Kênh giáo viên » Địa lí 8 » Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức

Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn địa lí lớp 8 bộ sách "Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Đây là mẫu giáo án mới nhất. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức

Bản xem trước: Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 2: Địa hình Việt Nam

Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 3: Khoáng sản Việt Nam

Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 4: Khí hậu Việt Nam

Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 5: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu

Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 6: Thuỷ văn Việt Nam

Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 10: Sinh vật Việt Nam

Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 11: Phạm vi Biển Đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam

Giáo án Địa lí 8 kết nối Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Giáo án Địa lí 8 kết nối Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

....

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 3. THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

BÀI 9: THỔ NHƯỠNG VIỆT NAM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
  • Trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính.
  • Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
  • Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản.
  • Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Biết cách sử dụng được bản đồ để xác định sự phân bố của các nhóm đất chính.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ tài nguyên đất.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bản đồ các nhóm đất chính ở Việt Nam.
  • Một số tranh ảnh/video về các loại đất, giá trị sử dụng các loại đất, hiện trạng thoái hóa đất, một số biện pháp chống thoái hóa đất,…
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết thực tế kể tên một số loại đất ở nước ta mà các em biết, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và đặc điểm thổ nhưỡng Việt Nam. Bên cạnh đó, sự đa dạng của các nhân tố hình thành đất đã khiến cho nước ta có nhiều nhóm đất khác nhau. Các nhóm đất có tính chất riêng biệt và phù hợp với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản nhất định.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức”.

- GV phổ biến luật chơi: Lần lượt từng bạn dựa vào hiểu biết của bản thân kể tên một số loại đất ở nước ta. Bạn đầu tiên kể tên một loại và chỉ định bạn tiếp theo. Trong vòng 2p, các em kể tên những loại đất mà mình biết. Bạn sau không được trùng với bạn trước.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin đoạn văn bản.

- HS chơi trò chơi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Một số loại đất ở nước ta là: đất phù sa, đất feralit, đất thịt đen, đất đỏ bazan, đất đá ong, đất thịt pha cát, đất sét, đất cát, đất mặn, đất phèn, đất lầy, đất xám bạc màu, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất mùn cao trên núi,…

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Các loại đất của Việt Nam rất đa dạng và ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp Việt Nam. Để tìm hiểu về đặc điểm của các loại đất chính ở Việt Nam và giá trị sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam.

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK.134, 135 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Vì sao thổ nhưỡng nước ta lại mang tính chất nhiệt đới gió mùa? Những biểu hiện của tính chất nhiệt đới gió mùa của thổ nhưỡng nước ta là gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin mục 1 – SGK tr.125, 126 và trả lời câu hỏi vào Phiếu bài tập số 1 (đính kèm cuối mục): Em hãy tìm dẫn chứng chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng nước ta.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Nhóm:…

Đặc điểm khí hậu

Ảnh hưởng

Kết quả

 

 

 

 

 

 

- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1, GV tổng kết lại Phiếu bài tập: (đính kèm cuối mục)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1 - SGK.134, 135, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về: Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng

- Tính chất nóng ẩm → Quá trình phong hóa đá mẹ diễn ra mạnh mẽ → tạo nên lớp phủ thổ nhưỡng dày.

Lớp phủ thổ nhưỡng

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa + lượng mưa lớn → quá trình rửa trôi các chất badơ xảy ra mạnh → tích lũy ôxít sắt và nhôm → hình thành các loại đất feralit. Đất có đặc điểm nghèo mùn, chua.

Đất feralit

- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta, hình thành các loại đất feralit điển hình.

- Tính chất phân mùa → tăng cường quá trình tích lũy ôxít sắt và nhôm → tạo thành các tầng kết von hoặc đá ong ở vùng trung du và miền núi.

Đá ong

- Lượng mưa lớn → gia tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi vùng đồi núi → đất theo dòng chảy ra sông ngòi → hình thành đất phù sa.

Đất phù sa ở châu thổ sông Mê Công

 

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Nhóm:…

Đặc điểm khí hậu

Ảnh hưởng

Kết quả

Tính chất nóng ẩm

Quá trình phong hóa đá mẹ diễn ra mạnh mẽ

Tạo nên lớp phủ thổ nhưỡng dày.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa + lượng mưa lớn

Quá trình rửa trôi các chất badơ xảy ra mạnh

Hình thành các loại đất feralit.

Tính chất phân mùa

Tăng cường quá trình tích lũy ôxít sắt và nhôm

Tạo thành các tầng kết von hoặc đá ong

Lượng mưa lớn

Gia tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi vùng đồi núi

Hình thành đất phù sa.

 

Hoạt động 2: Ba nhóm đất chính

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính.

- HS phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

- HS phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 9.1 – 9.5 và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS biết đặc điểm của ba nhóm đất chính.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 2: Em hãy đọc thông tin mục 2, quan sát các hình ảnh 9.1 – 9.5 và hoàn thành Phiếu bài tập số 2 (đính kèm cuối mục):

+ Nhóm 1: Tìm hiểu nhóm đất feralit.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu nhóm đất phù sa.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:………

Tìm hiểu về nhóm đất:……………

Phân bố

Đặc điểm

Giá trị sử dụng

 

 

 

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 9.3 – SGK tr.136 và thực hiện yêu cầu: Em hãy xác định nơi phân bố của nhóm đất trên bản đồ.

- GV yêu cầu HS: Em hãy lấy ví dụ, kể tên các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa.

- Sau khi HS trình bày Phiếu học tập của mỗi nhóm, GV tổng kết lại kiến thức: (đính kèm cuối mục)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK mục 2a, b, quan sát Hình 9.1 – 9.5 – SGK tr.135, 136, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nhóm đất mùn trên núi.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2c, quan sát Hình 9.3 – SGK tr.136 và trả lời: Em hãy đọc thông tin mục 2c, quan sát Hình 9.3 và cho biết nơi phân bố và đặc điểm của nhóm đất mùn trên núi.

- GV kết luận: Đất mùn trên núi phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao từ khoảng 1 600 – 1 700 m trở lên. Đất giàu mùn, tầng đất mỏng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK mục 2c – SGK tr.138, quan sát Hình 9.3 – SGK tr.136 và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

2. Ba nhóm đất chính

a) Nhóm đất feralit.

- Phân bố:

+ Diện tích: chiếm 65%

+ Phân bố: các tỉnh trung du và miền núi.

+ Độ cao: 1600 – 1700 m trở xuống.

- Đặc điểm:

+ Màu sắc: đỏ vàng

+ Đặc tính: lớp vỏ phong hóa dày, đất thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất badơ và mùn.

Đất feralit trên đá bazan.

Đất feralit trên đá vôi

- Giá trị sử dụng:

+ Trong lâm nghiệp: thích hợp phát triển rừng sản xuất: thông, bạch đàn, xà cừ,…

+ Trong nông nghiệp: trồng các loại

Ÿ Cây công nghiệp lâu năm: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,…

Ÿ Cây dược liệu: quế, hồi, sâm,…

Ÿ Cây ăn quả: bưởi, cam, vải,…

Đồi chè ở Mộc Châu

Rừng hồi ở Lạng Sơn

b) Nhóm đất phù sa.

- Phân bố:

+ Diện tích: chiếm 24%

+ Phân bố: các vùng đồng bằng

- Đặc điểm:

+ Có độ phì cao, rất giàu chất dinh dưỡng.

+ Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng: ít chua, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.

+ Đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long: có 3 loại: đất phù sa ngọt có độ phì cao, đất phèn và đất mặn.

+ Đất phù sa ở dải đồng bằng ven biển miền Trung: đồ phì thấp hơn, nhiều cát, ít phù sa sông.

- Giá trị sử dụng:

+ Trong nông nghiệp: trồng các loại

Ÿ Cây lương thực: lúa, ngô,…

Ÿ Cây công nghiệp hàng năm: dâu tằm, bông, đậu tương,…

Ÿ Cây ăn quả.

Đồng bằng sông Cửu Long

Trồng rừng trên đất phù sa ở Cà Mau

+ Trong thủy sản: có lợi thế phát triển ngành thủy sản:

Ÿ Vùng đất phèn, đất mặn: đánh bắt thủy sản.

Ÿ Rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước, cửa sông lớn: thuận lợi nuôi trồng nhiều loại thủy sản nước lợ và nước mặn: cá, tôm.

Thu hoạch tôm càng xanh ở Cà Mau

Cánh đồng nuôi tôm ở Sóc Trăng

c) Đất mùn trên núi

- Phân bố: rải rác ở vùng núi có độ cao 1600 – 1700m.

- Đặc điểm: đất giàu mùn, tầng đất mỏng.

Đất mùn núi cao

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:………

Tìm hiểu về nhóm đất:……………

Phân bố

Đất feralit

Đất phù sa

Phân bố

- Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi có độ cao từ 1600 – 1700m trở xuống.

- Phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng.

Đặc điểm

- Có màu đỏ vàng.

- Lớp vỏ phong hóa dày, đất thoáng khí, thoát nước, đất chua, nghèo các chất badơ và mùn.

- Có độ phì cao, giàu chất dinh dưỡng.

- Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng: ít chua, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.

- Đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long: đất phù sa ngọt có độ phì cao, đất phèn và đất mặn.

- Đất phù sa ở dải đồng bằng ven biển miền Trung: đồ phì thấp hơn, nhiều cát, ít phù sa sông.

Giá trị sử dụng

- Trong lâm nghiệp: phát triển rừng sản xuất.

- Trong nông nghiệp: khai thác và sử dụng để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu và các loại cây ăn quả.

- Trong nông nghiệp: thích hợp trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.

- Trong thủy sản: có nhiều lợi thế trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

 

Hoạt động 3: Tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK.138, 139, quan sát Hình 9.6, 9.7 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: biểu hiện của thoái hóa đất, nguyên nhân dẫn đến việc thoái hóa đất và biện pháp để chống thoái hóa đất.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc mục 3, quan sát Hình 9.6, 9.7, thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy đọc mục 3 và hoàn thành sơ đồ sau:

- GV cho HS quan sát video sau: https://vtv.vn/xa-hoi/nong-tinh-trang-dot-pha-rung-lam-nuong-ray-tai-kon-tum-20210513013325125.htm

- GV chiếu một số hình ảnh đất bị thoái hóa để HS quan sát:

Chặt phá rừng ở Bắc Giang

Đất bị sa mạc hóa

Nhiều diện tích lúa ở Đồng Tháp bị chết do đất nhiễm phèn.

Đất bị xói mòn, khô cằn ở Tây Nguyên

- GV cho HS quan sát video sau:

youtu.be/RtcDvHI3akQ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK.134, 135, quan sát Hình 9.6, 9.7, thảo luận nhóm và hoàn thành sơ đồ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm sử dụng sơ đồ đã hoàn thành để trình bày kết quả làm việc

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập.

3. Tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất

- Nguyên nhân:

+ Do tự nhiên:

Ÿ Địa hình: 3/4 diện tích đất ở vùng đồi núi, có độ dốc cao.

Ÿ Khí hậu: lượng mưa lớn, tập trung theo mùa.

Ÿ Biến đổi khí hậu.

+ Do con người:

Ÿ Phá rừng lấy gỗ, đốt rừng làm nương rẫy.

Ÿ Sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp nhưng chưa cải tạo đất.

Ÿ Lạm dụng các chất hóa học trong sản xuất.

- Hiện trạng: đất bị thoái hóa chiếm 30% diện tích đất cả nước (~ 10 triệu ha).

+ Một số biểu hiện của thoái hóa đất:

Ÿ Đất ở trung du và miền núi bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu, khô cằn, nghèo dinh dưỡng.

Ÿ Đất ở vùng cửa sông, ven biển bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

- Biện pháp:

+ Bảo vệ rừng và trồng rừng:

Ÿ Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển.

Bảo vệ rừng phòng hộ ở Lai Châu

Ÿ Trồng cây phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc.

Trồng rừng phủ xanh đồi trọc

+ Củng cố và hoàn thiện các hệ thống đê ven biển, hệ thống công trình thủy lợi.

Gia cố công trình thủy lợi, đê điều ở Quảng Bình

+ Bổ sung các chất hữu cơ cho đất.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
  3. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
  4. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm.
  5. Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng được thể hiện như thế nào?

  1. Khí hậu nóng ẩm làm quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ.
  2. Lượng mưa lớn làm ảnh hưởng đến địa hình và hình thành đất phù sa.
  3. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và lượng mưa lớn rửa trôi các chất badơ và hình thành nên đất feralit.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2. Nhóm đất nào chiếm diện tích lớn nhất nước ta?

  1. Nhóm đất feralit.
  2. Nhóm đất phù sa.
  3. Nhóm đất mùn núi cao.
  4. Nhóm đất mặn ven biển.

Câu 3. Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu ở đâu?

  1. Vùng núi cao.
  2. Vùng đồng bằng
  3. Vùng trung du
  4. Vùng ven biển

Câu 4. Đặc điểm của nhóm đất mùn núi cao là:

  1. Giàu mùn, tầng đất mỏng
  2. Tơi xốp, ít chua
  3. C. Đất thoáng khí, nhiều chất dinh dưỡng.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5. Giá trị sử dụng trong nông nghiệp của nhóm đất feralit là:

  1. Trồng rừng phòng hộ
  2. Trồng cây công nghiệp hàng năm: dâu tằm, thuốc lá,…
  3. Trồng cây công nghiệp lâu năm: chè, cao su, hồ tiêu,…
  4. Trồng cây lương thực: lúa, ngô,…

Câu 6. Đặc điểm của nhóm đất phù sa là:

  1. Độ phì cao, giàu dinh dưỡng.
  2. Có màu đỏ vàng.
  3. Đất chua, nhiều mùn.
  4. Tầng đất mỏng, thoáng khí.

Câu 7. Nguyên nhân tự nhiên khiến đất của nước ta bị thoái hóa là:

  1. Lạm dụng chất hóa học.
  2. Lượng mưa lớn, địa hình dốc cao.
  3. Nạn phá rừng, đốt rừng
  4. Chưa quan tâm cải tạo đất

Câu 8. Đâu không phải là giải pháp để chống thoái hóa đất?

  1. Bảo vệ rừng và trồng rừng phủ xanh đồi trọc.
  2. Bổ sung các chất hữu cơ cho đất
  3. Hoàn thiện hệ thống đê điều, công trình thủy lợi.
  4. Chặt cây lấy gỗ làm nhà.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

A

B

A

C

A

B

D

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK tr.140

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Hoàn thành bảng theo mẫu sau và vở:

GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA ĐẤT FERALIT VÀ ĐẤT PHÙ SA Ở NƯỚC TA

Nhóm đất

Giá trị sử dụng

Đất feralit

 

Đất phù sa

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành nội dung bảng.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp:

GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA ĐẤT FERALIT VÀ ĐẤT PHÙ SA Ở NƯỚC TA

Nhóm đất

Giá trị sử dụng

Đất feralit

- Trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu và cây ăn quả.

- Phát triển rừng sản xuất với các loại cây trồng lâu năm, cây gỗ lớn.

Đất phù sa

- Sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.

- Đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS trong phần Vận dụng SGK tr.140
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện các bài tập sau: Tìm hiểu về tài nguyên đất ở địa phương (tỉnh/thành phố) nơi em sinh sống và viết một báo cáo ngắn về một trong hai nội dung dưới đây:

Nội dung 1: Nhóm đất chủ yếu ở địa phương và giá trị sử dụng.

Nội dung 2: Hiện tượng thoái hóa đất ở địa phương và biện pháp cải tạo.

- GV gợi ý HS: Quan sát thực tiễn đất ở địa phương kết hợp tìm kiếm, thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu có ở địa phương để hoàn thành báo cáo.

- GV lưu ý: Bài báo cáo có hình ảnh minh họa cho nội dung.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.

 

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Làm bài tập Bài 9 trong Sách bài tập Lịch sử và Địa lí 8 – Phần Địa lí.
  • Đọc và tìm hiểu trước Bài 10: Sinh vật Việt Nam.

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC:

 

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Nhóm:…

Đặc điểm khí hậu

Ảnh hưởng

Kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:………

Tìm hiểu về nhóm đất:……………

Phân bố

Đặc điểm

Giá trị sử dụng

 

 

 

Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức, GA word địa lí 8 kết nối tri thức, tải GA địa lí 8 KNTT, tải giáo án địa lí 8 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy môn Địa lí THCS

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay