Trắc nghiệm mĩ thuật 3 chân trời sáng tạo bản 2 chủ đề 7_bài 13_nghề nghiệp trong tương lai

Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 3 chân trời sáng tạo bản 2. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 7_bài 13_nghề nghiệp trong tương lain. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án mĩ thuật 3 chân trời sáng tạo bản 2 (bản word)

CHỦ ĐỀ 7: ƯỚC MƠ CỦA EM

BÀI 13: NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: “Nghề nghiệp” là gì?

A. Là một công việc cố định được làm trong một thời gian dài.   

B. Là một công việc tạo ra thu nhập ổn định và mang lại lợi ích cho xã hội.

C. Là đam mê mà mình theo đuổi.

D. Tất cả các đáp án đều đúng.    

Câu 2: Đồ vật được mặc trên cơ thể người gọi là gì?

A. Trang phục.

B. Bàn ghế.

C. Sách vở.

D. Nhà cửa.

Câu 3: Đâu không phải là nghề nghiệp trong các nghề sau?

a. Bác sĩ                  b. Người lớn              c. Giáo viên                  d. Công an

e. Trẻ em                f. Người già                g. Ca sĩ                         h. Họa sĩ

A. a, c, g, h

B. b, d, f

C. c, e, h

D. b, e, f, g

Câu 4: Nghề mặc đồng phục áo trắng, quần váy xanh đen và di chuyển từ máy bay xuống là nghề gì?

A. Bác sĩ.

B. Giáo viên.

C. Tiếp viên hàng không.  

D. Họa sĩ.

Câu 5: Đâu là miêu tả đúng về nghề nghiệp trong bức tranh sau?

a. Mặc trang phục màu cam

b. Trang phục có nhiều chấm bi sặc sỡ sắc màu.  

c. Mặc trang phục màu trắng.

d. Đầu đội mũ hình thù ngộ nghĩnh.

e. Mặc trang phục hình thú kì quái.

A. a, b, d

B. c, d, e   

C. a, c, d    

D. b, c, e  

Câu 6: Nghề sau đây là nghề gì?

A. Công an.  

B. Lính hải quân.

C. Bác sĩ.

D. Ca sĩ.      

Câu 7: Có mấy bước vẽ tranh về nghề nghiệp tương lai?

A. 2 bước.

B. 3 bước.

C. 4 bước.

D. 5 bước.

Câu 8: Có bao nhiêu dụng cụ cần chuẩn bị để vẽ tranh về nghề nghiệp tương lai?

A. 3 dụng cụ.  

B. 4 dụng cụ.     

C. 5 dụng cụ.     

D. 6 dụng cụ.    

Câu 9: Các bạn nhỏ dưới đây đang làm gì?

A. Đánh nhau.

B. Nói chuyện.

C. Tham quan du lịch.  

D. Chơi trò chơi.  

2. THÔNG HIỂU (7 câu) 

Câu 1: Đâu là miêu tả chân dung nhân vật được thể hiện trong tác phẩm sau?

A. Mái tóc dài ngang vai, màu tóc hơi nâu đỏ, mắt cận, dáng người hơi tròn, trang phục nội trợ.

B. Râu dài, mặt hơi dài, tóc ngắn.  

C. Mái tóc dài màu nâu vàng, trang phục mùa đông, mắt to, hai má hồng, lông mày mảnh.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 2: Tại sao sáng tác của trường phái Lập thể thường sử dụng các hình, các đường cắt không tuân thủ theo quy tắc thông thường với những góc nhìn khác nhau?

A. Vì họ thích thì làm họ làm như vậy.

B. Vì như thế mới đẹp nhất.  

C. Vì để nhấn mạnh các yếu tố muốn thể hiện trong tác phẩm của mình.   

D. Cả A, B và C đều đúng.  

Câu 3: Sắp xếp các bước để vẽ chân dung qua trí nhớ?

a. Phác hình cân đối trên khổ giấy

b. Vẽ các chi tiết, bộ phận trên khuôn mặt theo đặc điểm riêng của nhân vật.

c. Nhớ lại hình dạng, đặc điểm trên khuôn mặt nhân vật muốn thể hiện.

d. Sử dụng màu sắc có đậm, nhạt để làm nổi bật hình ảnh chân dung.

A. a – b – d – c      

B. c – a – b – d  

C. d – c – a – b     

D. b – d – c – a     

Câu 4: Tại sao các đường nét màu sắc diễn tả các chi tiết trên khuôn mặt phải làm nổi bật được đặc điểm riêng và cảm xúc của nhân vật?

A. Vì như thế mới đẹp.  

B. Vì như thế mới đúng với mục đích của vẽ chân dung.  

C. Vì như thế mới đạt tiêu chuẩn.   

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Đâu không phải là lưu ý khi vẽ sản phẩm mĩ thuật chân dung người thân từ màu bằng hình thức vẽ?

A. Vẽ hình tùy thích, không theo tỉ lệ nào trên khổ giấy.     

B. Chọn và vẽ các chi tiết thể hiện rõ đặc điểm nhân vật.

C. Chọn và vẽ các chi tiết thể hiện rõ cảm xúc nhân vật.

D. Trang trí thêm một số chi tiết cho bức tranh thêm sinh động.     

Câu 6: Khi làm sản phẩm mĩ thuật chân dung từ đất nặn, cần chú ý những điều gì?

A. Chọn màu phù hợp để thể hiện bài miết đất hoặc nặn tạo dáng.  

B. Độ đậm – nhạt.

C. Sự kế hợp giữa các màu cho nổi bật chân dung muốn thể hiện.  

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 7: Sắp xếp các bước sau để tạo bức tranh chân dung người thân trong gia đình?

a. Dùng sợi len để thể hiện tóc.

b. Tạo hình áo bằng giấy màu và nét vẽ.

c. Chọn và vẽ hình chân dung người thân trong gia đình cân đối với phần giấy (không to quá, không nhỏ quá).

d. Tạo các chi tiết trên khuôn mặt sao cho rõ đặc điểm của nhân vật đã chọn.

e. Miền đất phần áo nhân vật và nền sản phẩm.

f. Sử dụng cúc áo, giấy màu, sợi len để tạo hình các con cá, rêu,… để trang trí phần nền sản phẩm theo ý thích.

g. Dùng đất nặn miết, đắp nối theo hình khuôn mặt đã vẽ.

A. a – c – e – f – d – b – g.  

B. d – f – g – a – c – e – b.  

C. c – g – d – a – e – b – f.   

D. b – e – g – c – d – a – f.  

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Để vẽ chân dung bố, em không nên vẽ đặc điểm nào sau đây?

A. Mái tóc dài.

B. Khuôn mặt vuông chữ điền.

C. Râu dài, đen.

D. Lông mày đậm.    

Câu 2: Để vẽ chân dung em gái, em sẽ vẽ đặc điểm nào sau đây?

A. Khuôn mặt vuông chữ điền. 

B. Râu dài.  

C. Giới tính nam. 

D. Trang phục học sinh.

Câu 3: Điền tiếp vào chỗ trống sau để hoàn thành câu?

“Các thành viên trong gia đình, mỗi người đều có ……... và …….. khác nhau trên khuôn mặt”.

A. hình dáng – tính cách.

B. mặt – mũi.

C. nụ cười – đôi mắt.

D. đặc điểm – cảm xúc.   

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em cần phải có tình cảm như thế nào với các thành viên trong gia đình?

A. Không cần có tình cảm gì.

B. Thờ ơ, lạnh nhạt, chán ghét.  

C. Yêu thương, đoàn kết, quý mến.

D. Không quan tâm đến cuộc sống của nhau.

Câu 2: Khi làm sản phẩm mĩ thuật chân dung người thân trong gia đình, một bạn đã làm các bước như sau

1.    Chọn một người thân trong gia đình thể hiện SPMT.

2.    Chọn chất liệu để thể hiện.

3.    Vẽ phác hình chân dung của nhân vật không cân đối trên khổ giấy.

4.    Làm sản phẩm 2D phù hợp với năng lực.

Em sẽ chỉnh sửa các bước cho bạn như thế nào cho đúng?

A. Đảo bước 3 lên bước 2 và chỉnh cho chân dung nhân vật cân đối.

B. Đảo bước 2 xuống bước 4.   

C. Đảo bước 1 xuống bước 3, bước 4 lên bước 2.  

D. Giữ nguyên không thay đổi gì.  

=> Giáo án mĩ thuật 3 chân trời bản 2 bài 13: Nghề nghiệp tương lai (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 3 chân trời sáng tạo bản 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay