Giáo án Sinh học 9 kì 2 soạn theo công văn 5512
Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Sinh học lớp 9 kì 2 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem video về mẫu Giáo án Sinh học 9 kì 2 soạn theo công văn 5512
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
TUẦN:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 34: THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
- Định nghĩa được hiện tượng thoái hóa giống.
- Học sinh hiểu được nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống.
- Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn ứng dụng tronng sản xuất.
- Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.
- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành .
- Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
- Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
- b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi và giới thiệu bài học:
- GV nêu vấn đề: Vì sao sau mỗi vụ bà con nông dân lại phải đi mua lúa giống mà không sử dụng lúa vụ trước làm giống?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
- GV: Để kiểm tra câu trả lời của bạn đúng hay sai chúng ta nghiên cứu bài mới: “Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần”.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng thoái hóa
- a) Mục tiêu: biết được hiện tượng thoái hóa
- b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào? ? Giao phối gần là gì? Gây ra hậu quả gì ở sinh vật? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức | I. Hiện tượng thoái hoá 1. Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn.
- Dùng hạt phấn của cây nào đó thụ phấn cho chính cây đó qua nhiều thế hệ. - Biểu hiện của hiện tượng thoái hoá: Các cá thể của thế hệ sau có sức sống kém dần, phát triển chậm, chiều cao, năng suất giảm, nhiều cây bị chết. 2. Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật. a. Giao phối gần: là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ cùng một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. b. Thoái hoá do giao phối gần: Các thế hệ sau sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân của sự thoái hóa
- a) Mục tiêu: biết được nguyên nhân của sự thoái hóa.
- b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và dị hợp biến đổi như thế nào? ? Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hoá? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức: ở một số loài động vật, thực vật cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn đến hiện tượng thoái hoá " có thể tiến hành giao phối gần. | II. Nguyên nhân của sự thoái hoá
- Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối gần thì thể dị hợp tử giảm dần, thể đồng hợp tử tăng dần. - Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hoá vì: Trong các quá trình đó thể đồng hợp ngày càng tăng , tạo điều kiện cho các gen lặn gây hại biểu hiện ra kiểu hình.
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần trong chọn giống
- a) Mục tiêu: biết được vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần trong chọn giống
- b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá xong những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức | III. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần trong chọn giống - Củng cố và giữ gìn tính ổn định của một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng. - Phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
- Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
- Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Tổ chức thực hiện:
Câu 1:Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn là:
- Do giao phấn xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài thực vật
- Do lai khác thứ
- Do tự thụ phấn bắt buộc
- Do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
Câu 2:Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa:
- Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau
- Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau và mang kiểu gen khác nhau
- Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây
- Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau
Câu 3:Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở động vật là:
- Do giao phối xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài động vật
- Do giao phối gần
- Do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
- Do lai phân tích
Câu 4:Giao phối cận huyết là:
- Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ
- Lai giữa các cây có cùng kiểu gen
- Giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau
- Giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố hoặc mẹ chúng
Câu 5:Khi tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn, thế hệ sau thường xuất hiện hiện tượng:
- Có khả năng chống chịu tốt với điều kiện của môi trường
- Cho năng suất cao hơn thế hệ trước
- Sinh trưởng và phát triển chậm, bộc lộ những tính trạng xấu
- Sinh trưởng và phát triển nhanh, bộc lộ những tính trạng tốt
Câu 6:Biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống là:
- Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ
- Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ
- Năng suất thu hoạch luôn tăng lên
- Con lai có sức sống kém dần
Câu 7:
Trong chọn giống cây trồng, người ta không dùng phương pháp tự thụ phấn để:
- Duy trì một số tính trạng mong muốn
- Tạo dòng thuần
- Tạo ưu thế lai
- Chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai
Câu 8:
Giao phối gần và tự thụ phấn qua nhiều thế hệ có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống là do:
- Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại
- Tập trung những gen trội có hại cho thế hệ sau
- Xuất hiện hiện tượng đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể
- Tạo ra các gen lặn có hại bị gen trội át chế
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
- Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
- Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
- Tổ chức thực hiện:
GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập:
Câu1/ Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Cho ví dụ?
Câu2/ Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?
Câu 3/ Giải thích vì sao anh em họ hàng trong vòng 3 đời không được lấy nhau?
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để hệ thống lại kiến thức.
- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi
- Trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc mục “ Em có biết.”
- Đọc và soạn trước bài 35. “Ưu thế lai”. Tìm hiểu một số giống lúa lai, ngô lai ở địa phương.
* RÚT KINH NGHIỆM
Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Sinh học lớp 9 kì 2 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Sinh học 9.
Phí tải giáo án:
- 150.000/học kì
- 200.000/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
- Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.
Thông tin thêm:
- Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
- Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
- Zalo hỗ trợ: 0386 168 725
Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.
Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THCS