Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 Tuần 19 - Bài 1 - Chiếc áo của hoa đào
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 19 - Bài 1 - Chiếc áo của hoa đào. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
TUẦN 19: BỐN MÙA MỞ HỘIBÀI 1: CHIẾC ÁO CỦA HOA ĐÀO(20 câu)A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
(20 câu)A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Trong vườn hoa, ai cho là mình đẹp nhất?
A. Hoa đào
B. Hoa hồng
C. Hoa đồng tiền
D. Mọi loại hoa
Câu 2: Cái cây nào im lặng?
A. Cái cây đứng trong góc vườn
B. Cái cây đứng giữa vườn
C. Cái cây đứng ở bên phải
D. Cái cây đứng ở bên trái
Câu 3: Các loài hoa cảm thấy như nào về thái độ của mình trước kia?
A. Tự hào
B. Xấu hổ
C. Buồn
D. Hối hận
Câu 4: Sáng ba mươi Tết, cô chủ chạy lại góc vườn và làm gì khi thấy hoa đào?
A. Reo lên
B. Nhảy múa
C. Hát
D. Tưới cây
Câu 5: Cả vườn hoa như nào để đón mừng mùa xuân về?
A. Bừng hương sắc rực rỡ và thơm ngát
B. Bừng hương sắc rực rỡ và ngào ngạt
C. Bừng hương sắc đẹp đẽ và ngào ngạt
D. Bừng hương sắc thắm và thơm ngát
Câu 6: Nhờ đâu mà hoa đào có được những bông hoa đẹp đến như vậy?
A. Nhờ đất mẹ nuôi nấng
B. Nhờ mưa nắng bốn mùa
C. Nhờ bàn tay chăm sóc sớm hôm của cô chú
D. Tất cả đáp án trên
Câu 7: Vì sao ban đầu các loài hoa không chú ý đến hoa đào?
A. Vì hoa đào quá đẹp
B. Vì hoa đào không nói chuyện
C. Vì hoa đào cách xa quá
D. Vì hoa đào trông không được đẹp và không có hoa
Câu 8: Cây đào đã thay đổi như nào khi Tết đến
A. Từ cái cây khẳng khiu mọi khi giờ đã khoác lên chiếc áo xinh đẹp
B. Từ cái cây có những bông hoa đẹp trở thành cái cây khẳng khiu
C. Từ cái cây thưa thớt lá giờ đã trở thành cây có rất nhiều lá
D. Từ cái cây nhiều lá trở thành cái cây ít lá
Câu 9: Khi nghe các loài hoa chê bai mình, hoa đào có thái độ ra sao?
A. Tức giận
B. Không nói gì
C. Buồn bã
D. Vui mừng
Câu 10: Nắng xuân như thế nào?
A. Ấm áp
B. Lạnh lẽo
C. Âm u
D. Khô hanh
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Khi thấy cây đào vào dịp Tết, cô chủ đã nói gì ?
A. Ôi, cây đào đẹp quá!
B. Ôi, cây đào xấu quá!
C. Ôi, cây đào cao quá!
D. Ôi, cây đào thấp quá!
Câu 2: Khi được các loài hoa hỏi muốn cùng góp sắc hương, hoa đào trả lời như nào?
A. Không được
B. Không trả lời
C. Không muốn
D. Được chứ
Câu 3: Cả vườn hoa bừng hương sắc rực rỡ và ngào ngạt để làm gì?
A. Mừng ngày 20/11
B. Mừng Tết Trung Thu
C. Mừng ngày Quốc khánh
D. Mừng mùa xuân về
Câu 4: Có bao nhiêu bông hoa đang nô đùa trong nắng xuân ấm áp?
A. Hàng nghìn bông hoa
B. Năm mươi bông hoa
C. Một bông hoa
D. Hàng trăm bông hoa
Câu 5: Ban đầu cây hoa đào trông như nào?
A. Cây có nhiều lá xanh và khẳng khiu
B. Cây có nhiều cành nhỏ màu nâu và nhiều lá
C. Cây có nhiều cành nhỏ màu nâu và thưa thớt lá xanh
D. Cây có ít cành nhỏ màu nâu và nhiều lá xanh
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Đâu là nghĩa từ "thưa thớt"?
A. rất rộng lớn
B. rất thưa, chỗ có chỗ không
C. rất nhiều
D. đông kín
Câu 2: Đâu là nghĩa từ "khẳng khiu"?
A. mỏng manh
B. gầy đến mức như khô cằn
C. cứng cáp
D. Đáp án khác
Câu 3: Bức hình nào dưới đây là hình ảnh của hoa đào?
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Đâu là biểu tượng của Ngày Tết?
Câu 2: Qua bài đọc, em hãy cho biết hoa đào nở khi nào?
A. Mùa thu
B. Giữa năm
C. Cuối tháng ba
D. Cuối tháng giêng hoặc tháng hai năm tớ
=> Giáo án tiếng việt 3 chân trời bài 1: Chiếc áo của hoa đào (tiết 1)