Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức Bài 29: mặt trời, trái đất, mặt trăng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 29: mặt trời, trái đất, mặt trăng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức (bản word)

CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 29: MẶT TRỜI, TRÁI ĐẤT, MẶT TRĂNG

(20 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Thiên hà là?

A. Một tập hợp gồm nhiều giải ngân hà trong vũ trụ.

B. Một tập hợp của nhiều hệ mặt trời.

C. Khoảng không gian vô tận còn được gọi là vũ trụ.

D. Một tập hợp của rất nhiều Thiên thể cùng với bụi khí và bức xạ điện từ.

Câu 2: Dải Ngân Hà là?

A. Thiên hà chứa mặt trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất).

B. Một tập hợp của Thiên Hà trong Vũ Trụ.

C. Tên gọi khác của Hệ Mặt Trời.

D. Dài sáng trong Vũ Trụ , gồm vô số các ngôi sao tập hợp lại.

Câu 3: Hệ mặt trời có các đặc điểm nào nào dưới đây

A. Mặt Trời chuyển động xung quanh các thiên thể khác trong hệ và chiếu sáng cho chúng.

B. Trái Đất chuyển động xung quanh mặt trời và các thiên thể khác trong hệ.

C. Mặt trời ở trung tâm, Trái Đất và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.

D. Trái đất ở trung tâm mặt trời và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.

Câu 4: Hệ Mặt trời là

A. Khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.

B. Dải Ngân Hà chứa các hành tinh, các ngôi sao.

C. Một tập hợp các thiên thể trong Dải Ngân Hà.

D. Một tập họp của rất nhiều ngôi sao và vệ tinh.

Câu 5: Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các

A. Hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch, bụi và các thiên hà.

B. Hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch và các đám bụi khí.

C. Hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch, khí và Dải Ngân Hà.

D. Hành tinh, vệ tinh, vũ trụ, các thiên thạch và các đám bụi khí.

Câu 6: Trong Hệ Mặt Trời, từ Mặt Trời trở ra ngoài, Trái Đất nằm ở vị trí thứ

A. Nhất.

B. Nhì.

C. Ba.

D. Tư.

Câu 7: Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có quỹ đạo chuyển động từ

A. Tây sang Đông.

B. Đông sang Tây.

C. Bắc đến Nam.

D. Nam đến Bắc.

Câu 8: Mặt trăng còn được gọi là

A. Vệ tinh của mặt trời.

B. Vệ tinh của Trái Đất.

C. Thiên thạch.

D. Hành tinh.

Câu 9: Hành tinh đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời là

A. Sao Kim.

B. Sao Thủy.

C. Trái Đất.

D. Sao Hỏa.

Câu 10: Vị trí thứ 4 trong Hệ Mặt Trời là hành tinh nào dưới đây?

A. Trái Đất.

B. Sao Mộc.

C. Sao Hỏa.

D. Sao Thổ.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về vũ trụ?

A. Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.

B. Là khoảng không gian vô tận chứa các ngôi sao.

C. Là khoảng không gian vô tận chứa các hành tinh.

D. Là khoảng không gian vô tận chửa các vệ tinh.

Câu 2: Trên bề mặt trái đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do?

A. Trái Đất tự quay quanh trục.

B. Trục Trái Đất nghiêng.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Câu 3: Ý nào dưới đây đúng khi nói về Hệ Mặt Trời?

A. Trong Hệ Mặt Trời các thiên thể đều có khả năng tự phát sáng trừ trái đất.

B. Trong Hệ Mặt Trời Chỉ mặt trời có khả năng tự phát sáng.

C. Trong Hệ Mặt Trời có hai thiên thể tự phát sáng là mặt trời và mặt trăng.

D. Tất cả các thiên thể trong hệ mặt trời đều có khả năng tự phát sáng.

Câu 4: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp như thế nào trong hệ Mặt Trời từ gần đến xa?

A. Hải Vương - Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương.

B. Thiên Vương - Hải Vương - Trái Đất - Sao Kim - Sao Thủy - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ.

C. Sao Mộc - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Thủy - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.

D. Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.

Câu 5:Thiên thể nào sau đây hiện nay không được công nhận là hành tinh của Hệ Mặt Trời?

A. Thiên Vương tinh.

B. Diêm Vương tinh.

C. Thổ tinh.

D. Kim tinh.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Liên bang Nga là một nước có nhiều giờ khác nhau, do

A. Lãnh thổ rộng ngang.

B. Có rất nhiều dân tộc.

C. Nằm gần cực Bắc.

D. Có văn hoá đa dạng.

Câu 2: Trái Đất có bán kính ở Xích đạo là

A. 6356 km.

B. 6387 km.

C. 6378 km.

D. 6365 km.

Câu 3: Trái Đất có dạng hình cầu nên xuất hiện hiện tượng nào dưới đây?

A. Luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.

B. Bất kì thời điểm nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.

C. Trên Trái Đất khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.

D. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong một năm nên gây ra nhiều thiên tai.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó co hai ngày lịch khác nhau, nên phải chọn một đối tượng làm mốc để đôi ngày. Đối tượng đó là

A. Bán cầu Tây.

B. Kinh tuyến 180 độ.

C. Kinh tuyên 0 độ.

D. Bán cầu Đông.

Câu 2: Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo

A. Vị trí của thủ đô.

B. Kinh tuyên giữa.

C. Biên giới quốc gia.

D. Điểm cực đông.

=> Giáo án TNXH 3 kết nối bài 29: Mặt trời, trái đất, mặt trăng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay