Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức Bài 17: đặc điểm dân cư, xã hội trung và nam mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng a-ma-dôn
Bộ câu hỏi Trắc nghiệm địa lí 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: đặc điểm dân cư, xã hội trung và nam mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng a-ma-dôn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
CHƯƠNG 4: CHÂU MỸ
BÀI 17: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MỸ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ RỪNG A-MA-DÔN
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Hiện nay phần lớn dân cư Trung và Nam Mỹ là:
A. Người Anh-điêng.
B. Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
C. Người gốc Phi
D. Người lai.
Câu 2: Các đô thị lớn hơn 5 triệu dân của Trung và Nam Mỹ chủ yếu tập trung ở:
A. Phía bắc.
B. Phía nam.
C. Vùng ven biển.
D. Vùng nội địa.
Câu 3: Sự độc đáo của nền văn hoá Mỹ La-tinh là do:
A. Trung và Nam Mỹ có nhiều nền văn hoá cổ.
B. Du nhập văn hoá châu Âu.
C. Du nhập văn hoá châu Phi.
D. Sự pha trộn nhiều nền văn hoá ở Trung và Nam Mỹ.
Câu 4: Ngôn ngữ chính ở Trung và Nam Mỹ là:
A. Tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
B. Tiếng Anh.
C. Tiếng Pháp.
D. Ngôn ngữ bản địa.
Câu 5: Rừng A-ma-dôn thuộc loại rừng nào?
A. Rừng nhiệt đới.
B. Rừng lá rộng.
C. Rừng lá kim.
D. Rừng cận nhiệt.
Câu 6: Tỉ lệ dân đô thị năm 2020 ở Trung và Nam Mỹ là:
A. 41.0%
B. 60.7%
C. 75.3%
D. 80.3%
Câu 7: Đâu là một đô thị có dân số trên 20 triệu người?
A. Sao Paulo
B. Buenos Aires
C. Montevideo
D. Caracas
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Mexico City là:
A. Một đô thị có dân số trong khoảng 10 đến 20 triệu người.
B. Thủ đô của Mexico.
C. Một đô thị ở Colombia
D. Nơi đi tiên phong trong quá trình đô thị hoá trên thế giới.
Câu 2: Đâu là một đô thị có dân số dưới 10 triệu người?
A. Bogotá
B. Rio De Janeiro
C. Santiago
D. Lima
Câu 3: Tại sao rừng Amazon cần phải được bảo vệ?
A. Vì đây là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật, mang lại nhiều nguồn lợi cho con người.
B. Vì đây là “lá phổi xanh” của Trái Đất, nguồn dự trữ sinh học quý giá, giúp điều hoà khí hậu và cân bằng sinh thái toàn cầu.
C. Vì rừng Amazon vô cùng rộng lớn và có giá trị quan trọng với thế giới.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Đâu không phải là một quốc gia ở Trung / Nam Mỹ?
A. Colombia
B. Peru
C. Afghanistan
D. Honduras
Câu 5: Đâu không phải một nền văn hoá cổ ở Trung và Nam Mỹ?
A. Maya
B. Inca
C. Lưỡng Hà
D. Aztec
Câu 6: Sau khi người Âu gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sang xâm chiếm, sự pha trộn văn hoá của các tộc người đã hình thành ở Trung và Nam Mỹ một nền văn hoá như thế nào?
A. Độc đáo
B. Truyền thống
C. Hiện đại
D. Tạp nham
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Vì sao khu vực Trung và Nam Mỹ còn được gọi là “châu Mỹ La-tinh”?
A. Vì La-tinh là một nét văn hoá truyền thống của khu vực này.
B. Vì đây là quy ước của các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đặt cho khu vực này khi đến đây xâm chiếm.
C. Vì trước đây, phần lớn khu vực này từng là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, mà ngôn ngữ của hai nước này lại thuộc ngữ hệ La-tinh.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đâu là hình ảnh ở Trung / Nam Mỹ?
Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về rừng A-ma-dôn?
A. Khu vực rừng A-ma-dôn ở lục địa Nam Mỹ có diện tích hơn 0.5 triệu km, là rừng nhiệt đới rộng nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở Bra-xin và Cô-lôm-bi-a.
B. Khí hậu nóng ẩm quanh năm nên sinh vật rất phong phú.
C. Rừng phát triển nhiều tầng. Tầng trên (tầng vượt tán) là các loài cây thân gỗ cao 50 – 60 m. Tầng tán phần lớn là các cây gỗ cao 30 – 45 m. Tầng dưới tán chủ yếu là cây bụi, thảo mộc, cây gỗ nhỏ và các loài dây leo. Tầng thảm tươi là nơi sinh sống của các loài ưa bóng tối.
D. Trong rừng A-ma-dôn, động vật cũng rất phong phú gồm các loài sống trên cây, leo trèo giỏi, nhiều loài chim, vô số các côn trùng và nhiều loài sống dưới nước.
Câu 4: Diện tích rừng Amazon năm 2020 giảm đi bao nhiêu so với năm 1970?
A. Khoảng 20%.
B. Khoảng 40%
C. Khoảng 60%
D. Khoảng 80%
Câu 5: Các quốc gia trong khu vực rừng Amazon đã có biện pháp bảo vệ rừng là:
A. Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng
B. Trồng phục hồi rừng
C. Tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ rừng.
D. Tất cả các đáp án trên.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
“Sự khác biệt của quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ so với quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ là: quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, sự phát triển của công nghiệp, trong khi đó, quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát. Tốc độ đô thị hoá nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội và môi trường (thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tội phạm,…).”
Đoạn thông tin trên có gì không đúng?
A. Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ đúng phải là mang tính tự phát.
B. Quá trình đô thị hoá của hai khu vực này đúng phải là giống nhau vì đây đều là hai khu vực phát triển bậc nhất thế giới.
C. Tốc độ phát triển mạnh mẽ khiến cho các vấn đề xã hội và môi trường ở Bắc Mỹ xuất hiện nhiều hơn ở Nam Mỹ.
D. Đoạn thông tin trên không sai.
Câu 2: Cho đoạn thông tin sau về lễ hội Ri-ô Ca-na-van:
“(1) Ri-ô Ca-na-van là lễ hội thường niên của Mexico diễn ra trước khi bắt đầu lễ Phục sinh và kéo dài trong 5 ngày. Lễ hội diễn ra trong tháng 2, tháng nóng nhất ở bán cầu Nam.
(2) Ri-ô Ca-na-van không phải là một hoạt động văn hoá mang tính bản địa, mà là một lễ hội được hình thành trong quá trình du nhập văn hoá mang tính điển hình ở quốc gia này. (3) Lễ hội độc đáo bởi sự pha trộn văn hoá bản địa với văn hoá châu Âu và châu Phi. Ca-na-van có nguồn gốc từ châu Âu là lễ hội bao gồm các bữa tiệc, lễ diễu hành bằng xe hoa và lễ hội hoá trang. (4) Ca-na-van theo chân người Bồ Đào Nha du nhập vào Mexico, thêm vũ điệu Săm-ba của người châu Phi đã khiến cho lễ hội Ri-ô Ca-na-van có một phong cách độc đáo.”
Câu nào trong đoạn trên là đúng?
A. (1), (2)
B. (3), (4)
C. (1), (4)
D. (2), (3)
=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ