Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều bài 7_thực hành tiếng việt
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7_thực hành tiếng việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)
BÀI 7: THƠ TỰ DO
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Đâu không phải biện pháp tu từ dựa trên quan hệ liên tưởng?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Điệp ngữ
D. Ẩn dụ
Câu 2: Đâu không phải biện pháp tu từ dựa trên quan hệ kết hợp?
A. Đảo ngữ
B. Hoán dụ
C. Liệt kê
D. Nói giảm – nói tránh
Câu 3: Các biện pháp tu từ dựa trên quan hệ liên tưởng có đặc điểm gì?
A. Thông qua hiện tượng chuyển nghĩa lâm thời của từ ngữ để làm nên hiệu lực biểu đạt.
B. Thông qua hiện tượng chuyển nghĩa liên tưởng của từ ngữ để tạo ra sự độc đáo về mặt hình thức và nội dung cho câu văn cần tăng sức biểu cảm.
C. Luôn đi kèm với các văn bản có liên quan đến tình yêu thiên nhiên và tình yêu đôi lứa.
D. Luôn đi kèm với các văn bản có liên quan đến chính trị, pháp luật, cuộc sống.
Câu 4: Các biện pháp tu từ dựa trên quan hệ kết hợp có đặc điểm gì?
A. Dựa trên tính chất của từ vựng để tạo ra những thay đổi liên quan đến nghĩa và khả năng biểu đạt.
B. Có tính đơn nhất, không phụ thuộc vào giá trị của các thành phần xung quanh trong một mệnh đề.
C. Thông qua sự phối hợp, sắp xếp từ ngữ và các yếu tố ngữ âm để tạo ra những ý nghĩa bổ sung có hiệu quả cao.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Hôm nay là ngày đầu tiên tôi đi học, một cảm giác gì đó của đồng quê khiến tôi thật sự không nỡ lòng…”.
A. Liệt kê
B. Nhân hoá
C. Ẩn dụ
D. Không sử dụng biện pháp tu từ.
Câu 6: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau là gì?
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Ẩn dụ
D. Nói quá
Câu 7: Cho đoạn thơ sau:
Gió rát mặt, Đảo luôn thay hình dáng
Sỏi cát bay như lũ chim hoang
Ý nào sau đây không nói đúng về biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên?
A. Yếu tố được so sánh: sỏi cát bay
B. Phương diện so sánh: bay
C. Từ so sánh: như
D. Yếu tố so sánh: lũ chim hoang.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Cho đoạn thơ sau:
Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi
Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa
Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời
Hãy phân tích biện pháp so sánh trong đoạn thơ trên.
A. Yếu tố so sánh: “lời ca toàn nhớ với thương”; từ so sánh: “ngỡ như”; yếu tố so sánh: “vỏ ốc cất thành lời”.
B. Yếu tố so sánh: “lời ca”; phương diện so sánh: “toàn thương với nhớ”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “vỏ ốc cất thành lời”
C. Yếu tố được so sánh: “lời ca”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “vỏ ốc cất thành lời”.
D. Yếu tố được so sánh: “đêm buông xuống”; phương diện so sánh: “nhìn nhau không rõ nữa”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “vỏ ốc cất thành lời”
Câu 2: Cho đoạn thơ sau:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Đoạn thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Yếu tố so sánh là:
A. Nai về suối cũ
B. Nai về suối cũ, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
C. Nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
D. Nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Câu 3: Cho đoạn thơ sau:
Tình yêu là vũ khí
Giữ đất trời quê hương.
Hãy phân tích biện pháp so sánh trong đoạn thơ trên.
A. Câu thơ không sử dụng biện pháp so sánh.
B. Yếu tố được so sánh: “tình yêu”; từ so sánh: không có; yếu tố so sánh: “vũ khí giữ trời quê hương”.
C. Yếu tố được so sánh: “tình yêu”; phương diện so sánh: chỉ ra khái niệm; từ so sánh: “là”; yếu tố so sánh: “vũ khí”.
D. Yếu tố được so sánh: “tình yêu”; từ so sánh: “là”; yếu tố so sánh: “vũ khí”.
Câu 4: Cho đoạn thơ sau:
Gió rát mặt, Đảo luôn thay hình dáng
Sỏi cát bay như lũ chim hoang
Giá trị tu từ của biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?
A. Giúp cho người đọc thấu hiểu được cách làm việc của đảo.
B. Tạo sự liên tưởng thú vị, đầy tính biểu tượng
C. Tạo sự hài hoà giữa sự vật mặt đất và sự vật trên trời.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Cho đoạn thơ sau:
Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi
Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa
Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời
Giá trị tu từ của biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?
A. Khiến cho người đọc cảm thấy hỗn loạn, không nhận ra được sự thật.
B. Tạo nên sự khác biệt độc đáo trong việc mô tả âm thành thường thấy.
C. Làm cho câu thơ thêm tính nhạc, tính biểu cảm.
D. Cả B và C.
Câu 6: Cho đoạn thơ sau:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Giá trị tu từ của biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?
A. Thể hiện được một phần quan trọng những đặc điểm của tình huống người lính gặp lại nhân dân.
B. Tái hiện lại không gian đầy những buồn vui, tủi hờn, ganh ghét.
C. Có giá trị biểu cảm cao, xây dựng nên được những hình tượng đẹp, cụ thể, sinh động về đất nước và nhân dân.
D. Tất cả các đáp án trên.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Cho đoạn thơ sau:
Tình yêu là vũ khí
Giữ đất trời quê hương.
Giá trị tu từ của biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?
A. Tác giả đã tạo nên một không gian lứa đôi đầy sức sống với một “tình yêu” đầy sự sống, một thứ “vũ khí” giúp họ bền gan, vững chí để giữ gìn bờ cõi quê hương nơi biên thuỳ.
B. Tác giả gợi ra cho người đọc thấy được thứ vũ khí mạnh nhất thế giới mà chỉ có người Việt Nam có.
C. Tác giả đã tạo nên một không gian lứa đôi đầy sức sống với một thứ vũ khí lợi hại hơn tất thảy những thứ vũ khí vật lí khác nằm giữa đất trời quê hương đất nước.
D. Câu thơ không sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Câu 2: Cho đoạn thơ sau:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ trên?
A. Hoán dụ
B. Ẩn dụ nhân hoá
C. Ẩn dụ
D. Cả A và B.
Câu 3: Cho đoạn thơ sau:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Cơ chế liên tưởng của biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?
A. Tương cận, gần gũi nhau, lấy không gian chứa đựng để nói thay con người sống trong không gian đó.
B. Tương cận, lấy cái toàn thể để chỉ bộ phận.
C. Mô phỏng, lấy cái đại diện để chỉ cái phổ quát: những nỗi đau chiến tranh.
D. Mô phỏng, lấy cái lớn hơn để nói thay con người sống trong không gian của cái lớn hơn đó.
Câu 4: Cho đoạn thơ sau:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
Ý nào sau đây không đúng về biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên?
A. Biện pháp tu từ: ẩn dụ (“Nước Việt Nam từ máu lửa”; “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”).
B. Biện pháp tu từ nhân hoá (“Người lên như nước vỡ bờ”), ẩn dụ (“Súng nổ rung trời giận dữ”).
C. Cơ chế liên tưởng: tương đồng. Nhà thơ đã dùng hình ảnh đầy tính chất biểu tượng là “máu lửa” để chỉ chiến tranh và “rũ bùn” để chỉ việc thoát khỏi cảnh lầm than, cơ hàn, nô lệ.
D. Tác dụng tu từ nghệ thuật: có tác dụng tăng tính biểu cảm, hình tượng khi nói về những đau thương, sự đấu tranh gian khổ của quân và dân ta, tạo nên một biểu tượng đất nước anh hùng.
Câu 5: Cho đoạn thơ sau:
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngái ánh bình mình
Ý nào sau đây không đúng về biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên?
A. Biện pháp tu từ: hoán dụ (“trán cháy rực”; “lòng ta bát ngát”).
B. Cơ chế liên tưởng: thay thế bằng cái tương cận, gần gũi nhau, lấy bộ phận chỉ cái toàn thể: “trán cháy rực” chỉ con người trí tuệ, khối óc trăn trở, khát khao; “lòng ta bát ngát” chỉ con người cảm xúc, con tim.
C. Tác dụng tu từ / nghệ thuật: có tác dụng tăng tính biểu cảm, hình tượng khi diễn tả tâm trạng và suy tư của người lính.
D. Điểm nhìn nghệ thuật: lấy những cái tinh tuý của một thứ, ở đây là mặt trời, để chỉ sự vượt hơn của nó (“rực cháy”)
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Cho đoạn thơ sau:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?
A. Tăng tính biểu cảm, hình tượng khi nói về những đau thương, sự đấu tranh gian khổ của quân và dân ta, tạo nên một biểu tượng đất nước anh hùng.
B. Tăng tính biểu cảm, hình tượng khi nói về những đau thương, làm xoá nhoà đi rào cản giữa thiên nhiên và con người.
C. Khơi gợi cho người đọc những hồi tưởng về năm tháng chiến tranh, qua đó nhắc nhở tầm quan trọng của việc bảo vệ đất nước.
D. Có tác dụng biểu cảm, miêu tả cảnh tang thương của làng quê Việt.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?
A. Các biện pháp tu từ trong thơ ca thế kỉ XIX đang dần bị lãng quên mà thay vào đó là tả thực.
B. Biện pháp nói quá được sử dụng trong câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.
C. Không có biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong thành ngữ: “Nhanh như cắt”.
D. Từ “là” có thể một từ dùng để so sánh.
=> Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt bài 7