Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo Bài 15: toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân
Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ 7: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI 15: TOÀ ÁN NHÂN DÂN VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Chức năng của Tòa án nhân dân là:
A. Thi hành pháp luật, thực hiện quyền hành pháp
B. Bảo vệ công lý, bảo vệ lợi ích của bộ máy chính quyền
C. Xét xử, thực hiện quyền tư pháp
D. Xét xử, kiểm soát hoạt động tư pháp
Câu 2: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm đảm bảo:
A. Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.
B. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lí và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật.
C. Mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện, xử lí kịp thời, nghiêm minh.
D. Quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù được bảo vệ.
Câu 3: Thông thường, Toà án nhân dân sẽ xét xử:
A. Công khai
B. Kín đáo
C. Công khai phần xét xử và kín phần kết tội
D. Kín phần xét xử và công khai phần kết tội
Câu 4: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chịu sự giám sát của:
A. Quốc hội
B. Hội đồng nhân dân
C. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
D. Tất cả các phương án trên
Câu 5: Chánh án Toà án nhân dân tối cao của nước ta năm 2022 là ai?
A. Trần Sỹ Thanh
B. Nguyễn Hoà Bình
C. Phan Văn Mãi
D. Nguyễn Phú Trọng
Câu 6: Đứng đầu Viện Kiểm sát nhân dân là ai?
A. Viện trưởng
B. Chủ tịch Viện Kiểm sát
C. Giám đốc Viện Kiểm sát
D. Tư lệnh
Câu 7: Cho sơ đồ cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân:
Hãy điền tên các toà án vào ô số (1) và (2).
A. Toà án nhân dân cấp thành phố; Toà án quân sự cấp tỉnh
B. Toà án nhân dân cấp tỉnh; Toà án quân sự cấp tỉnh
C. Toà án nhân dân cấp cao; Toà án quân sự quân khu và tương đương
D. Toà án nhân dân trung ương; Toà án quân sự trung ương
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Toà án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính để làm gì?
A. Bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân
B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa
C. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Việc xét xử các vụ án của Toà án nhân dân góp phần vào việc gì?
A. Giáo dục học sinh cách học tập tốt các môn học trong nhà trường, đặc biệt là các môn Đạo đức, GDCD, GDKTPL.
B. Giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
C. Cải thiện kinh tế đất nước, góp phần làm đẹp cho các giá trị văn hoá truyền thống và tiếp thu tinh hoa thế giới.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Hành vi nào dưới đây là sai?
A. Cán bộ Viện kiểm sát A kể lại với mọi người trong gia đình diễn biến quá trình điều tra vụ án mà mình đang tham gia.
B. Là thư kí Toà án, chị B luôn tận tình hướng dẫn người dân các thủ tục cần thiết để nộp cho Toà án khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp.
C. Trường C tổ chức các phiên toà giả định về những vụ án liên quan đến bạo lực học đường để học sinh theo dõi.
D. Không đồng tình với một số quan điểm của kiểm sát viên tại phiên toà nên ông N đã gửi thư góp ý dù vụ án đó không liên quan gì đến mình.
Câu 4: Hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân không bao gồm:
A. Khởi tố bị can
B. Điều tra bị can và các quan chức cùng thực hiện việc điều tra, các quan chức nắm quyền tại nơi mà bị can sinh sống.
C. Truy tố bị can ra trước toà án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội
D. Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên toà sơ thẩm.
Câu 5: Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để:
A. Kiểm sát sự chuẩn xác, khách quan trong các văn bản luật liên quan đến tư pháp
B. Kiểm tra hoạt động có tính tư pháp của những cá nhân, tổ chức không có quyền tư pháp.
C. Kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Kiểm sát hoạt động tư pháp được thực hiện khi nào?
A. Khi tiếp nhận và giải quyết tố giác
B. Khi kết thúc quá trình xét xử
C. Khi một văn bản luật tư pháp được đề xuất
D. Tất cả các đáp án trên.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: “Người dân có thể nộp đơn ở bất cứ Tòa án nào để giải quyết những vấn đề của mình.” Ý kiến này đúng hay sai?
A. Đúng, vì dù là Toà án lớn hay Toà án nhỏ thì đều thực hiện một nhiệm vụ như nhau nên người dân ở gần Toà án nào thì hãy đến Toà án đó.
B. Đúng, vì đây là quy định tại khoản 2 Điều 75 Bộ luật Hình sự.
C. Sai, vì người dân cần phải nộp đơn ở Viện kiểm sát nhân dân phù hợp mới có thể giải quyết vấn đề của mình.
D. Sai, vì Toà án nhân dân được phân chia thành chia thành các cấp, do đó khi cần, người dân cần nộp đơn ở Toà án phù hợp để được giải quyết vấn đề của bản thân.
Câu 2: “Khi không đồng tình với quyết định của Viện kiểm sát, người dân có thể khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp cao hơn để được giải quyết.” Ý kiến này đúng hay sai?
A. Đúng, vì Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới.
B. Đúng, vì Viện kiểm sát cao cấp hơn luôn dõi theo mọi nhất cử nhất động của Viện kiểm sát cấp thấp hơn.
C. Sai, vì Viện kiểm sát cao cấp hơn chỉ tiếp nhận những vụ việc tương ứng với nhiệm vụ của mình theo luật định.
D. Sai, vì khi không đồng tình với quyết định của Viện kiểm sát, người dân phải khiếu nại lên chính Viện kiểm sát đó.
Câu 3: “Một số phiên toà xét xử các vụ án liên quan đến trẻ em sẽ không được xét xử công khai.” Ý kiến này đúng hay sai?
A. Đúng, vì nếu xét xử công khai, những đứa trẻ có thể bị sợ hãi và không đưa ra câu trả lời đúng.
B. Đúng, vì một số phiên toà liên quan đến trẻ em cần bảo mật những thông tin liên quan đến trẻ em để tránh gây ảnh hưởng cuộc sống hoặc tương lai sau này của trẻ em nên được xét xử kín.
C. Sai, vì theo quy định của Hiến pháp năm 2013, tất cả các vụ án đều phải được xử công khai để đảm bảo sự công bằng, liêm khiết.
D. Cả A và B.
Câu 4: “Bản án của Toà án luôn luôn đúng và không bao giờ bị huỷ.” Ý kiến này đúng hay sai?
A. Đúng, vì đã là Toà xử thì luôn luôn phải đảm bảo sự chính xác, không có sai sót.
B. Đúng, vì quy tắc luật định đối với Toà án nhân dân thì bản án của Toà án phải luôn luôn đúng.
C. Sai, vì trong một số trường hợp, bản án của Toà án có thể xảy ra sai sót và sẽ bị huỷ bỏ.
D. Cả A và B.
Câu 5: Tình huống nào dưới đây cho thấy việc Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố?
A. Ngày …, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao nhận quyết định bổ nhiệm ông A làm Giám đốc Viện.
B. Ngày …, trước phiên toà xét xử của Toà án nhân dân Thành phố X, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực đã bị kết án tử hình và tước bỏ mọi tước vị.
C. Ngày …, Toà án nhân dân Thành phố H mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án cặp vợ chồng bạo hành con gái 3 tuổi tử vong. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố H đề nghị mức án tử hình đối với cha dượng và tu chung thân đối với mẹ ruột.
D. Cả B và C.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: “Nghe tin Toà án nhân dân tỉnh sắp tổ chức phiên toà lưu động xét xử công khai một vụ án mua bán trái phép chất ma túy ở Uỷ ban nhân dân xã, N rủ B cùng đi xem. Tuy nhiên, B cho rằng việc xem một phiên toà xét xử không mang lại lợi ích cho học sinh nên đã từ chối.”
Nếu là N, em sẽ làm gì để B thay đổi ý định?
A. Em sẽ giải thích cho B hiểu việc đi xem xét xử vụ án ma tuý sẽ giúp nâng cao nhận thức về pháp luật và những vấn đề liên quan, có thể giúp bản thân và những người xung quanh tránh phạm phải những sai lầm tương tự trong tương lai.
B. Em sẽ đe doạ B, nếu B không đi thì em sẽ ép bạn phải hút chích ma tuý để rồi bị đi tù.
C. Em sẽ chỉ cho B những quy định ở trong Hiến pháp năm 2013 và những điều luật về phòng chống ma tuý, điều luật về cách thức xử án của Toà án nhân dân tỉnh để giúp B hiểu được rằng nếu có một vụ án thì cần phải đi xem.
D. Em hứa sẽ cho B tiền chơi net nếu B cùng đi xem xử án.
Câu 2: “D – anh trai của H, vốn là một thanh niên lêu lổng, quậy phá. Vừa qua, D đã đánh bạn bị thương tích nặng nên Viện kiểm sát nhân dân huyện truy tố đề nghị Toà án xem xét trách nhiệm hình sự. Lo sợ con trai phải ngồi tù, không được hưởng án treo nên mẹ đã bàn với H nhờ người làm giả giấy xác nhận D là người tốt, đồng thời cung cấp thêm lời khai giả để làm tình tiết giảm nhẹ tội cho D. H không đồng tình với cách làm của mẹ nhưng băn khoăn không biết nên khuyên mẹ như thế nào?”
Nếu là H, em sẽ làm gì để mẹ thay đổi ý định?
A. Em sẽ giải thích để mẹ hiểu anh trai đã làm sai nên cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, đây cũng là cơ hội để anh được uốn nắn, thay đổi hành vi, sống tích cực hơn.
B. Em sẽ khuyên mẹ không nên nhờ người làm giả giấy tờ, cung cấp lời khai giả vì đây là những hành vi trái với quy định của pháp luật và nếu mẹ H cố tình thực hiện thì có thể bị xử lí theo quy định của pháp luật.
C. Em sẽ đe doạ mẹ là nếu mẹ còn cố tìm cách bào chữa cho anh trai thì con sẽ tố cáo hành vi phạm tội của mẹ trước pháp luật.
D. Cả A và B.