Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều Bài 11: hình chiếu trục đo
Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghê 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: hình chiếu trục đo . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
CHỦ ĐỀ 3: VẼ KĨ THUẬT CƠ SỞ
BÀI 11: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Hình chiếu nào sau đây giúp người xem dễ hình dung hình dạng của vật thể hơn?
A. Hình chiếu vuông góc
B. Hình chiếu mặt cắt
C. Hình chiếu trục đo
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Hình chiếu trục đo là gì?
A. Hình biến đổi từ hình cắt vào trung tâm của vật thể.
B. Hình biểu diễn đồng thời cả ba chiều của vật thể.
C. Hình biểu diễn đồng thời toàn bộ mặt phẳng của một vật thể.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Hình chiếu trục đo được xây dựng bằng:
A. Phép chiếu song song
B. Phép chiếu không song song
C. Phép chiếu vuông góc mặt phẳng
D. Cả B và C.
Câu 4: Các góc trục đo của hình chiếu trục đo vuông góc đều có đo là bao nhiêu?
A. 90o.
B. 120o.
C. 150o.
D. 180o.
Câu 5: Đối với hình chiếu trục đo vuông góc đều, hình chiếu trục đo của hình tròn nằm trong các mặt phẳng song song với các mặt phẳng toạ độ là:
A. Các hình tròn
B. Các hình elip
C. Các hình vuông
D. Các hình không biến dạng
Câu 6: Bước đầu tiên khi vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều là gì?
A. Thêm các khối
B. Bớt các khối
C. Dựng trục đo và khối hộp bao ngoài
D. Xoá bỏ nét khuất, nét thừa và nét phụ.
Câu 7: Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều, có thể thay hình elip bằng hình nào?
A. Hình ovan
B. Hình vuông
C. Hình tròn
D. Hình tam giác
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Hình chiếu trục đo là hình chiếu thu được khi:
A. Chiếu vật thể cùng hệ toạ độ vuông góc theo một phương chiếu song song với các trục toạ độ lên mặt phẳng hình chiếu.
B. Chiếu vật thể cùng hệ toạ độ vuông góc theo một phương chiếu không song song với các trục toạ độ lên mặt phẳng hình chiếu.
C. Chiếu vật thể cùng hệ thống các đường cơ bản của vật thể và hệ toạ độ 3D lên một mặt phẳng và biểu diễn.
D. Cả B và C.
Câu 2: Hệ số biến dạng của hình chiếu trục đo xiên góc cân là:
A. p = q = r = 0.82
B. p = q = r = 1
C. p = 0.5, q = r = 1
D. p = r = 1, q = 0.5
Câu 3: Đối với hình chiếu trục đo xiên góc cân, hình chiếu trục đo của hình tròn nằm trong các mặt phẳng song song với mặt phẳng toạ độ xOz có đặc điểm gì?
A. Biến thành hình elip
B. Biến thành hình vuông
C. Biến thành hình chữ nhật
D. Không biến dạng.
Câu 4: Bước đầu tiên khi vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân là gì?
A. Thiết lập ảnh thực vật thể
B. Dựng một phương thẳng đứng theo cạnh của ảnh thực
C. Dựng trục đo và khối hộp bao ngoài
D. Xoá bỏ nét khuất, nét thừa và nét phụ.
Câu 5: Đâu là cách vẽ mặt bậc?
A. Từ mặt trước khối hộp, lấy kích thước theo chiều cao (theo trục z’), chiều rộng (theo trục y’) xác định khối hộp cần bớt đi để tạo mặt bậc.
B. Từ mặt trước khối hộp, lấy kích thước theo chiều dài (theo trục x’), chiều rộng (theo trục y’) xác định khối hộp cần bớt đi để tạo mặt bậc.
C. Từ một điểm theo đo đạt trên một mặt phẳng bất kì, vẽ tiếp các đường hướng về các cạnh còn lại rồi xoá bớt phần thừa đi để tạo mặt bậc.
D. Từ một điểm theo đo đạt trên mặt phẳng x’Oy’, vẽ tiếp các đường hướng về các cạnh của hai mặt phẳng nền còn lại để tạo mặt bậc.
Câu 6: Đâu là một lưu ý khi vẽ hình chiếu trục đo?
A. Phải thể hiện đầy đủ nét khuất, nét phụ trên hình chiếu.
B. Không thể hiện nét đứt trên hình chiếu trục đo.
C. Cần sử dụng bút mực để vẽ các đường khuất.
D. Tất cả các đáp án trên.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Hình chiếu thu được trên mặt phẳng (P’) theo phương chiếu S thể hiện mấy chiều của vật thể?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 2: Xem hình ảnh ở câu 1 phần Vận dụng. Các trục O’x’, O’y’, O’z’ được gọi là:
A. Các trục đo
B. Các trục cơ bản
C. Các đường chiếu
D. Các phương thẳng
Câu 3: Xem hình ảnh ở câu 1 phần Vận dụng. Các góc , , gọi là:
A. Các góc trục đo
B. Các góc trục cơ bản
C. Các góc đường chiếu
D. Các góc đa chiều
Câu 4: Xem hình ảnh ở câu 1 phần Vận dụng. Tỉ số , , gọi là:
A. Tỉ lệ đường tương ứng.
B. Hệ số chiếu góc cơ bản theo các trục O’x’, O’y’, O’z’.
C. Hệ số biến dạng theo các trục O’x’, O’y’, O’z’.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Xem hình ảnh ở câu 1 phần Vận dụng. Chiều dài các đoạn OA, OB, OC và chiều dài các đoạn O’A’, O’B’, O’C’ có bằng nhau không?
A. Có vì hình chiếu trục đo giữ nguyên các tính chất của hình ảnh thực tế.
B. Có vì hình chiếu chỉ là một phương thức biểu diễn, nó không làm thay đổi đi các đặc điểm thực tế.
C. OA = O’A’, OB = O’B’ còn OC ≠ O’C’ vì bị biến dạng khi chiếu lên mặt phẳng.
D. Không vì chúng đã bị biến dạng để khi chiếu lên mặt phẳng.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Hình a và b có biểu diễn cùng hình dạng của một vật thể không?
A. Có vì hình a là hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của vật thể.
B. Có vì hình a là hình chiếu cạnh và hình chiếu bằng của vật thể.
C. Không vì hình a biểu diễn một hình có dạng hình khối.
D. Không vì các kích thước của hình a và b không tương xứng.
Câu 2: Đây là bước nào trong vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân?
A. Dựng trục đo và khối hộp bao ngoài
B. Thêm mặt bậc
C. Thêm lỗ tròn
D. Hoàn thiện sản phẩm
=> Giáo án công nghệ 10 – Thiết kế cánh diều bài 11: Hình chiếu trục đo