Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 19: pháp luật trong đời sống xã hội
Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19: pháp luật trong đời sống xã hội. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ 9: PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI 19: PHÁP LUẬT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự do:
A. Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
B. Giai cấp thống trị lập ra và đảm bảo thực hiện.
C. Ý chí của nhà nước, áp đặt đối với xã hội loài người.
D. Ý chí của nhà nước và ý chí của xã hội loài người.
Câu 2: Hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước xây dựng, ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Quy định
B. Quy chế
C. Pháp luật
D. Quy tắc
Câu 3: Những quy tắc sử dụng chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy định phổ biến
B. Tính quy phạm phổ biến
C. Tính bắt buộc chung
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?
A. Tính quy phạm phổ biến
B. Tính bắt buộc chung
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung
Câu 5: Nội dung văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải được diễn đạt:
A. Chính xác, một nghĩa.
B. Chính xác, đa nghĩa.
C. Tương đối chính xác, một nghĩa.
D. Tương đối chính xác, đa nghĩa.
Câu 6: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phải phù hợp với:
A. Nguyện vọng của mọi tầng lớp trong xã hội.
B. Nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước đại diện.
C. Ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện.
D. Ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của Nhà nước trong quản lí xã hội bằng pháp luật?
A. Nhà nước công bố pháp luật tới mọi người dân.
B. Nhà nước ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
C. Công dân chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật.
D. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ các quyền và:
A. Nghĩa vụ của mình.
B. Nghĩa vụ cơ bản của mình.
C. Lợi ích cơ bản của mình.
D. Lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 2: Bạn A thắc mắc, không hiểu vì sao cả Hiến pháp và Luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn A?
A. Tính quyền lực
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
C. Tính quy phạm phố biến
D. Tính bắt buộc chung
Câu 3: Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Mọi người đầu bình đẳng trước pháp luật”. Nội dung đó đã thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
B. Tính quy phạm phố biến
C. Tính bắt buộc chung
D. Tính nhân văn, cao cả
Câu 4: Ý kiến nào dưới đây là đúng?
A. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải chấp hành pháp luật.
B. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ một nhóm người trong xã hội.
C. Công dân đủ 18 tuổi trở lên mới phải thực hiện đúng pháp luật.
D. Không cần pháp luật, Nhà nước có thể quản lí xã hội bằng các phương tiện khác như: ban hành kế hoạch, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục.
Câu 5: Vai trò là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội của pháp luật không được thể hiện qua ý nào?
A. Pháp luật điều chỉnh, định hưởng các quan hệ xã hội theo khuôn mẫu chung thống nhất, tạo nên trật tự xã hội ổn định, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
B. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát hoạt động của cá nhân, tổ chức, trong phạm vi lãnh thổ của mình.
C. Pháp luật là tiền đề để xây dựng Hiến pháp và các quy chuẩn xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, tạo nên một xã hội giàu đẹp.
D. Pháp luật tạo cơ sở pháp lí để Nhà nước phát huy quyền lực, sức mạnh trong quản lí nhà nước nhằm đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.
Câu 6: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Vai trò này không được thể hiện ở ý nào dưới đây?
A. Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
B. Pháp luật tạo cơ hội cho nhân dân thực thi quyền dân chủ, bảo vệ công lí, chính nghĩa, chống tham nhũng, quan liêu.
C. Tạo cơ sở pháp lí đề công dân thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.
D. Tạo cơ sở pháp lí để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: “Người lao động có các quyền: làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử,... (điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019).” Nội dung này có phải là quy định của pháp luật không?
A. Phải vì Bộ luật Lao động do Nhà nước ban hành, điều chỉnh quan hệ lao động. Bất kì ai tham gia vào quan hệ lao động đều phải thực hiện. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
B. Phải vì những quyền này là những quyền cơ bản của con người, vì thế quyền của người lao động sẽ thừa kế từ những quyền này để đảm sự nhất quán, tương xứng.
C. Không phải vì đây chỉ là một chính sách pháp luật, có tác dụng trong việc phân bổ nguồn lực, tạo công ăn việc làm cho người lao động của Chính phủ, Quốc hội nước ta.
D. Không phải vì nội dung này không đảm bảo những nguyên tắc của pháp luật, phá vỡ quyền con người, mang tính áp đặt.
Câu 2: “Đoàn viên có nhiệm vụ: Luôn luôn phấn đấu vì lí tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (khoản 1 Điều 2 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thông qua ngày 13-12-2017).” Nội dung này có phải là quy định của pháp luật không?
A. Phải vì nội dung này thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, áp dụng với mọi đoàn viên.
B. Phải vì Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức Chính phủ, nên có nhiệm vụ và quyền hạn tương đương với cơ quan nhà nước vì thế mà đoàn viên của nó cũng phải tuân theo pháp luật.
C. Không phải vì quy định này chỉ áp dụng đối với đoàn viên trong tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Không phải vì quy định này vi phạm quyền con người trong Hiến pháp nước ta năm 2013.
Câu 3: “Khi giao dịch với khách hàng phải ân cần, niềm nở và lịch thiệp; thể hiện được tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong công việc để khách hàng yên tâm, hài lòng khi đến giao dịch tại công ty (Điều 3 Nội quy Công ty Y).” Nội dung này có phải là quy định của pháp luật không?
A. Phải vì nội dung này thể hiện tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật.
B. Phải vì nội dung này nói lên tính cần thiết của việc xã giao tốt, góp phần cải thiện lối sống của con người.
C. Không phải vì đây là nội quy của Công ty Y và chỉ áp dụng với các thành viên trong Công ty Y.
D. Cả A và B.
Câu 4: “Điều kiện tham dự Đại hội Cổ đông: cá nhân, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức, cá nhân có tên trong danh sách cổ đồng tại ngày chốt quyền tham dự Đại hội có quyền trực tiếp tham dự Đại hội hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho người khác dự họp theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật (Điều 3 Quy chế tổ chức Đại hội Cổ đông thường niên Công ty cổ phần X).” Nội dung này có phải là quy định của pháp luật không?
A. Phải vì Bộ luật Doanh nghiệp quy định những điều kiện để tham dự Đại hội Cổ đông theo Hiến pháp năm 2013.
B. Không phải vì đây chỉ là quy định trích từ Quy chế tổ chức Đại hội cổ đông thường niên của Công ty cổ phần X và chỉ áp dụng đối với các cổ đông trong thời gian đại hội cổ đông.
C. Không phải vì nội dung này chưa thể hiện được tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: điều kiện tham dự Đại hội cổ đông và chính sách của công ty cùng với quy định của Pháp luật không có sự kết nối.
D. Cả B và C.
Câu 5: Khi quan sát các phương tiện tham gia giao thông tại một ngã tư, H thắc mắc: “Tại sao các phương tiện giao thông đều phải dừng khi có tín hiệu đèn đỏ nhưng xe cứu thương, xe cứu hoả đang làm nhiệm vụ vẫn đi bình thường?".
Theo em, xe cứu thương, xe cứu hoả trong trường hợp trên có vi phạm Luật Giao thông đường bộ không? Vì sao?
A. Có, vì các phương tiện này đã vi phạm Luật giao thông đường bộ: không dừng đèn đỏ, dễ gây tai nạn giao thông.
B. Có, vì đây là hành vi gây nguy hại tới xã hội và làm ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của cánh lái xe.
C. Không, vì các phương tiện này đã đảm bảo nguyên tắc pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.
D. Không, vì đây là các loại phương tiện được ưu tiên, theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: “Kết thúc buổi liên hoan gặp gỡ kỉ niệm 20 năm ngày ra trường, trên đường lái xe về nhà, anh H cùng người bạn bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Do trong buổi liên hoan, anh H và bạn đã uống rượu bia nên kết quả hơi thở của hai người đều có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lit khí thở. Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử phạt mỗi người 6 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 24 tháng theo quy định của pháp luật.”
Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào đối với việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông?
A. Góp phần giảm ách tắc giao thông do các vụ tai nạn vì bia rượu gây ra.
B. Góp phần phòng ngừa tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông.
C. Giúp cho việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trở nên quy củ và có tính pháp lý hơn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: “Qua kiểm tra tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lí, Công an tỉnh H phát hiện cơ sở Y sản xuất, kinh doanh rượu không có giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ. Tại thời điểm kiểm tra, trong kho hàng của cơ sở có một số thùng phuy nhựa chứa 1.000 lít rượu không có tem nhãn hàng hoá theo quy định và 75 kg men không rõ nguồn gốc xuất xứ, chủ cơ sở không xuất trình được hồ sơ pháp lí liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình. Công an tỉnh H đã lập biên bản và xử phạt hành chính đối với hành vi kinh doanh hàng hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ của cơ sở Y theo quy định của pháp luật.”
Việc xử phạt của Công an tỉnh H trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm?
A. Góp phần ngăn ngừa hành vi gian dối trong sản xuất kinh doanh
B. Góp phần ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường
C. Góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh
D. Tất cả các đáp án trên.