Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 Tuần 30 - Bài 21 - Nhà rông
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 30 - Bài 21 - Nhà rông. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 21: NHÀ RÔNG
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Ngôi nhà chung có sự góp sức của xây dựng có tất cả mọi người ở Tây Nguyên được gọi là?
A. Nhà tranh.
B. Nhà rông.
C. Nhà ngối.
D. Nhà gạch.
Câu 2: Nhà rông xuất hiện ở đâu?
A. Tây Nguyên.
B. Tây Bắc.
C. Đồng bằng.
D. Vùng biển.
Câu 3: Tây Nguyên nằm là vùng đất như thế nào?
A. Đồng bằng miền Bắc.
B. Cao Nguyên ven biển miền Trung.
C. Vùng cao nguyên thuộc miền Trung.
D. Trung du và miền núi Tây Bắc.
Câu 4: Đặc điểm để nhận diện nhà rông là gì?
A. Có đôi mái dựng đứng.
B. Mái vươn cao lên trời như lưỡi rìu lật ngược.
C. Mưa chảy xuống nước trôi tuồn tuột.
D. Cả 3 ý kiến trên.
Câu 5: Buôn làng có mái nhà rông to, cao thể hiện điều gì?
A. Nơi đó đông dân.
B. Làm ăn được mùa.
C. Nhân dân no ấm.
D. Cả 3 ý kiến trên.
Câu 6: Nhà rông được sử dụng để làm gì?
A. Nơi sản xuất, lao động.
B. Nơi ở của động vật.
C. Sinh hoạt cộng đồng.
D. Cả ba ý kiến trên.
Câu 7: Kiến trúc bên trong nhà rông có đặc điểm gì?
A. Nhà trống rỗng, chẳng vướng víu gì.
B. Có nhiều bếp lửa luôn đượm khói.
C. Có nơi dành để chiêng trống, công cụ.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 8: Tại sao nhà rông lại là cái tổ chim êm ấm của tuổi trẻ Tây Nguyên?
A. Các cụ già kể lại kỉ niệm của cuộc đời.
B. Các cụ già kể lại kỉ niệm của nhà rông.
C. Các bạn nhỏ được ăn nhiều bánh kẹo ở nhà rông.
D. Vì nhà rông rất ấm.
Câu 9: Người Tây Nguyên có yêu thích nhà rông không?
A. Có.
B. Không.
Câu 10: Vật gì dưới đây không được xem là nông cụ?
A. Cuốc.
B. Cày.
C. Lưới cá.
D. Liềm.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1:Đoạn 1 thể hiện nội dung gì?
A. Tình cảm của người Tây Nguyên với nhà rông.
B. Hình dạng của nhà rông.
C. Kiến trúc bên trong và những sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 2: Đoạn 2 thể hiện nội dung gì?
A. Tình cảm của người Tây Nguyên với nhà rông.
B. Hình dạng của nhà rông.
C. Kiến trúc bên trong và những sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 3: Đoạn 3 thể hiện nội dung gì?
A. Tình cảm của người Tây Nguyên với nhà rông.
B. Hình dạng của nhà rông.
C. Kiến trúc bên trong và những sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 4: Nhà rông được xem là gì của Tây Nguyên?
A. Nét văn hóa.
B. Nền ẩm thực.
C. Đặc trưng.
D. A và C đúng.
Câu 5: Nhà rông là kiểu nhà gì?
A. Nhà sàn.
B. Nhà lá.
C. Nhà ngói.
D. Nhà cao tầng.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Qua văn bản, đâu là nhận định đúng nhất về người Tây Nguyên?
A. Sống hòa mình vào cộng đồng.
B. Sống đơn lẻ, không quan tâm tới ai.
C. Là những người hiếu khách.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 2: Văn bản thể hiện những tình cảm nào của người viết?
A. Yêu thương.
B. Tự hào.
C. Trân trọng.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 3: Vì sao người dân Tây Nguyên lại yêu thích ngôi nhà rông đến vậy?
A. Vì ngôi nhà rông là sự góp sức xây dựng của mọi người.
B. Vì ngôi nhà rông là nơi hội họp, tiếp khách, vui chơi của mọi người.
C. Vì ngôi nhà rông là nơi gắn với biết bao kỉ niệm vui buồn của người dân nơi đây.
D. Tất cả các đáp án trên.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Đâu là từ viết sai chính tả?
A. Sơ lược.
B. Sưởi ấm.
C. Xơ suất.
D. Xơ xác.
Câu 2: Đâu không phải là đặc sắc văn hóa Tây Nguyên?
A. Văn hóa ca Huế.
B. Lễ hội cồng chiêng.
C. Văn hóa nhà rông.
D. Lễ hội đâm trâu.
=> Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 21: Nhà Rông