Trắc nghiệm địa lí 7 kết nối tri thức Bài 11: phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu phi
Bộ câu hỏi Trắc nghiệm địa lí 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu phi . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG 3: CHÂU PHI
BÀI 11: PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở CHÂU PHI
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Khó khăn của môi trường xích đạo ở châu Phi là:
A. Cây trồng phát triển quanh năm.
B. Đất dễ bị rửa trôi
C. Rừng mưa nhiệt đới phát triển.
D. Nhiệt độ và độ ẩm cao.
Câu 2: Nhóm các cây công nghiệp có giá trị của môi trường nhiệt đới ở châu Phi là:
A. Thuốc lá, cao su, đay, tiêu, quế.
B. Mía, chè, thuốc lá, bông, cà phê.
C. Bông, sơn, thuốc lá, đay, tiêu.
D. Tiêu, điều, kê, cao su, bông.
Câu 3: Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng ở châu Phi là do:
A. Biến đổi khí hậu và khai thác thiên nhiên không hợp lí.
B. Lũ lụt và xói mòn nghiêm trọng.
C. Các hoạt động chăn nuôi du mục.
D. Thời tiết khô và lạnh.
Câu 4: Các cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng cận nhiệt của châu Phi là:
A. Vải, nhãn, na.
B. Bưởi, dưa hấu, cam.
C. Nho, cam, chanh, ô liu.
D. Hồng, đào, mận.
Câu 5: Câu nào sau đây nói đúng về việc khai thác/ sử dụng/ bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo?
A. Chuyên canh cây công nghiệp (cọ dầu, ca cao,…) theo quy mô lớn để xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho nhà máy.
B. Trồng lúa gạo làm nguồn lương thực chính.
C. Phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cây nông nghiệp và sản phẩm chăn nuôi.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về việc khai thác/ sử dụng/ bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới?
A. Phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cây nông nghiệp và sản phẩm chăn nuôi.
B. Trồng cây ăn quả (chuối,…) và cây công nghiệp (mía, chè,…) để xuất khẩu.
C. Khai thác và xuất khẩu các loại gỗ quý, các loại thảo mộc,…
D. Làm nương rẫy (trồng lạc, bông, kê,…), chăn thả gia súc (dê, cừu,…).
Câu 7: Câu nào sau đây nói đúng về việc khai thác/ sử dụng/ bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc?
A. Khai thác khoáng sản và các túi nước ngầm.
B. Chăn nuôi du mục (dê, lạc đà,…).
C. Trồng cây ăn quả (chà là, cam, chanh) và cây lương thực (lúa mạch).
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về việc khai thác/ sử dụng/ bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt?
A. Trồng các loại cây ăn quả có giá trị xuất khẩu (nho, cam, chanh, ô liu,…) và một số cây lương thực (lúa mì, ngô).
B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm.
C. Là trung tâm lớn về khai thác dầu; đồng thời phát triển công nghiệp khai thác vàng, kim cương.
D. Phát triển du lịch.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng môi trường thiên nhiên ở môi trường xích đạo là gì?
A. Côn trùng, sâu bệnh phá hoại mùa màng.
B. Ít mưa gây hạn hán.
C. Tầng mùn dễ bị nước mưa rửa trôi, đặc biệt ở các sườn dốc của đồi, núi
D. Tầng mùn đang suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng do sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu.
Câu 2: Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng môi trường thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới là gì?
A. Thiếu nước trong mùa khô
B. Hệ sinh thái tự nhiên bị suy giảm
C. Cỏ dại mọc lên nhiều.
D. Cả A và B.
Câu 3: Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng môi trường thiên nhiên ở môi trường hoang mạc là gì?
A. Diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng
B. Diện tích hoang mạc ngày càng thu hẹp
C. Chất lượng đất ngày càng suy giảm
D. Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn.
Câu 4: Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng môi trường thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt là gì?
A. Khô hạn và hoang mạc hoá
B. Mưa nhiều bất thường do biến đổi dòng hải lưu
C. Các loại cây truyền thống khó phát triển hơn trước
D. Cả A và C.
Câu 5: Hoạt động khai thác và sử dụng thiên nhiên sau đây thuộc môi trường nào?
A. Săn bắt cừu ở Congo
B. Chăn nuôi dê ở Tanzania
C. Chăn thả gia súc ở Libya
D. Nghiên cứu vật nuôi ở Sudan
Câu 6: Hoạt động khai thác và sử dụng thiên nhiên sau đây thuộc môi trường nào?
A. Bãi biển Cape Town, Nam Phi
B. Bãi biển Hawaii, Hoa Kỳ
C. Du lịch biển ở Mũi Hảo Vọng, Nam Phi
D. Khai thác hải sản ở bờ biển Ai Cập
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Phương thức bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo là gì?
A. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật kết hợp với các biện pháp sinh học.
B. Xây dựng các công trình thuỷ lợi để đưa nước về.
C. Bảo vệ rừng và trồng rừng.
D. Luân canh các loại cây trồng để không làm suy thoái tầng mùn.
Câu 2: Phương thức bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới là gì?
A. Xây dựng các công trình thuỷ lợi
B. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên
C. Chăn thả gia súc nhiều hơn.
D. Cả A và B.
Câu 3: Phương thức bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc là gì?
A. Các nước trong khu vực hợp tác thành lập “vành đai xanh” chống tình trạng hoang mạc hoá,…
B. Các nước trong khu vực hợp tác thành lập “vành đai đỏ” cải thiện hoang mạc hoá,…
C. Sử dụng vôi khử chua, phèn bảo vệ đất
D. Các nước chung tay chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.
Câu 4: Phương thức bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt là gì?
A. Xây dựng các công trình thuỷ lợi, trồng cây chống tình trạng hoang mạc hoá,…
B. Chuyển qua lối sống chung với tình trạng mưa nhiều
C. Nghiên cứu, hoàn thiện các giống cây mới, đáp ứng được điều kiện môi trường.
D. Cả A và C.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Câu nào không nói đúng về việc khai thác gỗ ở Bờ Biển Ngà?
A. Những khu rừng mưa nhiệt đới trong vùng nội địa ẩm ướt của Bờ Biển Ngà đang bị phá hoại nghiêm trọng.
B. Người ta trồng thêm rừng để khiến cây ca cao, mặt hàng kinh tế chủ đạo của nước này, phát triển mạnh mẽ.
C. Hạt ca cao được chuyển tới các nhà máy dọc bờ biển để chế biển thành bơ ca cao – một nguyên liệu quan trọng để làm sô-cô-la và một số loại mĩ phẩm.
D. Hàng xuất khẩu được gửi qua cảng A-bit-gian, nơi trước đây từng là thủ đô của Bờ Biển Ngà, hiện tại là một hải cũng lớn ở Tây Phi.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về đập Át-xu-an (Ai Cập)?
A. Thuỷ điện có thể biến một vùng hoang mạc thành vùng đất màu mỡ, xanh tươi.
B. Ai Cập đã xây dựng đập nước này cao 111 m, dài 3,8 km trên dòng sông Nin để ngăn lũ trên sông, mở rộng diện tích tưới tiêu cho nông nghiệp và đem lại giá trị thuỷ điện.
C. Đập này cho phép Ai Cập mở rộng khoảng 840 000 ha đất ở đồng bằng châu thổ hạ lưu và dọc theo thung lũng sông Nin.
D. Đặc biệt mở rộng diện tích trồng bông là cây xuất khẩu chính cùng với đậu, lúa mì, ngô, kê,...