Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 12 - Bài 1 - Đồng hồ Mặt Trời
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 12 - Bài 1 - Đồng hồ Mặt Trời. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
TUẦN 12: CÙNG EM SÁNG TẠOBÀI 1: ĐỒNG HỒ MẶT TRỜIA. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Tác giả của bài đọc " Đồng hồ mặt trời" là ai?
A. Thanh Thảo
B. Minh Đức tổng hợp
C. Xuân Quỳnh
D. Nam Cao
Câu 2: Cậu bé được giới thiệu trong bài đọc tên là gì?
A. I -sắc Niu- tơn
B. Nikola Tesla
C. Marie Curie
D. Charles Darwin.
Câu 3: Hồi nhỏ cậu bé là người như thế nào?
A. Ít nói
B. Nói nhiều
C. Đáp án A và B sai
D. Là cậu bé tự kỉ
Câu 4: Hồi bé cậu rất thích làm điều gì?
A. Vui chơi
B. Rất thích tìm tòi
C. Sáng chế
D. Đáp án B và C đều đúng
Câu 5: Hồi nhỏ cậu thường xuyên làm gì?
A. Tự thiết kế
B. Làm ra những đồ chơi tinh xảo
C. Đáp án A và B đều đúng
D. Đáp án A và B đều sai
Câu 6: Năm hơn mười tuổi trên đường đi học cậu đã quan sát thấy điều gì?
A. Thấy bóng mình mãi không di chuyển
B. Thấy bóng mình chạy dài đằng sau
C. Thấy bóng mình chạy dài đằng trước
D. Thấy bóng mình nằm dưới đất
Câu 7: Đến trưa cái bóng của cậu bé như thế nào ?
A. Biến mất
B. Dài ra
C. Ngắn lại
D. Cái bóng biết đi
Câu 8: Buồi chiều cái bóng như thế nào?
A. Đổi hướng và dài ra
B. Đổi hướng và ngắn lại
C. Dài ra
D. Ngắn đi
Câu 9: Sau mấy ngày liền cậu quan sát như vậy cậu bé đã cảm thấy điều gì ?
A. Mặt Trời chuyển động không có quy luật
B. Mặt Trời chuyển động có quy luật
C. Mặt Trời di chuyển lung tung các phía
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 10: Hằng ngày cậu bé đã làm gì với mặt trời?
A. Cậu đuổi theo bóng mặt trời
B. Ghi lại sự thay đổi vị trí của bóng mình theo từng giờ
C. Ghi lại hình bóng của mình
D. Đáp án A và B đều đúng
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Từ những điều quan sát được cậu bé đã làm gì?
A. Chế tạo ra chiếc chong chóng tre
B. Chế tạo ra chiếc đồng hồ bóng nắng
C. Chế tạo ra hình bóng mình
D. Tất cả phương án trên đều sai
Câu 2: Chiếc đồng hồ có hình gì?
A. Hình vuông
B. Hình tam giác
C. Hình tròn
D. Hình bầu dục
Câu 3: Mặt của chiếc đồng hồ có gì?
A. Có khắc nhiều vạch
B. Ở giữa cắm một cái que
C. Có mặt kính cường lực chống xước
D. Đáp án A và B đều đúng
Câu 4: Chiếc đồng hồ do cậu bé tạo ra có công dụng gì?
A. Có thể biết lúc đó là mấy giờ
B. Giúp mọi người biết được bóng của mình
C. Đáp án A và B đều đúng
D. Đáp án A và B đều sai
Câu 5: Mỗi khi nhìn thấy chiếc đồng hồ mọi người lại nhớ đến cậu bé như thế nào?
A. Cậu bé khéo tay
B. Cậu bé thông minh
C. Đáp án A và B đều đúng
D. Cậu bé ít nói
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: I-sắc Niu-tơn(Issac Newton Jr) là người nước nào?
A. người Anh
B. người Đức
C. người Áo
D. người Mĩ
Câu 2: Sáng chế là gì?
A. Sáng tạo ra một sản phẩm từ đồ tái chế
B. Tạo ra một sản phẩm mang tính sáng tạo và khác biệt
C. Tạo ra một sản phẩm trước đó chưa có
D. Đáp án khác
Câu 3: Đâu là chân dung của nhà khoa học vĩ đại thế giới I-sắc Niu-tơn?
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Câu thơ nào sau đây nói về chủ điểm nghề nghiệp?
A. Em là bác sĩ/ Chữa bệnh mọi người/ Hay là cô giáo/ Trẻ nghèo em chăm
B. Quê hương của mình/ Mơ ước thật xinh/ Là mơ hạnh phúc/ Đến cho tất cả/ Mọi người quanh ta
C. Nay em xếp hạc/ Đếm đủ một trăm/ Nhắm mắt ước thầm/ Mong sao thành đạt
D. Đáp án khác
Câu 2: Nhà khoa học Ê-đi-xơn đã phát minh ra những gì?
A. Máy chiếu phim
B. Đèn điện
C. Máy hát
D. Cả A, B, C
=> Giáo án tiếng việt 3 chân trời bài 1: Đồng hồ mặt trời (tiết 1)