Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 6 - Tuần 23 - Nhiệm vụ 3, 4 - Sống hòa hợp trong cộng đồng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 6 - Tuần 23 - Nhiệm vụ 3, 4 - Sống hòa hợp trong cộng đồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1 word)

CHỦ ĐỀ 6: SỐNG HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG

Tuần 23Tiết 2. HĐGD - Nhiệm vụ 3, 4 chủ đề 6

Nhiệm vụ 3: Thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong cộng đồng.

Nhiệm vụ 4: Thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ, kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Sự khác biệt trong cộng đồng là gì?

A. Là sự giống nhau hoàn toàn của mọi người ở một tập thể, một xã hội trong cách nhìn nhận, định nghĩa khi cùng đứng trước một vấn đề.

B. Là sự khác nhau của mỗi người ở một tập thể, một xã hội trong cách nhìn nhận, định nghĩa khi cùng đứng trước một vấn đề.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 2: Tôn trọng sự khác biệt trong cộng đồng là gì?

A. Là sự thấu hiểu và trở nên cởi mở với những điều mới lạ hay khác lạ ở bất cứ người nào trong một tập thể, xã hội.

B. Là xem thường và xa lánh những điều mới lạ hay khác lạ ở bất cứ người nào trong một tập thể, xã hội.

C.Cả hai đáp án trên đều đúng.

D. Cả ba đáp án đều sai.

Câu 3: Chúng ta cần làm gì để thể hiện sự tôn trọng khác biệt với người khác?

A. Chê bai, cười cợt trước những điều khác lạ hay những hạn chế của người khác.

B.Nói xấu sau lưng người khác khi họ thể hiện điều khác biệt của họ.

C. Luôn nhìn nhận được vẻ đẹp, điểm tích cực của sự khác biệt ở người khác.

D. Cả ba đáp án đều đúng.

Câu 4: Lợi ích của việc thể hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác là gì?

A. Bản thân cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.

B.Mọi người yêu quý, quý trọng.

C. Mọi người cũng cởi mở tiếp nhận và tôn trọng những điều khác biệt của mình.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Đâu là các hành vi thể hiện việc tôn trọng sự khác biệt?

A. Chê bai, nói xấu những người nói ngọng hay nói tiếng địa phương.

B. Cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ khi thấy người khuyết tật.

C. Đánh đập và sỉ nhục những người da màu.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 6: Đâu là hành vi, thái độ thể hiện sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội?

A. Miệt thị, chế nhạo, phân biệt đối xử với người đồng tính.

B. Xa lánh, cô lập những người vùng cao, người dân tộc thiểu số.

C.Khinh thường, chế giễu những người làm lao động chân tay.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 7: Đâu là hành động thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội?

A. Tạo khoảng cách giàu - nghèo với những người khác.

B. Trọng nam khinh nữ.

C. Giúp đỡ, quan tâm những người bị kì thị hay người khuyết tật.

D. Phân biệt chủng tộc.

Câu 8: Chúng ta có thể tuyên truyền về việc thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội qua phương tiện nào?

A. Quan internet.

B.Qua báo, đài.

C. Qua các buổi diễn thuyết ở trường học, nhà văn hoá,...

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Đâu là ý nghĩa của những việc làm thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội?

A. Giúp những người bị kì thị hoà nhập với xã hội, phát triển và chứng minh khả năng của bản thân.

B. Đem lại sự công bằng, vị tha, thấu hiểu giữa con người với con người.

C. Xoá tan khoảng cách giàu - nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của con người trong xã hội.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Chúng ta nên cư xử như thế nào với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội?

A. Trực tiếp lên án các hành vi đó.

B.Phớt lờ, thờ ơ, không quan tâm.

C. Đồng tình và hùa theo những hành vi đó.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Hành động nào dưới đây mà em đồng tình?

A. Tổ chức hoạt động giúp các bạn khuyết tật hòa nhập với các bạn trong lớp.

B.Tham gia các buổi sinh hoạt về chủ đề chống phân biệt, kì thị giới tính.

C. Khích lệ các bạn tự tin với vẻ đẹp của riêng mình.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2:Hành động nào dưới đây em không đồng tình?

A. Bình luận nhận xét hình thể của các bạn trong lớp.

B. Chỉ làm quen, giao lưu với các bạn có hoàn cảnh như mình.

C. Cả A và B em đều không đồng tình

D. Cả A và B em đều đồng tình.

Câu 3: Tại sao cần thể hiện việc tôn trọng sự khác biệt với người khác?

A. Vì mỗi người có những đặc điểm khác nhau và cách sáng tạo riêng.

B. Vì tư duy của mỗi người không giống nhau.

C. Vì không ai quá hoàn hảo và không ai quá tệ hại.

D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 4: Ý kiến nào sau đây là đúng?

A. Tôn trọng sự khác biệt là không áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác và cư xử lễ độ, có phép tắc với họ.

B. Tôn trọng sự khác biệt là chê bai, nói xấu và miệt thị những người có điểm khác lạ với mình.

C. Tôn trọng sự khác biệt là không thèm lắng nghe ý kiến của người khác.

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Đâu là phát biểu đúng?

A. Người lớn không cần tôn trọng sự khác biệt của trẻ em.

B. Bất cứ ai cũng cần học cách tôn trọng sự khác biệt.

C. Trẻ con không cần thể hiện việc tôn trọng sự khác biệt với người khác.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Bạn N. trong lớp nói giọng địa phương nên các bạn đều nghe không rõ, em sẽ làm gì để giúp Nhi nói rõ cho các bạn nghe mà vẫn thể hiện tôn trọng sự khác biệt với bạn?

A. Em sẽ bảo với bạn rằng mình chưa nghe rõ và hi vọng bạn có thể nhắc lại một lần nữa.

B. Không quan tâm vì em không muốn nghe.

C. Em sẽ cùng các bạn trong lớp chê bai, nói xấu và miệt thị bạn.

D. Đáp án khác.

Câu 2:Trong lớp em có một bạn nhà nghèo, thường xuyên phải mặc quần áo rách đi học. Trong trường hợp này, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Trêu chọc bạn vì mặc đồ rách.

B. Kêu gọi các bạn trong lớp quyên góp quần áo cho bạn.

C. Coi thường vì bạn nghèo.

D.Không thèm chơi với bạn.

Câu 3:Khi một bạn trong lớp là người khuyết tật và bị các bạn chê bai, xa lánh, miệt thị, em sẽ làm gì?

A. Giả vờ không biết.

B. Không chơi với người bạn khuyết tật đó nữa vì sợ bị chê bai giống bạn.

C. Hùa theo các bạn kia để chê bai, miệt thị người bạn bị khuyết tật.

D.Thẳng thắn góp ý, lên án hành vi của các bạn mà chê bai, miệt thị, xa lánh người bạn khuyết tật.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Uyên và nhóm bạn ở lớp đều là nhà có điều kiện nên đã lập hội chơi riêng. Trong một lần đi du lịch với lớp, Uyên và nhóm bạn đã tỏ ý xem thường và không muốn ngồi cạnh Huyền và gia đình Huyền rất nghèo. Nhận xét nào đúng về hành động của Uyên và nhóm bạn?

A. Cách ứng xử của Uyên và nhóm bạn rất đúng.

B. Uyên và nhóm bạn có quyền như vậy vì gia đình họ khá giả.

C. Uyên và nhóm bạn không biết tôn trọng người khác.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Ở bến xe buýt, em thấy mọi người đang bàn tán và chỉ trỏ một người mặc trang phục khác thường. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

A. Em sẽ không quan tâm vì đó không phải chuyện của mình.

B. Em sẽ nhắc mọi người không nên bàn tán và có hành vi như vậy, mọi người nên tôn trọng sự khác biệt của bạn vì mỗi người đều có một sở thích, phong cách riêng.

C. Đồng tình với mọi người và hùa theo chỉ trỏ người đó.

D. Đáp án khác.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay