Trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều Bài 12: văn minh văn lang – âu lạc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: văn minh văn lang – âu lạc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

BÀI 12: VĂN MINH VĂN LANG – ÂU LẠC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Quốc hiệu nước ta dưới thời Hùng Vương là:

A. Văn Lang.

B. Âu Lạc

C. Đại Việt.

D. Đại Cổ Việt.

Câu 2: Kinh đô Cổ Loa của Nhà nước Âu Lạc thuộc địa bàn nào dưới đây?

A. Đông Anh (Hà Nội).

B. Phong Châu (Phú Thọ).

C. Trà Kiệu (Quảng Nam).

D. Chà Bàn (Bình Định).

Câu 3: Những nghề thủ công nổi bật của người Việt cổ là:

A. Đúc đồng, làm giấy in, đóng tàu, đồ gốm.

B. Làm la bàn đi biển, làm mực in, dệt vải.

C. Đúc đồng, làm đồ gốm, dệt vải.

D. Đóng tàu, đánh cá, đồ gốm, dệt vải.

Câu 4: Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tập quán:

A. Ở nhà sàn, nữ mặc áo, váy; nam đóng khố.

B. Nhuộm răng đen, ăn trầu.

C. Xăm mình, ăn trầu, thích dùng đồ trang sức.

D. Làm nhà trên sông nước.      

Câu 5: Điểm giống nhau trong cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc là do:

A. Yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp và làm thuỷ lợi.

B. Yêu cầu liên minh giữa các bộ lạc với nhau để cùng phát triển kinh tế.

C. Thương nghiệp phát triển cần tập trung để hình thành những đội tàu buôn.

D. Yêu cầu của các gia đình sống chung với nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 6: Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc bao gồm:

A. Vua, quý tộc, dân tự do, nô lệ.

B. Vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.

D. Vua, quý tộc, bảo dân, nô lệ.

C. Vua, quý tộc, tư sản, thị dân.

Câu 7: Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt đã mang lại hiệu quả nào dưới đây?

A. Vùng đồng bằng các sông lớn được khai phá.

B. Thúc đẩy sự phát triển của ngành gồm mĩ nghệ.

C. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.

D. Phổ biến việc dùng cày với sức kéo của trâu, bò.

Câu 8: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được phát triển trên cơ sở của nền văn hoá nào?

A. Văn hoá Sa Huỳnh.

B. Văn hoá Đông Sơn

C. Văn hoá Óc Eo.

D. Văn hoá Đồng Nai.

Câu 9: Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành ở khu vực nào sau đây?

A. Lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả.

B. Các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc.

C. Lưu vực sông Hồng và sông Thu Bồn.

D. Các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ.

Câu 10: Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

A. Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh.

B. Đất đai phì nhiêu, màu mỡ, có nhiều sông lớn.

C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi.

D. Địa hình chủ yếu là núi với nhiều cảnh quan đẹp.

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

A. Đất đai màu mỡ.

B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt.

D. Khoáng sản phong phú.

Câu 2: Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là:

A. Bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua.

B. Bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận.

C. Nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc.

D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.

Câu 3: Nội dung nào sau đây là biểu hiện cho sự phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?

A. Kĩ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao.

B. Có cảng thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia.

C. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại,...

D. Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 4: Ý nào sau đây đúng về trang phục của người Việt cổ?

A. Phụ nữ mặc bikini, đàn ông dưới mặc quần thể thao, trên ở trần.

B. Phụ nữ mặc áo dài truyền thống, đàn ông mặc một loại áo dài như phụ nữ nhưng đã được cách điệu để phù hợp với nam

C. Phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông đóng khố, ở trần, đi chân đất.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

A. Trống đồng Ngọc Lũ.

B. Tượng Phật Đồng Dương.

C. Phù điêu Khương Mỹ.

D. Tiền đồng Óc Eo.

Câu 6: Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc theo thứ tự từ trung ương xuống địa phương là:

A. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Lạc dân.

B. Vua – Vương công, quý tộc – Bồ chính.

C. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Bộ chính.

D. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Tù trưởng.

Câu 7: Ý nào sau đây nói đúng về cư dân Việt cổ?

A. Chủ yếu mặc ka-ma và ở nhà trệt

B. Phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận

C. Chủ yếu đi lại bằng thuyền trên kênh, rạch

D. Là chủ nhân của văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Câu 8: Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên cơ sở xã hội nào sau đây?

A. Sự phân hoá giữa các tầng lớp xã hội.

B. Sự xuất hiện tầng lớp quý tộc mới giàu có và nhiều thế lực.

C. Của cải dư thừa, xuất hiện giai cấp phong kiến.

D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân tự do và nô tì.

Câu 9: Đặc trưng về cư trú và di chuyển của cư dân trong nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc là:

A. Ở nhà sàn, di chuyển bằng voi, ngựa.

B. Ở nhà sàn, di chuyển trên sông nước chủ yếu bằng thuyền, bè.

C. Ở nhà trệt, di chuyển bằng xe, ngựa.

D. Ở nhà trệt, di chuyển trên sông, suối bằng thuyền, bè.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Hình nào sau đây thuộc nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

A.

B.

C.

D.

Câu 2: Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng là đặc điểm chung của quốc gia cổ nào?

A. Văn Lang và Âu Lạc.

B. Chăm-pa và Phù Nam.

C. Văn Lang và Phù Nam.

D. Văn Lang và Chăm-pa.

Câu 3: Câu nào sau đây là đúng?

A. Bộ máy nhà nước Văn Lang – Âu Lạc đơn giản nhưng có tính chuyên chế, tập quyền cao.

B. Trống đồng Đông Sơn là bảo vật chung của các cộng đồng cư dân cổ sinh sống trên đất nước Việt Nam.

C. Cơ cấu bữa ăn của người Việt cổ là cơm, rau, cá,... Nhà ở chủ yếu là nhà sàn.

D. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều có nguồn gốc hoàn toàn bản địa.

Câu 4: Những chuyển biến về mặt xã hội của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc bởi nguồn từ:

A. Sự chuyển biến về kinh tế.

B. Sự xuất hiện các giai cấp mới.

C. Sự tư hữu hoá trong sản xuất.

D. Sự thay đổi vai trò của đàn ông.

Câu 5: Ý nào sau đây không đúng về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?

A. Về tín ngưỡng thì có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng

B. Về nghệ thuật, các cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mĩ khá cao.

C. Về âm nhạc thì khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn.

D. Về hội hoạ, tuy chưa có nhiều công cụ nhưng hội hoạ đã có nhiều bước tiến vượt bậc, nổi bật là tranh thuỷ mặc.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

A. Khu vực hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho động vật, thực vật sinh sôi nảy nở, phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa nước.

B. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc có cội nguồn từ văn hoá Phùng Nguyên, phát triển rực rỡ trong thời kì văn hoá Sa Huỳnh.

C. Cư dân Việt cổ sống thành từng làng, xuất phát từ yêu cầu phát triển nông nghiệp, yêu cầu bảo vệ cuộc sống chung của cộng đồng.

D. Nhà nước Văn Lang xuất hiện các ngày nay khoảng 2700 năm và tồn tại đến năm 208 TCN.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?

A. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều được hình thành trên vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn.

B. Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phủ là một cơ sở cho nghề luyện kim phát triển sớm ở Việt Nam.

C. Nhu cầu bảo vệ cuộc sống của cộng đồng là một cơ sở để hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.

D. Cư dân Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam có hoạt động kinh tế đa dạng, trên cơ sở phát triển nông nghiệp.

Câu 3: Những biểu hiện nào sau đây cho thấy nước Âu Lạc có bước phát triển hơn so với nước Văn Lang?

A. Lãnh thổ mở rộng, có thể sử dụng nỏ bắn trăm phát trăm trúng, có thành luỹ vừa là kinh thành, vừa là kinh đô, vừa là căn cứ quân sự vững chắc.

B. Dân số gia tăng gấp đôi, lãnh thổ mở rộng về phía đông, có kĩ thuật quân sự ngày càng hiện đại.

C. Bộ máy hành chính hoàn thiện, dân số gia tăng, có luật pháp thành văn và quân đội chính quy.

D. Lãnh thổ mở rộng, biết sử dụng nỏ có thể bắn nhiều mũi tên một lần, có thành luỹ vừa là kinh đô vừa là căn cứ quân sự vững chắc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay