Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều bài 6_văn bản 4_bụng và răng, miệng, tay, chân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6_văn bản 4_bụng và răng, miệng, tay, chân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)

BÀI 6: TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TỤC NGỮ

VĂN BẢN 4: BỤNG VÀ RĂNG, MIỆNG, TAY, CHÂN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Văn bản “Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân” là của tác giả nào?

A. Aesop

B. Archimedes

C. Pythagoras

D. Platon

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Cả A và C.

Câu 3: Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn?

A. Cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm

B. Muốn nghỉ ngơi để ăn uống cho thoả thích

C. Không thích làm, chỉ thích chơi

D. Muốn anh Bụng chung tay cùng làm

Câu 4: Cách phản ứng của các thành viên Răng, Miệng, Tay, Chân như thế nào?

A. Tất cả đều từ bỏ công việc

B. Tất cả đều thích làm công việc

C. Tay, Chân thì làm, Răng, Miệng thì không làm

D. Răng, Miệng chỉ từ bỏ công việc vài hôm

Câu 5: Các thành viên cơ thể từ bỏ công việc đã dẫn đến hậu quả gì?

A. Bụng phải chết vì đói khát

B. Các thành viên cơ thể đều rã rời, mệt mỏi

C. Các thành viên cơ thể đều mừng vui

D. Tay, Răng, Miệng, Chân được nghỉ ngơi.

Câu 6: Kết cục, các thành viên Răng, Miệng, Tay, Chân đã nhận ra điều gì ở bụng?

A. Bụng thích ăn và ngủ

B. Bụng lười biếng, chỉ thích ăn

C. Bụng ham chơi, không chịu làm

D. Bụng luôn làm, không nghỉ ngơi chút nào.

Câu 7: Truyện này mượn các thành viên cơ thể để nói về chuyện của ai?

A. Tự nhiên

B. Sự vật

C. Con người

D. Con vật.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây tóm tắt đúng được nội dung của câu chuyện?

A. Thấy Bụng chỉ việc đánh chén, Răng, Miệng, Tay, Chân quyết định không làm gì nữa nhưng sau một vài hôm thì thấy mọi thứ rã rời, mệt mỏi và lúc đó họ mới nhận ra được sai lầm.

B. Thấy Răng, Miệng, Chân, Tay phải làm việc vất vả trong khi mình chỉ biết ăn, không giúp ích được gì cho mọi người, Bụng quyết định đi ra ngoài làm việc.

C. Các bộ phận đều được bộ Não giảng giải về tầm quan trọng của đoàn kết nhưng không ai trong số họ hiểu ra vấn đề, từ đó dẫn đến những hệ luỵ khôn lường.

D. Truyện quá phức tạp, không thể tóm tắt.

Câu 2: Điểm giống nhau về đề tài giữa truyện ngụ ngôn này và các truyện ngụ ngôn đã học (Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường) là gì?

A. Đều lấy đề tài về con vật, đồ vật để thể hiện bài học chân lí.

B. Đều mang một phong cách cung đình thời xưa.

C. Đều lấy các đề tài gần gũi, thể hiện suy ngẫm về bài học luân lí ở đời.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Điểm giống nhau về nhân vật giữa truyện ngụ ngôn này và các truyện ngụ ngôn đã học (Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường) là gì?

A. Đều mượn con vật, con người, cơ thể người để xây dựng nhân vật.

B. Các nhân vật đều có tài năng, trí thông hơn người và tinh thần nhân đạo.

C. Đều là tiền đề để xây dựng nên các kiểu nhân vật hiện đại cho sau này.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Điểm giống nhau về cách kể giữa truyện ngụ ngôn này và các truyện ngụ ngôn đã học (Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường) là gì?

A. Các truyện đều có tình tiết đơn giản nhưng cấu trúc lại phức tạp.

B. Linh hoạt, khéo léo, lồng ghép được các yếu tố chính trị, quốc phòng.

C. Đều mang lối suy nghĩ cổ xưa, đôi khi là lỗi thời.

D. Các truyện đều ngắn gọn, ít tình tiết.

Câu 5: Điểm giống nhau về bài học giữa truyện ngụ ngôn này và các truyện ngụ ngôn đã học (Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường) là gì?

A. Đều nhằm tuyên truyền, cổ động mọi người bài trừ các hủ tục, lối suy nghĩ thiển cận.

B. Đều nêu lên bài học nhằm giáo dục, khuyên răn con người về cách sống, lối đối nhân xử thế.

C. Đều thể hiện sự nhất quán trong cách truyền tải bài học.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?

A. Phải vì nó đã nêu ra vấn đề và lời khuyên.

B. Phải vì nó có tính giáo huấn.

C. Không phải vì truyện ngụ ngôn luôn không đưa ra bài học trực tiếp từ trong truyện mà để người đọc phải rút ra.

D. Không phải vì đó chỉ là kết cục của các bộ phận.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Điểm khác nhau về đề tài giữa truyện này và truyện “Ếch ngồi đáy giếng” là gì?

A. Truyện này phản ánh tinh thần trân trọng các bộ phận trên thân thể phải được ưu tiên. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ ra tính linh hoạt của các bộ phận cơ thể.

B. Truyện này nghiêng về các tư tưởng hiện đại. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” nghiêng về lối suy nghĩ truyền thống.

C. Truyện này phản ánh cách đối nhân xử thế: sống trong tập thể phải biết hoà đồng, không nên tự cho mình là quan trọng mà thiếu đi sự đoàn kết. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngầm phê phán sự tự cao tự đại của con người.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Điểm khác nhau về nhân vật giữa truyện này và truyện “Ếch ngồi đáy giếng” là gì?

A. Nhân vật trong truyện này được lấy cảm hứng từ các nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại còn truyện “Ếch ngồi đáy giếng” thì từ các tác phẩm dân gian.

B. Nhân vật trong truyện này có màu sắc chính nghĩa còn truyện “Ếch ngồi đáy giếng” thì là phi nghĩa.

C. Truyện này mượn chính bộ phận cơ thể người để xây dựng nhân vật còn truyện “Ếch ngồi đáy giếng” thì là con ếch.

D. Truyện này nhân hoá các bộ phận cơ thể người để xây dựng nhân vật còn truyện “Ếch ngồi đáy giếng” thì so sánh để tạo nên sự đối xứng.

Câu 3: Điểm khác nhau về cách kể giữa truyện này và truyện “Ếch ngồi đáy giếng” là gì?

A. Truyện này theo thể văn vần còn truyện “Ếch ngồi đáy giếng” thì thuộc thể văn xuôi.

B. Truyện này có cách kể linh hoạt còn truyện “Ếch ngồi đáy giếng” thì mang tính khuôn mẫu.

C. Truyện này theo thể thơ còn truyện “Ếch ngồi đáy giếng” thì thuộc thể ngụ ngôn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu là điểm giống nhau giữa truyện này và truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” của Việt Nam?

A. Các nhân vật đều giống nhau, thậm chí là về cử chỉ, hành động và tính cách.

B. Đều đi theo thể truyện thơ.

C. Cốt truyện và bài học gần tương đồng.

D. Cả A và C.

Câu 5: Trong truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” của Việt Nam, nhân vật “Miệng” có vai trò tương đương với nhân vật nào trong văn bản này?

A. Miệng

B. Bụng

C. Răng

D. Chân

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Điểm khác nhau về nội dung giữa truyện này và truyện “Ếch ngồi đáy giếng” là gì?

A. Truyện này có nội dung giàu tính nhân văn còn truyện “Ếch ngồi đáy giếng” thì giàu tính tự nhiên, không chịu sự ràng buộc của quy chuẩn của xã hội.

B. Truyện này nêu lên lối ứng xử giữa người và người được rút ra từ thực tiễn cuộc sống còn truyện “Ếch ngồi đáy giếng” thì nhằm phê phán thói hư tật xấu của con người.

C. Truyện này có cách nhìn tổng quan còn truyện “Ếch ngồi đáy giếng” thì chỉ thu hẹp vào một vấn đề nhỏ trong xã hội.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Bài học có thể rút ra từ truyện ngụ ngôn này là gì?

A. Trong tập thể, mỗi cá nhân phải có ý thức đoàn kết, góp phần tạo nên sức mạnh, biết nương tựa vào nhau, gắn bó, hợp tác với nhau để cùng tồn tại.

B. Đừng tự cho mình là quan trọng mà đố kị lẫn nhau, sẽ dẫn đến sự chia rẽ, thất bại.

C. Phê phán những người tự cao tự đại, luôn nghĩ rằng mình là vô địch thiên hạ mà thực tế lại phải phụ thuộc vào người khác.

D. Cả A và B.

=> Giáo án ngữ văn 7 cánh diều tiết: Bụng và răng, miệng, tay, chân

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay