Trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều Bài 14: cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh đại việt
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh đại việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)
BÀI 14: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Văn minh Đại Việt kéo dài trong bao lâu?
A. Gần 200 năm
B. Gần 500 năm
C. Gần 1000 năm
D. Gần 2000 năm
Câu 2: Một trong những triều đại gắn liền với văn minh Đại Việt là:
A. Hán
B. Đường
C. Tống
D. Trần
Câu 3: Văn minh Đại Việt còn được gọi là gì?
A. Văn minh Thăng Long
B. Văn minh Đông Kinh
C. Văn minh phương Nam
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Sự kiện nào mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc?
A. Năm 938, sau chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương
B. Năm 1009, nhà Lý thành lập
C. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La (sau đổi thành Thăng Long)
D. Năm 1054, Lý Thánh Tông đã đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt.
Câu 5: Nhiều thành tựu của các nền văn minh bên ngoài khi du nhập vào Đại Việt đã được:
A. Thay đổi hoàn toàn để tránh khỏi tình trạng bị đồng hoá.
B. Cải biên, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn
C. Nâng cấp lên một tầm cao mới, qua đó tạo dựng vị thế quốc gia.
D. Cả B và C.
Câu 6: Đâu không phải một cơ sở hình thành văn minh Đại Việt?
A. Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc
B. Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt
C. Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của văn minh bên ngoài.
D. Tích cực mở rộng lực lượng vũ trang, luôn trong trạng thái phòng ngự, không để kẻ địch thừa cơ tấn công.
Câu 7: Hình nào sau đây cho thấy sự tiếp thu thành tựu văn minh bên ngoài của nền văn minh Đại Việt?
A.
B.
C.
D.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Văn minh Đại Việt ở thế kỉ X có đặc điểm gì?
A. Chưa được hình thành
B. Bước đầu được định hình, thông qua công cuộc củng cố chính quyền, phát triển kinh tế và văn hoá
C. Tương đối phát triển, nhờ sự ổn định trong nước cũng như ngoại giao mềm dẻo.
D. Phát triển rực rỡ, trở thành điểm tựa tinh thần cho nhân dân trong cả nước.
Câu 2: Văn minh Đại Việt từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XV gắn liền với sự tồn tại của các vương triều nào?
A. Ngô, Đinh, Tiền Lê
B. Lý, Trần, Hồ
C. Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng
D. Tây Sơn, Nguyễn
Câu 3: Đặc điểm về tôn giáo trong giai đoạn từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XV của văn minh Đại Việt là gì?
A. Phật giáo chiếm vị trí độc tôn, Nho giáo và Đạo giáo khá nhạt nhoà.
B. Phật giáo chủ yếu phát triển ở kinh thành Thăng Long còn Nho giáo chủ yếu ở vùng miền núi phía bắc, Đạo giáo là ở vùng giáp biển.
C. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo phát triển hài hoà
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Câu nào không đúng về văn minh Đại Việt từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII?
A. Gắn liền với vương triều Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng
B. Tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu đặc sắc
C. Giáo dục, khoa cử có vai trò to lớn trong đời sống chính trị, văn hoá
D. Một số yếu tố văn hoá phương Tây từng bước bị triều đình coi là không chính thống và bị loại bỏ ra khỏi Đại Việt
Câu 5: Văn minh Đại Việt giai đoạn đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX có đặc điểm gì?
A. Tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu đặc sắc
B. Có những dấu hiệu đình trệ và lạc hậu
C. Gần như bị thay thế bởi văn minh phương Tây
D. Bị đàn áp và không còn chỗ đứng trong xã hội.
Câu 6: Sự việc nào đã chấm dứt thời kì phát triển của nền văn minh Đại Việt?
A. Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn.
B. Vua Minh Mạng ra Hoàng Việt luật lệ.
C. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và thiết lập chế độ cai trị
D. Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về khái niệm văn minh Đại Việt?
A. Chủ thể là cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
B. Là nền văn minh đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
C. Phát triển rực rỡ trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
D. Hình thành và phát triển cùng với quốc gia Đại Việt.
Câu 2: Yếu tố quyết định sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Đại Việt là:
A. Sự phục hồi của nền văn minh Âu Lạc.
B. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia.
C. Sự tiếp thu toàn bộ văn minh Trung Hoa.
D. Sự tiếp thu tinh hoa văn minh Ấn Độ.
Câu 3: Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của văn minh Trung Hoa trên những lĩnh vực nào sau đây để làm phong phú nền văn minh Đại Việt?
A. Thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử.
B. Bộ máy nhà nước, tín ngưỡng cổ truyền, Nho học, kĩ thuật canh tác lúa nương.
C. Kĩ thuật luyện kim, chăn nuôi gia súc, luật pháp, chữ viết, Đạo giáo.
D. Quan chế, luật pháp, tiếng nói, giáo dục, khoa cử, hệ thống thuỷ lợi.
Câu 4: Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của văn minh Ấn Độ trên những lĩnh vực nào sau đây để làm phong phú nền văn minh Đại Việt?
A. Phật giáo, chữ viết, cách thức xây dựng hệ thống đê điều.
B. Tín ngưỡng thờ thần, giáo dục, khoa cử.
C. Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc.
D. Đạo giáo, văn học, khoa học - kĩ thuật.
Câu 5: Nền văn minh Đại Việt phát triển mạnh mẽ và toàn diện trong giai đoạn nào sau đây?
A. Thế kỉ X - đầu thế kỉ XI.
B. Thế kỉ XV - thế kỉ XVII.
C. Thế kỉ XI - đầu thế kỉ XV.
D. Đầu thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc là cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt vì:
A. Những di sản và truyền thống của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển.
B. Không có nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc thì không thể có nền văn minh Đại Việt.
C. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt được củng cố vững chắc nên tạo điều kiện cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục phát triển.
D. Nhà nước quân chủ chuyên chế thời Văn Lang – Âu Lạc là hình mẫu cho nền văn minh Đại Việt.
Câu 2: Tại sao nói nền độc lập, tự chủ là cơ sở của nền văn minh Đại Việt?
A. Vì nền độc lập, tự chủ là nguyện vọng tha thiết của nhân dân Đại Việt.
B. Vì nền độc lập, tự chủ là điều kiện thuận lợi để nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hoá dân tộc rực rỡ.
C. Vì chỉ có độc lập, tự chủ thì mới có thể tiếp thu toàn bộ văn minh Trung Hoa, Ấn Độ.
D. Vì không có nền độc lập, tự chủ thì nhân dân Đại Việt không thể đánh thắng giặc ngoại xâm.