Giáo án Công nghệ 8 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Công nghệ lớp 8 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 8 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


TUẦN:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

PHẦN I: VẼ KĨ THUẬT

CHƯƠNG I: BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC

Tiết 1- Bài 1: VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS biết được:

- Một số khái niệm về bản vẽ kỹ thuật(BVKT) thông thường.

- Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống

- Có nhận thức đúng đắn đối với việc học tập môn kĩ thuật

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích.

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Phiếu học tập, giấy A­0, bút dạ...

2 - HS: - Đọc trước bài ở nhà.

- Tìm hiểu một số hiện tượng liên quan tới bài học như bóng cây, bóng nhà ...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục đích: Huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.
  3. b) Nội dung: Hs cá nhân dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập
  5. d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu bài toán yêu cầu, HS trả lời câu hỏi: Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- GV đưa ra 1 tình huống cho HS theo dõi: mẹ bạn A mua 1 chiếc nồi cơm điện mới về, đang loay hoay không biết sử dụng như thế nào, bạn B sang chơi thấy vậy bạn B hướng dẫn mẹ bạn A tỉ mỉ cách sử dụng chiếc nồi đó. Theo em tại sao bạn B lại làm được như vậy.

- Học sinh tiếp nhận…

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh hđ nhóm trả lời câu hỏi…

- Giáo viên quan sát hđ hs

- Dự kiến sản phẩm…

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật

  1. a) Mục đích: Nắm được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất.
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập cá nhân
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động cá nhân, hoàn thành phiếu học tập

+ GV: quan sát và trợ giúp học sinh

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: trả lời, hs khác nhận xét đánh giá

+ GV đánh giá

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

I. Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật:

- BVKT trình bày các thông tin kĩ thuật dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỷ lệ

Các ngành chỉ dùng bản vẽ của ngành mình ...

- BVKT thường vẽ bằng tay, có thể có sự trợ giúp của máy tính.

Hoạt động 2: Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất.

  1. a) Mục đích: Nắm được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất.
  2. b) Nội dung:

- HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

- Hoạt động cá nhân, nhóm

  1. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  2. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đưa ra một số câu hỏi yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 phút phác họa câu trả lời sau đó treo lên bức tường gần nhóm mình nhất. Tất cả các nhóm có thời gian 3 phút đi xem triển làm đưa ra ý kiến bình luận hoặc bổ sung. Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm ph­ương án tối ­ưu.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động cá nhân/ nhóm hoàn thành các bài tập

+ GV: quan sát và trợ giúp học sinh

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

II. Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất.

- Con người giao tiếp với nhau bằng cử chỉ, tiếng nói , chữ viết

- Họ thể hiện trên bản vẽ kĩ thuật

- Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật.

* Đối với sản xuất : Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ dùng chung trong kĩ thuật. Nó diễn tả chính xác hình dạng, kết cấu của sản phẩm hoặc công trình

Hoạt động 3: Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống

  1. a) Mục đích: Hiểu được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống.
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao theo hình thức cá nhân hoặc nhóm
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu hình 1.3 a,b yêu cầu HS quan sát và cho biết ý nghĩa của các hình này trong cuộc sống?

- HS hoạt động cặp đôi 3 phút trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động cá nhân/ nhóm hoàn thành các bài tập

+ GV: quan sát và giúp đỡ học sinh

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

III. bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống

- Hs: Cần sử dụng theo chỉ dẫn bằng hình vẽ và bằng lời.

- Bản vẽ KT: là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi, sử dụng.

Hoạt động 4: Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật.

  1. a) Mục đích: Hiểu được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong các lĩnh vực kỹ thuật.
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV theo hình thức cá nhân, nhóm
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 5 phút kể tên các lĩnh vực kỹ thuật có sử dụng bản vẽ kĩ thuật. Hãy nêu tên các trang bị và cơ sở hạ tầng của các lĩnh vực kỹ thuật đó?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Gv chuẩn hoá với từng lĩnh vực.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

IV. bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật:

Cơ khí: Máy công cụ, nhà , xưởng...

+ Xây dựng: Máy xd, phương tiện vận chuyển...

+ Giao thông: phương tiện giao thông, cầu cống...

+ Nông nghiệp: Máy nông nghiệp.....

* Kết luận: Các lĩnh vực kĩ thuật đều dùng bản vẽ kĩ thuật và đều sử dụng bản vẽ của riêng ngành mình.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục đích: Vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
  3. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung trả lời câu hỏi:

Câu 1: Vì sao nói bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ dùng chung trong kĩ thuật?

Câu 2: Vì sao chúng ta cần phải học môn vẽ kĩ thuật?

Câu 3: Bản vẽ ký thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?

  1. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đưa ra

Đáp án:

Câu 1: BVKT trình bày các thông tin kĩ thuật dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỷ lệ

Câu 2: Học vẽ kĩ thuật để vận dụng vào cuộc sống và học tập tốt hơn các môn khoa học khác.

Câu 3:

* Đối với sản xuất : Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ dùng chung trong kĩ thuật. Nó diễn tả chính xác hình dạng, kết cấu của sản phẩm hoặc công trình

* Đối với đời sống: - Bản vẽ KT là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi, sử dụng.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

GV: Gọi HS đọc câu hỏi, trả lời trước lớp

HS: Hoạt động cá nhân và 3 hs chữa bài.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
  3. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- Hãy chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của em về bản vẽ kỹ thuật.

- Tìm hiểu tài liệu hướng dẫn sử dụng một số thiết bị trong gia đình ( Tên thiết bị, các hình vẽ và ý nghĩa của chúng).

  1. c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
  2. d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học thuộc ghi nhớ SGK và trả lời câu hỏi cuối bài.

- Chuẩn bị bài: Hình chiếu.

..........................................................................................................................................................

 

Giáo án Công nghệ 8 soạn theo công văn 5512
Giáo án Công nghệ 8 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Công nghệ lớp 8 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình công nghệ 8. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới công nghệ khối 8, công nghệ 8 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an cn 8 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay