Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều bài 9_văn bản 3_trưa tha hương

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 9_văn bản 3_trưa tha hương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)

BÀI 9: TUỲ BÚT VÀ TẢN VĂN

VĂN BẢN 3: TRƯA THA HƯƠNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Trưa tha hương”?

A. Trần Cư

B. Hồ Chí Minh

C. Tố Hữu

D. Phạm Hổ

Câu 2: Theo văn bản, tác giả đang ở đâu?

A. Đầu nguồn sống Cửu Long.

B. Hạ nguồn sông Cửu Long

C. Chúp

D. Vienna

Câu 3: Tác giả nghỉ chân ở đâu?

A. Thủ đô Hà Nội

B. Nhà của một người bạn Nam Kỳ.

C. Thủ đô Campuchia.

D. Chiến khu 5.

Câu 4: Tác giả đang làm gì khi nghe thấy tiếng hát ru?

A. Nằm nghỉ

B. Ăn cơm

C. Đang sẵn sàng nghe giọng hát

D. Tác giả không nói đến.

Câu 5: Khung cửa sổ đen xanh cắt lên vườn chuối tạo nên:

A. Một không gian mùa hạ nắng nóng gay gắt.

B. Một bức tranh mùa hạ nên thơ.

C. Một bức tranh huyền ảo, không thể thoát ra được.

D. Cả B và C.

Câu 6: Phần số 1 có nội dung gì?

A. Tác dụng của việc đi sang Campuchia chơi.

B. Cảnh đẹp diệu kì của vườn trưa.

C. Cuộc sống của người dân miền Nam buổi trưa.

D. Bối cảnh diễn ra câu chuyện

Câu 7: Phần 2 có nội dung gì?

A. Tiếng hát ru hay nhất mà tác giả từng nghe.

B. Tiếng hát ru cất lên, gợi cho tác giả bao nhiêu suy nghĩ, cảm xúc.

C. Cách ru con của người miền Nam.

D. Cách nuôi dạy con cái của người dân Campuchia.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Bài tuỳ bút này viết về chuyện gì?

A. Cách suy nghĩ truyền thống của những người con xa xứ.

B. Lời ru con của một người miền Nam.

C. Những suy nghĩ và cảm xúc của tác giả về điệu hát ru nói riêng, nỗi lòng người xa xứ nói chung.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Bối cảnh diễn ra câu chuyện được tác giả đề cập đến ở đâu?

A. Phần đầu

B. Phần giữa

C. Phần cuối

D. Tác giả không nói đến.

Câu 3: Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến những gì?

A. Nhớ nhà, nhớ về những ngày thơ ấu ở xứ Bắc với biết bao kỉ niệm hiện về.

B. Nhờ về người mẹ đã quá cố

C. Nhớ về không khí chiến tranh ác liệt ở miền Nam

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đoạn đoạn cuối từ “Thì ra cô thôn nữ” đến hết. Tác giả muốn khẳng định điều gì?

A. Dù qua không gian, qua thời gian, ta đã bị hoà nhập vào một cuộc sống mới, một cuộc sống hiện đại và bình yên.

B. Con người dù có đi đâu, ở đâu và trải qua những đổi thay đi nữa, trong tâm hồn vẫn đọng lại tình cảm quê hương, vẫn in đậm dấu ấn các kí ức tuổi thơ.

C. Lời ru của người phương Bắc là tuyệt vời nhất, có giá trị nhân văn và giáo dục cao nhất trong cả nước.

D. Cả B và C.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về lời hát ru của người Việt ở Bắc Bộ?

A. Lời ca trong hát ru của người Việt ở Bắc Bộ thường sử dụng ca dao với những thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.

B. Lời ca thường mang hình ảnh cụ thể, có tính văn học, nhưng không phải bất kì một câu lục bát nào cũng có thể đưa vào hát ru.

C. Ca dao chính là phần lời mang đầy ý nghĩa nhân văn, khi đưa vào hát ru, người hát và trẻ thường dễ nhớ.

D. Trong lời ca của hát ru luôn luôn có sự liên kết giữa hai thành tố: câu ru và tiếng khái quát.

Câu 6: Tiếng hát ru khiến cho tác giả:

A. Nhớ nhà

B. Muốn được người đàn bà đó ôm ấp và hát cho nghe

C. Muốn học cách hát ru.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Đoạn văn nào sau đây thể hiện đặc điểm của tuỳ bút là ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúc?

A. Rồi xứ Bắc, với những làng tre xanh … về lòng tôi vì câu hát.

B. Tôi bỗng nhớ nhà … trong câu hát ru em.

C. Ngoài vườn, nắng đẹp vô ngần … trên rèm cửa.

D. Cả A và C.

Câu 2: Dựa vào câu trả lời ở câu 1 phần Vận dụng. Câu nào sau đây là đúng?

A. Tác giả rất chú trọng tái hiện nội tâm, cảm xúc và miêu tả thiên nhiên thơ mộng.

B. Tác giả sử dụng nhiều biện pháp tu từ, từ ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu,… nên ngôn ngữ giàu chất thơ, chất trữ tình.

C. Tác giả sử dụng những cấu trúc câu độc lạ, qua đó làm nổi bật cảm xúc, tình cảm của tác giả với quê hương, truyền thống dân tộc.

D. Cả A và B.

Câu 3: Đâu là bằng chứng để làm rõ đặc điểm của thể loại tuỳ bút trong văn bản?

A. Văn bản rất đậm chất trữ tình, ngôn ngữ giàu chất thơ.

B. Nội dung văn bản ghi chép về một sự kiện: nghe tiếng hát ru con vào một buổi trưa ở quê người. Từ tiếng hát ru ấy mà tác giả phát biểu những suy nghĩ, tìm cảm.

C. Từ tiếng hát ru mà tác giả khái quát được những giá trị của một sản phẩm tinh thần đậm đà truyền thống dân tộc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Các yếu tố về bối cảnh có liên quan như thế nào với sự kiện tiếng hát ru xứ Bắc?

A. Rất liên quan. Toàn bộ bối cảnh tạo nền cho sự xuất hiện của tiếng ru, rất phù hợp cho tiếng ru cất lên từ một người đang tha hương và gợi cho người ta nhớ về quê hương.

B. Có liên quan. Nhân vật trữ tình đã học thuộc lòng các câu hát ru đó và đưa chúng vào một bối cảnh thích hợp.

C. Không liên quan lắm. Đây chỉ là một sự tình cờ vì thế nó không tạo dựng nên mối quan hệ chặt chẽ.

D. Không có liên quan.

Câu 5: Đoạn đoạn cuối từ “Thì ra cô thôn nữ” đến hết. Câu hát ru gợi lên trong lòng tác giả những gì?

A. Hình bóng xinh đẹp của người con gái xứ Bắc.

B. Sắc đào ngày tết của miền Bắc khắc với hoa mai ở miền Nam.

C. Quang cảnh quê hương và sinh hoạt của con người xứ Bắc.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đoạn nào dưới đây thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩa sâu lắng của tác giả khi nghe tiếng hát ru?

A. Tiếng ru đều đều hoà với tiếng vòng kẽo kẹt có một cái gì đặc biệt Việt Nam – nhất là một buổi trưa ở chốn xa xôi, nghe một câu hát ru của quê hương mình, thấm thía và buồn mang mang quá! Qua bao thế kỉ, tâm hồn người nhà quê Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn trong câu hát ru em.

B. Rồi một lúc lâu, lại tiếp giọng thiết tha, man mác một niềm nhớ tiếc “Khi đi trúc mới mọc măng / Khi về trúc đã cao bằng ngọn tre”. Tôi bỗng thấy tâm hồn bớt cô đơn một chút. Bởi vì ở chốn xa lạ này, bên vách kia còn có một linh hồn cô đơn hơn, lạnh lùng hơn, nhưng âm thầm, tăm tối hơn, cho nên tha hương hơn nữa…

C. Trong phòng bấy giờ tối mát. Tôi nằm luồn tay dưới gáy, miệng còn ngậm tăm, vẩn vơ đợi giấc ngủ đến. Giờ phút ấy là giờ phút mà người ta thấy tâm hồn thảnh thơi, trống rỗng, không biết nghĩ cái gì.

D. Cả A và B.

Câu 2: Đoạn đoạn cuối từ “Thì ra cô thôn nữ” đến hết. Đoạn trích này nằm cuối văn bản, điều đó có ý nghĩa và tác dụng như thế nào với chủ đề của văn bản?

A. Đoạn trích có tác dụng như một phần kết mở, một đặc trưng quan trọng của tuỳ bút, nhằm thể hiện sâu sắc chủ đề của văn bản.

B. Đoạn trích như là phần kết lại, qua đó tác giả nêu lên những suy nghĩ, phát biểu khái quát về giá trị và ý nghĩa của điệu hát ru, thể hiện rõ chủ đề của văn bản.

C. Đoạn trích mang ý nghĩa khái quát, tạo cảm hứng và niềm sáng tạo cho bạn đọc.

D. Tất cả các đáp án trên.

=> Giáo án ngữ văn 7 cánh diều tiết: Văn bản 3 - Trưa tha hương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay