Trắc nghiệm đạo đức 3 chân trời sáng tạo Bài 14: tự hào truyến thống việt nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm đạo đức 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: tự hào truyến thống việt nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án đạo đức 3 chân trời sáng tạo (bản word)

CHỦ ĐỀ: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

BÀI 14: TỰ HÀO TRUYẾN THỐNG VIỆT NAM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: “Quốc hiệu” của nước ta là gì?

A. Quốc hiệu của nước ta là lá cờ đỏ.

B. Quốc hiệu của nước ta là Việt Nam.    

C. Quốc hiệu của nước ta là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ỏ giữa.    

D. Quốc hiệu của nước ta là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Câu 2: “Quốc kì” của nước ta là gì?

A. Quốc kì của nước ta là lá cờ đỏ.

B. Quốc kì của nước ta là Việt Nam.

C. Quốc kì của nước ta là cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa.

D. Quốc kì của nước ta là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Câu 3: Tìm Quốc kì của Việt Nam trong các hình dưới đây?

A.

B.

C.

D.

Câu 4: Hành vi nghiêm trang khi chào cờ là

A. Đội mũ.

B. Nói chuyện.

C. Đứng nghiêm.

D. Không nhìn cờ.

Câu 5: Định nghĩa “Quốc hiệu” là?

A. Quốc hiệu là huy hiệu tượng trưng cho quốc gia.

B. Quốc hiệu là bài hát chính thức của một quốc gia.

C. Quốc hiệu là tên của một quốc gia.

D. Quốc hiệu là lá cờ của quốc gia.

Câu 6: Lá cờ tượng trưng cho một quốc gia được gọi là?

A. Quốc ca

B. Quốc kì

C.Quốc hiệu

D. Quốc khánh

Câu 7: Bài hát chính thức của một quốc gia được hát khi chào cờ được gọi là?

A. Quốc ca

B. Quốc kì

C.Quốc hiệu

D. Quốc khánh

Câu 8: Trang phục truyền thống của nước ta là gì?

A. Váy cô dâu.

B. Áo kimono.

C. Áo dài.

D. Áo tắm.

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Em cần làm việc gì đầu tiên trước khi chào cờ?

A. Đứng ngay ngắn, nghiêm trang.

B. Chỉnh sửa lại trang phục.

C. Mắt nhìn thẳng vào cột cờ.

D. Hát to, rõ ràng.

Câu 2: Những việc nào sau đây cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca?

a. Mắt nhìn thẳng cột cờ            b. Bỏ mũ, nón                c. Mắt nhìn thẳng Quốc kì.

d. Cười đùa, nói chuyện            e. Đứng thẳng               f. Nét mặt nghiêm trang.

A. b, c, e, f

B. a, b, e, d

C. a, b, e, f

D. b, c, d, f

Câu 3: Quan sát tranh và cho biết bạn nào nghiêm trang khi chào cờ?

A. Bạn nữ đội mũ hàng cuối.

B. Bạn nam đội mũ hàng thứ ba.

C. Bạn nữ tóc ngắn hàng cuối.

D. Bạn nữ tóc ngắn hàng thứ hai.

Câu 4: Tại sao chúng ta cần phải trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước?

A. Vì đó là hành động thể hiện sự biết ơn với công lao gây dựng đất nước của thế hệ trước.

B. Vì đó là hành động thể hiện sự tiếp nối, gìn giữ và phát triển của thế hệ sau.  

C. Vì đó là hành động tiếp thêm nhiều sức mạnh trong cuộc sống.  

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.   

Câu 5: Đâu là những việc làm thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử và văn hóa của đất nước?

a. Đến thăm di tích lịch sử của dân tộc.

b. Bỏ qua mỗi khi phát các dòng nhạc dân tộc.

c. Giới thiệu các di tích và sự kiện lịch sử đến bạn bè.

d. Học nhạc cụ truyền thống của dân tộc.

e. Từ chối tham gia các hoạt động bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương.

A. a, b, d

B. b, c, e

C. a, c, e

D. a, c, d

Câu 6: Bạn nào trong tranh có lời nói thể hiện niềm tự hào với truyền thống lịch sử của dân tộc?

A. Bạn nữ đeo cặp xanh lá. 

B. Bạn nữ đeo cặp vàng.    

C. Không có bạn nào cả.  

D. Cả hai bạn đều đúng.    

Câu 7: Việt Nam là đất nước như thế nào?

A. Có nhiều truyền thống lịch sử vẻ vang trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

B. Có nhiều nét văn hóa đặc sắc cần được bảo tồn và phát triển.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 8: Đâu là nội dung không thể hiện sự tự hào với truyền thống quê hương?

A. Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống của quê mình.  

B. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác.

C. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

D. Giữ gìn và bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở những nơi công cộng.  

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Hành động nào dưới đây góp phần giữ gìn truyền thống hiếu học của dân tộc?

A. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác.   

B. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.    

C. Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp, các hoạt động tập thể.   

D. Ủng hộ tư tường “một người làm quan cả họ được nhờ”.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?

A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh X thường bỏ cuộc.  

B. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi.  

C. Bạn A luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.     

D. Chị P được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ và sáng tạo.   

Câu 3: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về niềm tự hào truyền thống quê hương?

A. Đi thăm đền chùa, di tích không phải cách thể hiện tự hào về truyền thống quê hướng.

B. Nếu không giữu gìn truyền thống thì quê hương sẽ không phát triển.  

C. Giữ gìn truyền thống quê hương là góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc.  

D. Tìm hiểu truyền thống của dân tộc khác cũng là giữ gìn truyền thống quê hương.   

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1:Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, học sinh cần làm gì?

A. Siêng năng, kiên trì học tập, rèn luyện và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, góp phần và sự phát triển của quê hương.

B. Lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ.  

C. Ích kỉ, ý lại vào người khác mà không chịu cố gắng học tập và rèn luyện.   

D. Phá hoại những sản vật, di tích lịch sử và quang cảnh thiên nhiên cần được bảo tồn của đất nước.   

Câu 2: Em hãy cho biết câu ca dao, tục ngữ dưới đây xuất phát từ truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

“Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh trấn thủ nước non Cao Bằng”.

A. Truyền thống cần củ lao động.   

B. Truyền thống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.

C. Truyền thống cách mạng, lịch sử, yêu nước.  

D. Tất cả các phương án trên.      

=> Giáo án đạo đức 3 chân trời bài 14: Tự hào truyền thống Việt Nam (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đạo đức 3 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay