Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều bài 5_thực hành tiếng việt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5_thực hành tiếng việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)

BÀI 5: THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Đâu là định nghĩa đúng về biện pháp liệt kê?

A. Liệt kê là nêu một loạt các danh từ cùng tính chất, với nội dung được đề cập trước đó để cung cấp thông tin đầy đủ hơn về đối tượng cần nhấn mạnh trong câu, trong đoạn của văn bản hoặc hướng tới mục đích tu từ.

B. Liệt kê là nêu một loạt các động từ, tính từ hoặc phép so sánh, nhân hoá cùng tính chất, với nội dung được đề cập trước đó để cung cấp thông tin đầy đủ hơn về đối tượng cần nhấn mạnh trong câu, trong đoạn của văn bản hoặc hướng tới mục đích tu từ.

C. Liệt kê là nêu một chuỗi yếu tố cùng loại nhằm cung cấp thông tin đầy đủ hơn về đối tượng cần nhấn mạnh trong câu, trong đoạn của văn bản hoặc hướng tới mục đích tu từ.

D. Tuỳ thuộc vào tình huống sử dụng thực tế, có thể là A hoặc B hoặc C.

Câu 2: Những từ ngữ chỉ đối tượng được liệt kê có thể đặt ở:

A. Đầu câu, giữa câu

B. Giữa câu, cuối câu

C. Đầu câu

D. Cả B và C.

Câu 3: Thành phần liệt kê ở cuối câu thường được đặt sau dấu câu nào?

A. Dấu phẩy

B. Dấu ba chấm

C. Dấu hai chấm

D. Dấu chấm phẩy

Câu 4: Trường hợp liệt kê chưa hết các đối tượng, ta sẽ sử dụng:

A. Dấu ba chấm

B. Kí hiệu v.v.

C. Dấu chấm phẩy

D. Cả A và B.

Câu 5: “Hiếu học, thông minh, thích nghi nhanh với cái mới cũng là một bản sắc của người Việt Nam”.

Cách sắp xếp các từ ngữ gạch chân trên đây thể hiện kiểu liệt kê gì?

A. Theo từng cặp

B. Tăng tiến

C. Cả A và B.

D. Không theo từng cặp và không tăng tiến.

Câu 6: “Tôi chợt hiểu tất cả khi từ trong góc tối của nhà nguyện, thất thểu, sợ sệt và hốc hác vì đói bước ra ba đứa trẻ lai: hai Mỹ đen, một Mỹ Trắng. “Trời! Lại có thể như thế sao Chúa ơi.””

Cách sắp xếp các từ ngữ gạch chân trên đây thể hiện kiểu liệt kê gì?

A. Không theo từng cặp và không tăng tiến

B. Theo từng cặp

C. Tăng tiến

D. Cả B và C.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Bên cạnh việc cung cấp thông tin, biện pháp liệt kê còn có tác dụng gì?

A. Thể hiện quan niệm khách quan của người viết.

B. Thể hiện cảm xúc, thái độ, cái nhìn của người viết.

C. Thể hiện những kết quả có thể đạt được của nội dung trình bày trước đó.

D. Tăng cường tính hiệu quả cho các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu.

Câu 2: Trong trường hợp nào liệt kê có đầy đủ tính chất của một biến pháp tu từ?

A. Khi liệt kê được dùng để thể hiện quan niệm khách quan của người viết.

B. Khi liệt kê được dùng để thể hiện cảm xúc, thái độ, cái nhìn của người viết.

C. Khi liệt kê được dùng để thể hiện những kết quả có thể đạt được của nội dung trình bày trước đó.

D. Khi liệt kê được dùng để tăng cường tính hiệu quả cho các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu.

Câu 3: “Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò,… - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây,…”

Trong câu văn trên, biện pháp liệt kê được sử dụng mấy lần?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4: “Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non, mọc thẳng.”

Cách sắp xếp các từ ngữ gạch chân trên đây thể hiện kiểu liệt kê gì?

A. Theo từng cặp và tăng tiến

B. Không theo từng cặp và tăng tiến

C. Theo từng cặp và không tăng tiến

D. Không theo từng cặp và không tăng tiến

Câu 5: “Ở một nước nông nghiệp Việt Nam, phải lao động bằng cổ, bằng vai, bằng đỉnh đầu, bằng mông, bằng gối, bằng cả bàn chân, gót chân lúc rũ đất bó mạ tươi, chân tay mình mẩy quần quật phối hợp mấy động tác”.

Cách sắp xếp các từ ngữ gạch chân trên đây thể hiện kiểu liệt kê gì?

A. Theo từng cặp và tăng tiến

B. Không theo từng cặp và tăng tiến

C. Theo từng cặp và không tăng tiến

D. Không theo từng cặp và không tăng tiến

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: “Ô, đây là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có phải tôi đâu.”

Tác dụng của biện pháp liệt kê ở đoạn trên là gì?

A. Tạo nên nhịp điệu trôi chảy, uyển chuyển cho đoạn văn.

B. Nêu lên được một cách tổng quát các hoạt động của viên tướng bại trận của Bắc triều.

C. Bóc trần được mọi hành động gian dối, bạo ngược của viên tướng bại trận của Bắc triều.

D. Đoạn này không sử dụng phép liệt kê.

Câu 2: Cho câu văn miêu tả cỗ cúng tất niên (trích tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng): “Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò,… - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây,…”

Tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong câu văn trên là gì?

A. Thể hiện được sự phong phú của các món ăn được những người con dâu nhà ông Bằng chế biến.

B. Thể hiện được sự giàu có của gia đình ông Bằng.

C. Tái hiện sự lãng phí của những người con dâu bất mãn với cách sống tằn tiện của ông Bằng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Cho đoạn thơ:

“Ngày mười tám trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,

Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu

Ngày hăm lăm, Bá tước Lương Minh bại trận tử vong,

Ngày hăm tám, Thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vấn.”

Đâu là cách triển khai của biện pháp liệt kê trong đoạn thơ trên?

A. Nằm gọn trong câu thơ đầu

B. Nằm ở các câu liên tục trong đoạn

C. Nằm ở cuối mỗi câu

D. Đoạn thơ không sử dụng phép liệt kê.

Câu 4: Trong văn bản “Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi đã nhiều lần sử dụng phép liệt kê. Các câu dưới đây chỉ ra một vài trong số đó. Câu nào không đúng?

A. Lên án giặc ngoại xâm: nướng dân đen, vùi con đỏ, dối trời, lừa dân, gây binh, kết oán,…

B. Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê Lợi: há đội trời chung, thế không cùng sống, đau lòng nhức óc,…

C. Nói lên khó khăn, thử thách mà nghĩa quân đã phải trải qua: tấm lòng cứu nước, cỗ xe cầu hiền, chốn bể khơi, người chết đuối,…

D. Miêu tả thất bại thảm hại của quân giặc: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân,…

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Cho đoạn thơ:

“Ngày mười tám trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,

Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu

Ngày hăm lăm, Bá tước Lương Minh bại trận tử vong,

Ngày hăm tám, Thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vấn.”

Tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?

A. Trên lớp nghĩa bề mặt, phép liệt kê giúp người đọc nắm được thông tin cụ thể về ngày tháng bại trận của các tên tướng giặc.

B. Trên lớp nghĩa bề sâu, phép liệt kê tạo ra một giọng điệu hào sảng, thể hiện khí thế dũng mãnh, oai hùng, chiến thắng dồn dập của nghĩa quân Lam Sơn.

C. Hỗ trợ các phần trước và sau của bài thơ về hình ảnh, nghệ thuật, nội dung.

D. Cả A và B.

=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt - Bài 5 thơ văn Nguyễn Trãi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay