và gọt tỉa
C. Thuỷ dưỡng
D. Trang trí
Câu 7: Mùa gọt thuỷ tiên bắt đầu khi nào?
A. Sắp sang tháng Chạp
B. Vào đầu tháng Giêng
C. Vào mùa hè
D. Sắp đến Trung thu
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Cần chọn củ thuỷ tiên như thế nào?
A. Nhỏ, giá thành rẻ.
B. To, nặng, có đường nét mạnh mẽ, dễ tạo hình.
C. Tròn, cân đối, vỏ ngoài có màu nâu bóng, cẩm thấy chắc tay.
D. Vuông, đối xứng, vỏ ngoài có màu xanh, cầm thấy mềm mại.
Câu 2: Quy trình gọt tỉa củ thuỷ tiên trải qua các bước nào?
A. Ngâm và thay nước đúng kĩ thuật
B. Gọt tỉa củ thuỷ tiên khéo léo
C. Gọt tỉa củ thuỷ tiên kĩ càng, tạo đường nét bố cục
D. Cả A và B.
Câu 3: Mầm lá, mầm hoa của củ thuỷ tiên ở đâu?
A. Bên trên củ
B. Bên trong lớp vỏ củ
C. Bên ngoài ruộng trồng hoa thuỷ tiên.
D. Hoa thuỷ tiên không có mầm.
Câu 4: Khi xén lá, độ cong của lá sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào …………..
A. Tính chất của lá
B. Tính chất của phần keo đổ vào chỗ xén.
C. Độ nông sâu của vết xén.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Khâu thuỷ dưỡng không bao gồm bước nào sau đây?
A. Ngâm dưỡng thuỷ tiên
B. “Thúc”, “hãm” thuỷ tiên
C. Chỉnh lá, chỉnh hoa
D. Sử dụng hương thơm tự nhiên từ hoa hồng
Câu 6: Bát thuỷ tiên được coi là đẹp, nếu đạt được “ngũ phẩm”. “Ngũ phẩm” ở đây gồm những gì?
A. Màu sắc rực rỡ, thân cây to, cứng cáp, đường nét uyển chuyển, tổng thể hài hoà.
B. Đẹp hoa, đẹp lá, đẹp rễ, đẹp thân và tổng thể dáng thế hài hoà.
C. Nhẹ nhàng, rung động, mê mẩn, tươi mới, sắc màu.
D. Những tiêu chí chấm hoa đẹp theo tiêu chuẩn thế giới.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Dấu hiệu nào về cấu trúc giúp ta nhận biết văn bản này là văn bản thông tin giới thiệu quy tắc trong hoạt động?
A. Gồm 3 phần: giới thiệu mục đích của quy trình, liệt kê những thứ cần chuẩn bị trước khi thực hiện, trình bày cách thực hiện.
B. Gồm 3 phần: chuẩn bị, ngâm nước và gọt tỉa, thuỷ dưỡng.
C. Gồm cấu trúc 3 phần kết hợp với cấu trúc song song giữa ngôn ngữ và hình ảnh.
D. Không có cấu trúc xác định.
Câu 2: Dấu hiệu nào về từ ngữ giúp ta nhận biết văn bản này là văn bản thông tin giới thiệu quy tắc trong hoạt động?
A. Sử dụng các từ ngữ chỉ thứ tự kết hợp một cách linh hoạt với các hình ảnh so sánh.
B. Các từ ngữ có tính khái quát cao, được sử dụng phổ biến.
C. Sử dụng các con số để đánh dấu trình tự thực hiện và một số từ ngữ chỉ thời gian như: trước tiên, đầu tiên, trước khi, sau hai ngày,…
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Dấu hiệu nào về loại từ giúp ta nhận biết văn bản này là văn bản thông tin giới thiệu quy tắc trong hoạt động?
A. Sử dụng câu chứa nhiều loại từ, vừa giúp cho người đọc dễ hiểu hướng dẫn vừa tạo nên sắc màu cho văn bản
B. Sử dụng một số thuật ngữ liên quan đến chăm sóc hoa, cây cảnh như: củ hoa, cuống hoa, thuỷ dưỡng, chỉnh lá, chỉnh hoa.
C. Sử dụng câu chứa nhiều động từ
D. Cả B và C.
Câu 4: Dấu hiệu nào về đề mục giúp ta nhận biết văn bản này là văn bản thông tin giới thiệu quy tắc trong hoạt động?
A. Sử dụng hệ thống đề mục để tóm tắt những thông tin chính trong văn bản.
B. Sử dụng các đề mục có tính chất gợi mở, từ đó giúp người đọc tăng cường khả năng tư duy
C. Đề mục dài, tạo hiệu quả về nội dung.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Dấu hiệu nào về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ giúp ta nhận biết văn bản này là văn bản thông tin giới thiệu quy tắc trong hoạt động?
A. Sử dụng hình ảnh minh hoạ cách thức thực hiện.
B. Sử dụng biểu đồ để minh hoạ cách thức thực hiện.
C. Số liệu có rất hữu ích cho bạn đọc khi tìm hiểu thông tin
D. Tất cả các đáp án trên.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Đọc đoạn văn từ “Phải chăm chú quan sát … những mớ hành”. Việc triển khai thông tin theo trình tự thời gian được thể hiện như thế nào?
A. Qua sự khéo léo và tinh tế trong quy trình gọt tỉa của Nguyễn Phú Cường.
B. Qua các từ ngữ có tính bổ trợ.
C. Qua cách miêu tả thứ tự thực hiện các thao tác như: bóc vỏ bao mầm, gọt bẹ củ, xén lá, cạo cuống hoa,…
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đọc đoạn văn từ “Phải chăm chú quan sát … những mớ hành”. Việc triển khai thông tin theo mối quan hệ nhân quả được thể hiện như thế nào?
A. Qua cách tác giả lí giải tại sao phải gọt tỉa trước.
B. Qua cách tác giả lí giải lí do của việc “phải gọt khi lá, giò hoa mới là những mầm vẫn đang ngủ yên trong củ”.
C. Qua những ngôn từ và bố cục đoạn văn có sự hỗ trợ cho việc thể hiện nguyên nhân.
D. Tất cả các đáp án trên.
=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 2. Cách gọt củ hoa thủy tiên