Trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều Bài 17: vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 10 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ 9: SINH HỌC VI SINH VẬT

BÀI 17: VI SINH VẬT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở đâu?

A. Động vật

B. Thực vật

C. Cây cối

D. Tất cả các sinh vật

Câu 2: Căn cứ vào nguồn carbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng là

A. quang tự dưỡng và quang dị dưỡng

B. tự dưỡng và dị dưỡng

C. quang dưỡng và hóa dưỡng

D. hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng

Câu 3: Kiểu dinh dưỡng có nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon từ CO2 là

A. quang tự dưỡng

B. quang dị dưỡng

C. hóa tự dưỡng

D. hóa dị dưỡng

Câu 4: Các vi khuẩn nitrate hoá, vi khuẩn oxi hoá lưu huỳnh có kiểu dinh dưỡng là

A. quang tự dưỡng

B. quang dị dưỡng

C. hóa tự dưỡng

D. hóa dị dưỡng

Câu 5: Trong các vi sinh vật gồm vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, vi nấm, tảo lục đơn bào, loài vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại là

A. vi nấm

B. tảo lục đơn bào

C. vi khuẩn lam

D. vi khuẩn lưu huỳnh màu lục

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật?

A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi

B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ

C. Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh

D. Có khả năng phân bố rộng ở hầu hết các môi trường

Câu 7: Có mấy kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 8: Axit teichoic có trong vi khuẩn Gram dương có thể liên kết với ion nào?

A. Các ion Fe

B. Các ion photpho

C. Các ion Mg

D. Các ion lưu huỳnh

Câu 9: Peptidoglycan được tạo thành từ

A. N – acetyglucosamine

B. axit N – acetylmuramic

C. N – acetyglucosamine, axit N – acetylmuramic

D. N – acetyglucosamine, axit N – acetylmuramic, các axit amin

Câu 10: Lớp Peptidoglycan hiện diện với số lượng lớn ở?

A. Vi khuẩn Gram dương

B. Vi khuẩn Gram âm

C. Nấm

D. Tảo

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Cho các nhóm sinh vật sau đây:

(1). Vi khuẩn

(2). Động vật nguyên sinh

(3). Động vật không xương sống

(4). Vi nấm

(5). Vi tảo

(6). Rêu

Số nhóm sinh vật thuộc nhóm vi sinh vật là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 2: Vi sinh vật nào sau đây có cấu tạo nhân sơ?

A. Vi khuẩn

B. Vi nấm

C. Vi tảo

D. Động vật nguyên sinh

Câu 3: Nhóm vi sinh vật nhân sơ thuộc giới sinh vật nào sau đây?

A. Giới Khởi sinh

B. Giới Nguyên sinh

C. Giới Nấm

D. Giới Thực vật

Câu 4: Các nhà khoa học đã sử dụng các phương pháp nào để nghiên cứu vi sinh vật?

A. Phân lập

B. Nuôi cấy

C. Giữ giống

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5: Phương pháp phân lập nhằm tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật bằng cách nào?

A. Tách các bộ phận

B. Trải đều mẫu trên môi trường lỏng

C. Pha trộn

D. Pha loãng và trải đều mẫu trên môi trường đặc

Câu 6: Muốn nghiên cứu về hình thái, sinh lý, hóa sinh hoặc sử dụng một loài nào đó vào thực tiễn thì cần làm gì?

A. Tách riêng từng loài

B. Dùng phương pháp nuôi cấy

C. Dùng phương pháp phân lập vi sinh vật

D. Dùng phương pháp định danh vi khuẩn

Câu 7: Khuẩn lạc vi khuẩncó đặc điểm gì?

A. Nhầy ướt

B. Bề mặt dẹt 

C. Có nhiều màu sắc (trắng, sữa, vàng ....)

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Vi sinh vật được nuôi cấy trong một hệ thống mở là dạng nuôi cấy liên tục, vì: 

A. vi sinh vật luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung 

B. luôn thải các sản phẩm dị hóa ra bên ngoài

C. vi sinh vật nhận chất dinh dưỡng bổ sung và không có sự rút bỏ sinh khối

D. vi sinh vật luôn nhận chất dinh dưỡng bổ sung và có sự trút bỏ sinh khối

Câu 9: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về hô hấp ở vi sinh vật?

A. Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ mà chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử

B. Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử vô cơ mà chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử

C. Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohidrat mà chất nhận electron cuối cùng là một phân tử vô cơ không phải là oxi

D. Hô hấp là một hình thức hóa dị dưỡng cacbohidrat

Câu 10: Loại lực nào thúc đẩy chuyển động của vi sinh vật?

A. Lực chuyển động

B. Có ATP điều khiển

C. Động lực chuyển động và ATP điều khiển

D. Không có dộng lực chuyển động và cũng không có ATP điều khiển

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Vì sao để quan sát tế bào vi sinh vật người ta thường thực hiện nhuộm màu trước khi quan sát?

A. Vì tế bào vi sinh vật nhỏ và có màu nhạt

B. Vì tế bào vi sinh vật sinh trưởng nhanh

C. Vì tế bào vi sinh vật có thành tế bào dày

D. Vì tế bào vi sinh vật di chuyển rất nhanh

Câu 2: Vì sao khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng?

A. Do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành sợi dài, xốp

B. Khuẩn lạc có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen......

C. Do các tế bào của khuẩn lạc phát triển

D. Không có đáp án nào đúng

Câu 3: Phương pháp hình thái thường được sử dụng để nhận biết nhóm nào?

A. Virus

B. Vi khuẩn

C. Vi sinh vật

D. Tế bào

Câu 4: Đâu là đặc điểm của vi khuẩn lạc nấm men?

A. Khô

B. Tròn đều

C. Lồi ở tâm

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5: Hãy chọn đáp án đúng

A. Mỗi nhóm vi sinh vật có hình thái tế bào đặc trưng

B. Mỗi nhóm vi sinh vật có hình thái tế bào khác nhau

C. Mỗi nhóm vi sinh vật có hình thái tế bào giống nhau

D. Mỗi nhóm vi sinh vật có hình thái tế bào có điểm chung

Câu 6: Các hợp chất tham gia cấu tạo và thực hiện các chức năng sống của tế bào vi sinh vật có thể được nhận biết thông qua gì?

A. Phản ứng vật lý

B. Phản ứng hóa học

C. Thí nghiệm vật lý

D. Thí nghiệm hóa học

Câu 7: Prosthecae giúp

A. Khả năng vận động

B. Hấp thụ chất dinh dưỡng và gắn vào các bề mặt

C. Lây nhiễm cho con người

D. Bảo vệ khỏi môi trường

Câu 8: F pilus có vai trò chính là

A. Khả năng vận dụng của tế bào

B. Cổng xâm nhập của vật chất di truyền trong quá trình giao phối

C. gắn vào tế bào chủ

D. lây nhiễm sang người

Câu 9: Chất nào sau đây đóng vai trò là protein vận chuyển proton trong chuyển động hình sao?

A. protein di động

B. cGMP

C. ATP

D. protein mot

Câu 10: Vòng L ở trùng roi vi khuẩn Gram âm liên kết với

A. Peptidogycan

B. Màng ngoài

C. Màng tế bào chất

D. Màng tế bào

4. VẬN DỤNG CAO (5câu)

Câu 1: Salmonella typhi có kiểu sắp xếp trùng roi nào?

A. Amphitrichous

B. Peritrichous

C. Môntrichous

D. Lophotrichous

Câu 2: Vi khuẩn có các đám long roi ở cả hai cực của tế bào được gọi là?

A. Lophotrichous

B. Peritrichous

C. Amphitrichous

D. Monotrichous

Câu 3: Vi khuẩn có ít vòng xoắn hoàn toàn hoặc hình dấu phẩy được gọi là?

A. xoắn khuẩn

B. xoắn ốc

C. vibrioid

D. trực khuẩn

Câu 4: Khi vi khuẩn hình que xuất hiện thành từng cặp, nó được gọi là

A. Diplobacilli

B. Steptobacilli

C. Diplococci

D. Staphylococci

Câu 5: Kích thước gần đúng của tế bào vi khuẩn là bao nhiêu?

A. Đường kính 2mm

B. Đường kính 1mm

C. Đường kính 2 micromet

D. Đường kính 0,5 đến 1,0 micromet

=> Giáo án sinh học 10 cánh diều bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay