Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức Chủ đề 7_Cảnh vật quanh em

Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 7_Cảnh vật quanh em. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Mĩ thuật 3 kết nối tri thức (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức Chủ đề 7_Cảnh vật quanh em
Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức Chủ đề 7_Cảnh vật quanh em
Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức Chủ đề 7_Cảnh vật quanh em
Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức Chủ đề 7_Cảnh vật quanh em
Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức Chủ đề 7_Cảnh vật quanh em
Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức Chủ đề 7_Cảnh vật quanh em
Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức Chủ đề 7_Cảnh vật quanh em

CHỦ ĐỀ 7: CẢNH VẬT QUANH EM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Đây là địa danh nào?

A. Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ).  

B. Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).   

C. Tháp Rùa (Hà Nội).  

D. Động Phong Nha (Quảng Bình).   

Câu 2: Đâu không phải là miêu tả ruộng bậc thang?

A. Đến mùa lúa chín dường như càng tô thêm sắc cho những thửa ruộng.  

B. Thửa ruộng tầng lớp xếp lên nhau, vàng óng mùa lúa chín.   

C. Với màu sơn son như một dải lụa mềm vắt qua làn nước tạo nên vẻ hài hòa, bắt mắt.

D. Hương lúa chín tỏa hương thơm ngát lưu luyến du khách tới thăm.    

Câu 3: Điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau?

“Cảnh vật trong cuộc sống rất ………, ………... và …………….”

A. hiếm có – ít ỏi – không đẹp.

B. hiếm gặp – không nhiều – ít màu sắc.

C. phong phú – đa dạng – nhiều màu sắc.

D. giàu có – màu mè – đa dạng.

Câu 4: Cảnh vật trong tranh vẽ được chia làm những hình ảnh nào?

A. Hình ảnh trung tâm, hình ảnh chi tiết.

B. Hình ảnh chính, hình ảnh phụ.  

C. Hình ảnh chính, hính ảnh trọng tâm.  

D. Hình ảnh xung quanh, hình ảnh phụ.   

Câu 5: Vật liệu nào được sử dụng trong sản phẩm mĩ thuật sau?

A. Giấy màu.  

B. Màu sáp.   

C. Giấy bìa.  

D. Đất nặn.    

Câu 6: Đâu không phải là tiêu chí lựa chọn nội dung của sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật quanh em?

A. Chọn cảnh vật xa lạ, ít gặp.

B. Chọn cảnh vật ở không gian xa hoặc không gian gần.    

C. Chọn cảnh vật gần gũi quanh mình.      

D. Chọn cảnh vật ở các điểm danh lam thắng cảnh.

Câu 7: Nêu các dụng cụ và vật liệu để làm một sản phẩm đồ chơi có sử dụng hình ảnh về cảnh đẹp nơi em ở?

a. hộp các tông         b. màu vẽ          c. dây chun          d. com-pa              e. giấy màu

f. phấn                     g. keo dán               h. băng dính hai mặt                i. que gỗ

A. a, b, d, e, g.

B. a, b, e, g, h.

C. a, c, d, g, i

D. a, c, f, h, i 

Câu 8: Để làm ti vi trình chiếu thì cần có bao nhiêu bước?

A. 6 bước.

B. 7 bước.  

C. 8 bước.  

D. 9 bước. 

Câu 9: Đây là bước nào trong số các bước làm ti vi trình chiếu?

A. Dán cố định hai đầu tranh vào hai que gỗ  

B. Cuộn tranh cho vừa với vị trí đặt hai que gỗ ở hộp bìa.

C. Tạo và dán phần mặt trước ti vi. 

D. Tạo thêm phẩn thân bằng bìa cứng.  

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Cảnh vật quanh em có ý nghĩa gì trong cuộc sống?

A. Không có ý nghĩa gì.   

B. Tô màu cho cảnh sắc thiên nhiên thêm sinh động, phong phú.       

C. Là nơi cho con người được chiêm ngưỡng, thưởng thức, du lịch.  

D. Cả B và C đều đúng.   

Câu 2: Xác định hình ảnh chính trong sản phẩm sau?

A. Cây cối.

B. Chùa Một Cột.

C. Ao sen.

D. Bầu trời.

Câu 3: Hình ảnh chính – phụ của các cảnh vật phải được sắp xếp như thế nào?

A. Lộn xộn, không theo quy tắc nào.   

B. Tùy hứng, miễn sao nhìn vừa mắt.

C. Cân đối, làm nổi bật nội dung của tác phẩm

D. Càng có nhiều hình cầng tốt.   

Câu 4: Vì sao cần phải sử dụng màu sắc có độ đậm – nhạt khác nhau?

A. Vì như thế mới làm cho bức tranh đỡ nhàm chán, vô vị.  

B. Vì như thế sẽ giúp cho chúng ta yêu cảnh vật hơn.

C. Vì như thế thể hiện được cảnh vật sinh động và tươi vui hơn.   

D. Cả A, B, C đều đúng.    

Câu 5: Đâu không phải là yêu cầu khi thực hiện lựa chọn sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật quanh em?

A. Chọn vật liệu phong phú, đa dạng,…

B. Chọn nội dung cảnh vật ở không gian xa hoặc gần, gần gũi,….

C. Chọn và sắp xếp các hình ảnh chính – phụ trước.  

D. Chọn và thể hiện màu sắc có độ đâm, nhạt, tươi vui.

Câu 6: Tại sao lại phải chọn và sắp xếp các hình ảnh chính – phụ trước?

A. Vì để tạo sự cân đối hợp lí. 

B. Vì để rõ trọng tâm nội dung chủ đề.  

C. Cả A và B đều sai

D. Cả A và B đều đúng. 

Câu 7: Nhìn các bức tranh sau và sắp xếp các bước làm một ti vi trình chiếu?

A. a – c – d – g – h – b – e – f   

B. c – h – b – f – d – a – e – g

C. b – g – e – d – a – f – c – h   

D. a – h – d – b – g – e – f – c    

Câu 8: Nội dung được thể hiện trong tác phẩm “Cảnh nông thôn thanh bình” của họa sĩ Lưu Văn Sin là?

A. Thể hiện cảnh đồi núi ở vùng Tây Bắc.

B. Thể hiện hình ảnh núi rừng thiên nhiên hùng vĩ.

C. Thể hiện cảnh làng quê Việt Nam thanh bình, yên ả.

D. Thể hiện hình ảnh con người cùng nhau làm việc.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Để làm được sản phẩm sau, người làm đã phải sử dụng hình ảnh chính – phụ nào?

A. hình ảnh chính: thuyền và biển, hình ảnh phụ: núi, con đường, cây cối, ngôi nhà.

B. hình ảnh chính: ngôi nhà, con đường, nhà cửa, hình ảnh phụ: biển, núi.

C. hình ảnh chính: con đường, cây cối, hình ảnh phụ: ngôi nhà.

D. hình ảnh chính: thuyền và biển, hình ảnh phụ: núi, ngôi nhà.

Câu 2: Bức tranh sau gợi cho em liên tưởng đến địa danh nào?

A. Cầu Nhật Tân.  

B. Cầu Thê Húc.

C. Cầu Phú Mỹ.   

D. Cầu Rồng.  

Câu 3: Em sẽ giúp bạn mình như thế nào nếu bạn làm ti vi trình chiếu nhưng không thể quay được?

A. Mặc kệ không giúp vì đó không phải việc của mình.

B. Khuyên bạn đặt hai que gỗ vào vị trí hai bên và cắt một phần nhỏ ở chiếc hộp tạo vị trí cố định cho que gỗ có thể quay.

C. Khuyên bạn cuộc tranh theo 2 que gỗ có thể quay khi trình chiếu.

D. Không có đáp án nào đúng.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em cần có trách nhiệm như thế nào với cảnh vật quanh em?

A. Không cần có trách nhiệm gì.

B. Xả rác bừa bãi, vẽ bậy, làm bẩn.

C. Giữ gìn, bảo vệ và phát huy nét đẹp của cảnh vật xung quanh.

D. Lôi kéo mọi người không cần có ý thức bảo vệ.

Câu 2: Khi lựa chọn hình để trang trí, em sẽ lựa chọn những cảnh vật như thế nào?

A. Cảnh vật bên bờ suối.

B. Cảnh vật ở nông thôn có lũy tre, bờ ao,…   

C. Cảnh vật ở trong rừng có cây, hoa, núi,…  

D. Tất cả các đáp án đều đúng.  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay