Trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức Chủ đề 10_An toàn giao thông
Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 10_An toàn giao thông. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Mĩ thuật 3 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
CHỦ ĐỀ 10: AN TOÀN GIAO THÔNGA. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 câu)
Câu 1: “An toàn giao thông” là gì?
A. Là những xử phạt nếu như người tham gia giao thông mắc phải.
B. Là những quy định, cách ứng xử an toàn khi tham gia giao thông.
C. Là những tín hiệu đèn giao thông trên đường.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 2: Bức tranh dưới đây là hành vi tham gia giao thông an toàn hay chưa?
A. Chưa an toàn.
B. An toàn.
Câu 3: Những việc làm nào sau đây để tham gia giao thông an toàn?
a. Đi đúng làn đường quy định. f. Người đi bộ không đi xuống lòng đường
b. Chở đúng số người quy định. g. Lạng lách khi điều khiển xe máy.
c. Đá bóng dưới lòng đường. h. Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
d. Vượt đèn đỏ. i. Không đùa nghịch khi đi trên thuyền bè
e. Không lạng lạnh, đánh võng. k. Chấp hành tín hiệu đèn và biển báo.
A. a, c, d, g, h, k
B. a, b, d, e, h, i
C. a, b, e, f, i, k
D. a, d, f, g, h, i
Câu 4: Đâu không phải là quy định an toàn khi tham gia giao thông?
A. Thắt dây an toàn khi ngồi trong xe ô tô.
B. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
C. Điều khiển phương tiện giao thông đi ngược chiều.
D. Dừng, đỗ đúng tín hiệu đèn giao thông.
Câu 5: Có mấy cách chọn hình thức và chất liệu để thực hiện sản phẩm chủ đề an toàn giao thông?
A. 2 cách.
B. 3 cách.
C. 4 cách.
D. 5 cách.
Câu 6: Sản phẩm sau được tạo nên từ vật liệu gì?
A. Màu sáp.
B. Giấy dán.
C. Giấy màu.
D. Đất nặn.
Câu 7: Các hình ảnh trong từng sản phẩm mĩ thuật về an toàn giao thông không có yêu cầu nào sau đây?
A. Sắp xếp cân đối.
B. Có hình ảnh chính – phụ.
C. Màu sắc thể hiện có đậm – có nhạt.
D. Màu càng tối càng tốt.
Câu 8: Để vẽ và trang trí chiếc mũ bảo hiểm, cần phải trải qua mấy bước?
A. 2 bước.
B. 3 bước.
C. 4 bước.
D. 5 bước.
Câu 9: Dụng cụ và vật liệu nào không cần sử dụng để trang trí chiếc mũ bảo hiểm cũ bằng màu a-cờ-ry-líc?
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Tại sao phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông?
A. Thể hiện tôn trọng pháp luật, quý trọng sức khỏa, tính mạng của chính bản thân mình và người tham gia giao thông.
B. Đem lại hạnh phúc cho chính mình cũng như cho cộng đồng.
C. Góp phần xây dựng cuộc sống xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Ai là người không vi phạm quy tắc an toàn giao thông trong bức tranh sau?
A. Cậu bé buông hai tay đi xe đạp.
B. Cô gái đi xe máy không đội mũ bảo hiểm và bấm điện thoại.
C. Anh chàng đi ô tô thò đầu ra ngoài.
D. Anh chàng đi xe máy đội mũ bảo hiểm phía sau.
Câu 3: Đâu không phải là bước nằm trong cách vẽ tranh về chủ đề an toàn giao thông?
A. Vẽ phác hình chỉnh ảnh cân đối trên khổ giấy.
B. Vẽ thêm các chi tiết khác nhau cho bức tranh sinh động.
C. Xé tạo hình nhân vật theo hình xe, sắp xếp và dán vào giấy.
D. Chọn và vẽ màu yêu thích.
Câu 4: Tại sao khi tạo hình 3D cần chú ý sự kết hợp giữa các màu và tạo dáng tư thế, động tác cho nhân vật?
A. Vì như thế mới đẹp.
B. Vì như thế mới thể hiện rõ các hoạt động muốn thể hiện.
C. Vì như thế mới đạt tiêu chuẩn.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Hành vi của bạn nhỏ trong bức tranh sau có thể dẫn đến hậu quả gì?
A. Gây cản trở giao thông.
B. Gây nguy hiểm cho chính bạn và những người khác đang tham gia giao thông.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Không gây ra hậu quả gì.
Câu 6: Khi vẽ và trang trí chiếc mũ bào hiểm, đâu là điều không cần chú ý?
A. Tạo dáng hình chiếc mũ bảo hiểm, vẽ cân đồi trên khổ giấy.
B. Lựa chọn họa tiết trang trí và sắp xếp vào các vị trí như viền mũ, chính giữa mũ.
C. Vẽ màu trang trí phần họa tiết và phần nền của chiếc mũ với màu sắc tươi sáng, có đậm – nhạt.
D. Chất lượng chiếc mũ chắc chắn, đắt tiền.
Câu 7: Nhìn tranh và sắp xếp các bước trang trí chiếc mũ bảo hiểm cũ bằng sơn a-cờ-ry-líc?
A. d – c – a – e – b
B. a – e – b – c – d
C. c – b – a – d – e
D. d – a – e – c – b
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Em được người lớn chở bằng xe máy đi trên đường, em phải ngồi thế nào cho an toàn?
A. Đội mũ bảo hiểm và ngồi trước người lớn.
B. Đội mũ bảo hiểm, ngồi sau người lớn và bám chắc vào người lớn.
C. Đội mũ bảo hiểm và ngồi sau người lớn.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 2: Trên đường đi học, lúc dừng đèn đỏ, em nhìn thấy Bình được mẹ chở đi học bằng xe máy. Bình đội mũ bảo hiểm nhưng không cải quai. Em sẽ nhắc nhở Bình như thế nào?
A. Bạn phải cài quai mũ bảo hiểm cẩn thận để khi bị xe máy gió sẽ không làm mũ bảo hiểm của bạn rơi.
B. Nếu như có xảy ra tai nạn giao thông thì mũ bảo hiểm sẽ bảo vệ đầu của bạn mà không bị văng ra khiến đầu bạn bị thương.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 3: Điền tiếp vào chỗ trống sau để hoàn thành câu?
“Nội dung thể hiện chủ đề An toàn giao thông vô cùng ………. và ………….”.
A. ít ỏi – hiếm gặp.
B. nhiều – thường gặp.
C. linh tinh – không thú vị.
D. phong phú – đa dạng.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Khi em tuân thủ quy tắc an toàn khi tham gia giao thông, em sẽ cảm thấy như thế nào?
A. Không có cảm nhận gì.
B. Cảm thấy lo sợ hơn.
C. Cảm thấy an toàn, tự tin tham gia giao thông.
D. Cảm thấy nguy hiểm, đề phòng, cảnh giác.
Câu 2: Em sẽ làm gì nếu thấy bạn của mình đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
A. Ủng hộ hành động của bạn.
B. Chạy đến khuyên bạn không được làm như vậy, vì sẽ gây nguy hiểm.
C. Bắt chước hành động giống bạn.
D. Mặc kệ không quan tâm vì đó không phải là việc của mình.