Giáo án Lịch sử 11 kì 2 soạn theo công văn 5512
Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Lịch sử lớp 11 kì 2 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 11 kì 2 soạn theo công văn 5512
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm toàn bộ Việt Nam. Cuộc kháng chiến của nhân dân.
- Hiệp ước 1883 và 1884, nhà Nguyêxn đầu hàng.
2. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện sự kiện
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.
- Phẩm chất
- Quý trọng và biết ơn những ngưòi đã hi sinh vì nền độc lập của Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV: Giáo án, sgv, máy tính, tư liệu liên quan.
- HS: Vở, sgk, đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.
- b) Nội dung: GV cho HS xem tranh về thành phố Hà Nội sau đó trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm:
- Dự kiến HS trả lời: thành Hà Nội...,
- d) Tổ chức thực hiện:
GV cho HS xem 1 bức ảnh về thành Hà Nội..., Sau đó GV hỏi: em biết gì về bức ảnh trên? HS suy nghĩ trả lời…
GV bổ sung và dẫn dắt vào bài mới:
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu âm mưu thủ đoạn, các bước thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.
- a) Mục tiêu: HS tìm hiểu âm mưu thủ đoạn, các bước thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.
- b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên
- c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV hỏi: + Pháp có âm mưu, thủ đoạn gì khi đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất? - GV cho hs đọc đoạn chữ in nhỏ về hành vi của Đuypuy + Em có nhận xét gì về thái độ của quan quân triều đình trước sự ngang ngược của tên lái buôn Đuypuy? Hệ quả Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi SGK phần 1 để trả lời câu hỏi. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời bổ sung cho nhau Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, kết luận | I. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873). Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) - Việc đánh chiếm Bắc Kì và toàn bộ Việt Nam là chủ trương lâu dài của TD Pháp, nên do thực lực chưa đủ mạnh nên Pháp tiến hành từng bước. - Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, Pháp ráo riết chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì. - Pháp dựng lên vụ “Đuypuy” ở Hà Nội (cho Đuypuy” gây rối trên sông hồng. (20/11/1873), Pháp đánh thành Hà Nội, chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (từ 23/11 đến 12/12/1873). |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì chống thực dân Pháp.
- a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì chống thực dân Pháp.
- b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên
- c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV sử dụng Lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Bắc Kì lần 1 và 2 nhấn mạnh về cuộc chiến đấu của nhân dân ta bảo vệ thành: - GV cho HS quan sát hình 54 SGK giới thiệu về Ô Quan Chưởng. - GV cho hs đọc đoạn chữ in nhỏ trang 119 về nội dung bản Hiệp ước Giáp Tuất và nhấn mạnh tính chất, hệ quả của bản hiệp ước. - GV hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì lần thứ nhất (1873 – 1874) Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, thảo luận cặp đôi để trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, bổ sung cho nhau Bước 4. Kết luận, nhận định GV bổ sung, kết luận. | 3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 - 1874 - Pháp đánh thành Hà Nội, khoảng 100 binh sĩ đã chiến đấu, hi sinh tại Ô Quan Chưởng. - Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu và đã anh dũng hy sinh. - Nhân dân chủ động kháng chiến ở Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình. - Trận Cầu Giấy (21/12/1873), Gácniê tử trận. Pháp lo sợ, tìm cách thương lượng với triều đình Huế. - Hiệp ước 15/3/1874 (Giáp Tuất) được kí, quân Pháp rút khỏi Bắc Kì, nhưng triều đình dâng sáu tỉnh Nam Kì cho Pháp. |
Tiết 2:
Hoạt động 3: Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử, diễn biến quá trình Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai.
- a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về bối cảnh lịch sử, diễn biến quá trình Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai
- b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên
- c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hỏi: Mục đích cuối cùng của thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta là gì? Vì sao năm 1874 Pháp phải tạm dừng cuộc xâm lược? Tại sao Pháp lại muốn đánh chiếm Bắc Kì lần hai? Các thủ đoạn mà Pháp sử dụng để đem quân ra Bắc năm 1882? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, thảo luận cặp đôi để trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, bổ sung cho nhau Bước 4. Kết luận, nhận định GV nhận xét, bổ sung, kết luận GV giới thiệu qua về thành Hà Nội | II. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882 - 1884 1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883) - Bối cảnh: Kinh tế TBCN ở Pháp ngày càng phát triển. - Năm 1882, Pháp đánh ra Bắc Kì lần thứ hai. + 1882, vin cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, Pháp kéo ra Bắc. + 3/4/1882, Pháp đổ bộ lên Hà Nội. + 25/4/1882, nổ súng chiếm thành Hà Nội. + 3/1883, chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định... |
Hoạt động 4: Tìm hiểu nét chính của cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì chống Pháp lần hai
- a) Mục tiêu: HS tìm hiểu nét chính của cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì chống Pháp lần hai
- b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên
- c) Sản phẩm: HS nêu những nét chính của cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì chống Pháp lần hai
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV sử dụng Lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Bắc Kì lần 1 và 2 yêu cầu hs theo dõi SGK và nêu nét chính của cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì. GV hướng dẫn hs quan sát hình 58 SGK và hỏi: Chiến thắng Cầu Giấy lần hai có ý nghĩa như thế nào? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, thảo luận cặp đôi để trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, bổ sung cho nhau Bước 4. Kết luận, nhận định GV nhận xét, phân tích, bổ sung, nhấn mạnh. | 2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì kháng chiến - Hà Nội: quan quân triều đình do Hoàng Diệu chỉ huy chiến đấu anh dũng bảo vệ thành. - Quân dân các tỉnh xung quanh Hà Nội (Sơn Tây, Bắc Ninh...) tích cực chuẩn bị chống giặc. - Tại các tỉnh đồng bằng, nhất là Nam Định, Thái Bình... nhiều trung tâm kháng chiến xuất hiện. Sự phối hợp kháng chiến của nhân dân ta dẫn đến chiến thắng Cầu Giấy lần hai (19/5/1883). Tướng giặc là Rivie tử trận
|
Hoạt động 5: Tìm hiểu nội dung cơ bản của hai Hiệp ước Hacmăng và Patơnốt.
- a) Mục tiêu: HS tìm hiểu nội dung cơ bản của hai Hiệp ước Hacmăng và Patơnốt.
- b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên
- c) Sản phẩm: HS trình bày nội dung cơ bản của hai Hiệp ước Hacmăng và Patơnốt.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi, Phần 1. Hướng dẫn HS đọc thêm - GV hỏi & trả lời: Vì sao năm 1883 quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An? GV gới ý cho HS năm được hoàn cảnh kí kết Hiệp ước Hăcmăng… GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bản Hiệp ước Hăcmăng, phân tích những điều khoản chính và nhấn mạnh…
| III. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884 1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An 2. Hai bản Hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng. + 25/8/1883, nhà Nguyễn phải kí Hiệp ước Hácmăng với Pháp, Việt Nam bị chia làm ba kì, trong đó Trung Kì gồm các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hoà được giao cho triều đình Huế quản lý. + 6/6/1884, Pháp lại thay Hiệp ước Hácmăng bằng Hiệp ước Patơnốt, chính thức áp đặt nền bảo hộ trên toàn bộ nước Việt Nam. VN trở thành nước thuộc địa nửa PK |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
- b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS
- c) Sản phẩm: Bảng phụ tóm tắt các đợt xâm lược của thực dân Pháp trong những năm 1858 - 1884.
- d) Tổ chức thực hiện:
GV dùng bảng phụ tóm tắt các đợt xâm lược của thực dân Pháp trong những năm 1858 - 1884.
Từ 1873 chiến sự lan rộng ra cả nước. Tuy biết rõ dã tâm của giặc nhưng triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không tiến hành cải cách để tăng cường khả năng chống ngoại xâm. Vì vậy dù nhân dân ta kháng chiến đấu rất anh dũng nhưng đường lối chủ hoà của triều đình đã khiến cho nước ta cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn
- b) Nội dung: GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi
- c) Sản phẩm: Trả lời của HS
- d) Tổ chức thực hiện:
Nhận xét phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta và thái độ của triều đình nhà Nguyễn? Vì sao triều đình nhà Nguyễn bỏ mặc nhân dân đầu hàng thực dân Pháp?
So sánh điểm giống và khác nhau của Hiệp ước Hácmăng với Hiệp ước Patơnốt. Vì sao với 2 bản hiệp ước này VN thật sự trở thành nước thuộc địa nửa PK?
Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Lịch sử 11 kì 2 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Lịch sử 11.
Phí tải giáo án:
- 150.000/học kì
- 200.000/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 1214136868686 - cty Fidutech - MB
- Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.
Thông tin thêm:
- Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
- Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
- Zalo hỗ trợ: 0386 168 725
Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: gián án mới sử khối 11, lịch sử 11 kì 2 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an su 11 ki 2 cv 5512Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THPT