Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 3 - Tuần 11 - Nhiệm vụ 5, 6 - Hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3 - Tuần 11 - Nhiệm vụ 5, 6 - Hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1 word)

CHỦ ĐỀ 3: HỢP TÁC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUNG

Tuần 11 – Tiết 2. HĐGD - Nhiệm vụ 5, 6 chủ đề 3

Nhiệm vụ 5: Rèn luyện kĩ năng hợp tác giải quyết vấn đề nảy sinh

Nhiệm vụ 6: Phát triển mối quan hệ với thầy cô và các bạn

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1:Khi cả nhóm em được giao một bài tập khó thì em sẽ làm gì để cùng giải quyết với các bạn khác trong nhóm?

A. Thảo luận với các bạn, lên kế hoạch và phân công nhiệm vụ rõ ràng để mỗi bạn đảm nhận mỗi việc, tránh việc đùn đẩy để hoàn thành tốt bài tập được giao.

B. Không quan tâm vì đây là bài tập nhóm, có những bạn khác sẽ làm.

C. Làm sơ sài, qua loa cho xong phần việc của mình.

D. Tự nghiên cứu ,tìm tòi nguồn tài liệu để hoàn thành phần việc của mình không cần trao đổi với cả nhóm.

Câu 2: Nhà Hằng và nhà Nga cách nhau gần 1 km, lại phải đi qua một cánh đổng. Hằng rủ Nga sang nhà Hằng học nhóm vào các buổi tối để giúp Hằng học môn Tiếng Anh. Theo em, Nga nên giải quyết vấn đề này thế nào?

A.Vui vẻ nhận lời sang nhà Hằng học nhóm vào các buổi tối.

B. Nói với Hằng là nên chuyển việc học nhóm vào ban ngày để tránh rơi vào tình huống nguy hiểm khi đi một mình qua cánh đồng vào buổi tối.

C. Từ chối thẳng với Hằng.

D. Cân nhắc xem có nên đồng ý với Hằng không.

Câu 3:Em đã phát triển mối quan hệ hoà đổng với thầy cô và các bạn bằng cách nào?

A. Cởi mở tâm sự, chia sẻ với thầy cô về những khó khăn của bàn thân.

B. Giữ khoảng cách nhất định và không làm phiẽn thầy cô.

C. Chia sẻ tâm sự với bố mẹ và người thân trong gia đình.

D. Chỉ chia sẻ, nói chuyện với những bạn chơi thân trong lớp.

Câu 4:Những việc làm nào sau đây thể hiện mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và bạn bè?

A. Chỉ xin ý kiến hoặc nhờ thầy cô chỉ bảo thêm về những vấn đề liên quan tới việc học tập ở trường lớp.

B. Chơi theo nhóm riêng và lập nhóm messenger trao đổi, tâm sự với thầy cô.

C. Giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn cả trong và ngoài lớp tuỳ theo khả năng của mình.

D. Chỉ chia sẻ, nói chuyện với những bạn chơi thân trong lớp

Câu 5: Tại sao khi gặp các bài tập khó em nên trao đổi với thầy cô giáo dạy mình?

A. Vì thầy cô luôn bắt học sinh làm bài tập.

B. Vì thầy cô có đáp án chính xác nhất.

C. Vì thầy cô sẽ làm bài hộ học sinh.

D. Vì thầy cô là người truyền đạt kiến thức tốt nhất tới học sinh.

Câu 6: Làm thế nào để mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh trở nên gắn bó, thân thiết?

A. Học sinh bày tỏ thái độ không vừa ý với thầy cô.

B. Học sinh thể hiện bản thân thái quá.

C. Học sinh chia sẻ, lắng nghe ý kiến của thầy cô.

D. Học sinh không làm đầy đủ bài tập về nhà.

Câu 7: Đâu là việc làm thể hiện sự yêu thương, tôn trọng bạn bè?

A. Vẽ bậy vào cặp sách của bạn.

B. Hướng dẫn bạn làm các bài tập khó.

C. Trêu trọc, cười đùa các khuyết điểm của bạn.

D. Nói xấu các bạn học trong lớp.

Câu 8: Đâu là ngày Nhà giáo Việt Nam?

A. Ngày 20/9.

B. Ngày 20/10.

C. Ngày 20/11.

D. Ngày 20/12.

Câu 9: Đâu là ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam?

A. Tôn vĩnh những người hoạt động trong ngành giáo dục.

B. Các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy, cô giáo.

C. Thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Đâu là hoạt động mà em không nên tham gia cùng bạn bè?

A. Chơi bài ăn tiền.

B. Ủng hộ quần áo cho người nghèo.

C. Học nhóm.

D. Tham quan các di tích địa phương.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Để khắc phục những khó khăn trong học tập, em có thể trao đổi với ai để giải quyết các vấn đề đó?

A. Thầy cô.

B. Cha mẹ.

C. Bạn bè.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Việc làm quen được với các bạn trong lớp sẽ giúp em như thế nào?

A. Chia sẻ với nhau nhiều điều bổ ích.

B. Giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.

C. Tạo dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Điền từ còn thiếu vào ô trống: “Tôn sư trọng đạo là ... tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện tinh thần ... và lòng biết ơn đối với những người đã dạy dỗ mình”?

A. Truyền thống – nhân nghĩa.

B. Truyền thống – hiếu học.

C. Bài học – nhân nghĩa.

D. Bài học – hiếu học.

Câu 4: Đâu là chủ đề thể hiện sự biết ơn của học sinh với thầy cô giáo?

A. Lá lành đùm lá rách.

B. Ăn cây nào, rào cây ấy.

C. Trọng thầy mới được làm thầy.

D. Lạt mềm buộc chặt.

Câu 5: Đâu là một người bạn tốt sẽ giúp đỡ em?

A. Không phán xét, mắng mỏ các lỗi mà em mắc phải.

B. Luôn tôn trọng mọi quyết định của em.

C. Luôn lắng nghe, chia sẻ mỗi khi em gặp chuyện buồn.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Đâu là việc làm thể hiện sự “tôn sư trọng đạo”?

A. Bạn L luôn đi học muộn.

B. Bạn C hay cãi thầy, cô giáo.

C. Bạn M luôn cư xử lễ phép, vâng lời thầy cô.

D. Bạn P hay nói xấu thầy cô giáo.

Câu 2: Việc tham gia các hoạt động cùng bạn bè có ý nghĩa như thế nào?

A. Khích thích lòng đố kị.

B. Gắn kết tình bạn.

C. Làm mất thời gian ôn bài.

D. Khiến cho bạn bè ganh ghét nhau.

Câu 3: Khi em biết tự chăm sóc, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống sẽ thể hiện ý nghĩa gì?

A. Khám phá được nhiều điều hay.

B. Nâng cao sức chịu đựng của bản thân.

C. Tinh thần tự lập, có ý thức trách nhiệm với bản thân.

D. Ỷ lại, phục thuộc vào người khác.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” có ý nghĩa như thế nào?

A. Thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với thầy, cô giáo.

B. Thể hiện trách nhiệm của học sinh về việc rèn luyện kiến thức.

C. Thể hiện tinh thần chia sẻ, yêu thương đối với những người nghèo.

D. Thể hiện tấm lòng vì nghĩa lớn mà quên đi bản thân.

Câu 2: T và P đang trên đường về nhà thì trời bỗng đổ mưa lớn. Theo em, T với P nên làm như thế nào để đảm bảo an toàn?

A. Chạy thật nhanh về nhà.

B. Trú dưới mái hiên để chờ mưa tạnh.

C. Đi nhờ xe của một người lạ mặt.

D. Rủ bạn vào quán điện tử để chờ bố mẹ tới đón.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay