Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 23 - Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 23 - Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)

CHƯƠNG 5: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

     BÀI 23: MỘT SỐ LỆNH LÀM VIỆC VỚI DỮ LIỆU DANH SÁCH

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Để xóa tất cả các phần tử trong danh sách ta dùng hàm gì?

A. append().

B. pop().

C. clear().

D. remove().

Câu 2: Muốn xóa một phần tử từ danh sách ta dùng lệnh gì?

A. remove().

B. insert().

C. append().

D. clear().

Câu 3: Sau khi thực hiện các câu lệnh sau, mảng A như thế nào?

>>> A = [1, 2, 3, 4, 5]

>>> A. remove(2)

>>> print(A)

A. [1, 2, 3, 4].

B. [2, 3, 4, 5].

C. [1, 2, 4, 5].

D. [1, 3, 4, 5].

Câu 4: Phần tử thứ bao nhiêu trong mảng A bị xoá?

>>> A = [10, 20, 3, 30, 20, 30, 20, 6, 3, 2, 8, 9]

>>> A. remove(3)

>>> print(A)

A. 2.

B. 3.

C. 8.

D. 4.

Câu 5: Muốn xóa phần tử thứ 2 trong danh sách a ta dùng lệnh gì?

A. del(2).

B. del a(2).

C. del a.

D. remove(2).

Câu 6: Danh sách A trước và sau lệnh insert() là [1, 3, 5, 0] và [1, 3, 4, 5, 0]. Lệnh đã dùng là lệnh gì?

A. insert(2, 4).

B. insert(4, 2).

C. insert(3, 4).

D. insert(4, 3).

Câu 7: Muốn gọi đến phần tử đầu tiên trong danh sách a ta dùng lệnh gì?

A. a.[1].

B. a[0].

C. a.0.

D. a[].

Câu 8: Ngoài việc kết hợp lệnh for và range để duyệt phần tử trong danh sách, có thể sử dụng câu lệnh nào khác?

A. int.

B. while.

C. in range.

D. in.

Câu 9: Lệnh nào được dùng để chèn phần tử vào danh sách?

A. append().

B. clear().

C. insert().

D. remove().

Câu 10: Muốn thêm phần tử vào cuối danh sách ta dùng hàm nào?

A. append().

B. pop().

C. clear().

D. remove().

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Giả sử A = [5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12]. Biểu thức sau trả về giá trị đúng hay sai?

(3 + 4 – 5 + 18 // 4) in A

A. True.

B. False.

C. Không xác định.

D. Câu lệnh bị lỗi.

Câu 2: Giả sử A = [‘a’, ‘b’, ‘c’, ‘d’, 2, 3, 4]. Các biểu thức sau trả về giá trị đúng hay sai?

6 in A

‘a’ in A

A. True, False.

B. True, False.

C. False, True.

D. False, False.

Câu 3: Số phát biểu đúng là:

1) Sau khi thực hiện lệnh clear(), các phần tử trả về giá trị 0.

2) Lệnh remove trả về giá trị False nếu không có trong danh sách.

3) remove() có tác dụng xoá một phần tử có giá trị cho trước trong list.

4) Lệnh remove() có tác dụng xoá một phần tử ở vị trí cho trước.

A. 1.

B. 2.

C. 0.

D. 3.

Câu 4: Kết quả trả lại khi dùng toán tử in để kiểm tra một phần tử có nằm trong danh sách đã cho không là gì?

A. True hoặc False.

B. True hoặc false.

C. true hoặc false.

D. True và False.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sau khi thực hiện lệnh clear(), danh sách gốc trở thành rỗng.

B. Lệnh remove () có chức năng xoá một phần tử có giá trị cho trước.

C. Lệnh remove() xoá tất cả các phần tử có giá trị cho trước trong list.

D. Clear() có tác dụng xoá toàn bộ các danh sách.

Câu 6: Kết quả khi thực hiện chương trình sau?

>>> A = [1, 2, 3, 5]

>>> A.insert(2, 4)

>>> print(A)

A. 1, 2, 3, 4.

B. 1, 2, 4, 3, 5.

C. 1, 2, 3, 4, 5.

D. 1, 2, 4, 5.

Câu 7: Khi thực hiện lệnh 'Hà' in A với A = [2, 4, '5', 'Hà Nội', 'Việt Nam', 9] sẽ cho kết quả như thế nào?

A. True.

B. true.

C. False.

D. Đáp án khác.

Câu 8: Toán tử nào dùng để kiểm tra một giá trị có nằm trong danh sách không?

A. in.

B. int.

C. range.

D. append.

Câu 9: Giả sử A = [2, 4, '5', 'Hà Nội', 'Việt Nam', 9]. Hãy cho biết kết quả của câu lệnh 4 in A

A. True.

B. False.

C. true.

D. false.

Câu 10: Kết quả của chương trình sau là gì?

A = [1, 2, 3, 4, 5, 6, 5]

for k in A:

print(k, end = " ")

A. 1 2 3 4 5 6.

B. 1 2 3 4 5 6 5.

C. 1 2 3 4 5.

D. 2 3 4 5 6 5.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Để xóa 2 phần tử ở vị trí 1 và 2 trong danh sách a hiện tại ta dùng lệnh gì?

A. del a[1:2].

B. del a[0:2].

C. del a[0:3].

D. del a[1:3].

Câu 2: Cho đoạn chương trình:

a=[1,2,3]

a.append(4)

print(a)

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên thì danh sách a có các phần tử:

A. a=[4,1,2,3]

B. a=[1,2,3]

C. a=[1,2,3,4]

D. a=[1,4,2,3]

Câu 3: Cho đoạn chương trình:

a=[1,2,3]

a.pop(2)

print(a)

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên thì danh sách a có các phần tử:

A. a=[1,2]

B. a=[2,3]

C. a=[1,3]

D. a=[2]

Câu 4: Cho đoạn chương trình:

a=[1,2,3]

a.insert(0,2)

print(a)

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên thì danh sách a có các phần tử:

A. a=[0,1,2,3]

B. a=[2,3]

C. a=[2,1,2,3]

D. a=[1,2,3,2]

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Cho đoạn chương trình:

a=[2,4,6]

for i in a:

print(2*i)

Trên màn hình sẽ có các giá trị:

A. 2 4 6

B. 4 6 8

C. 4 6 12

D. 4 8 12

Câu 2: Cho đoạn chương trình sau:

a=[3,1,5,2]

a.sort()

print(a)

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên, danh sách a hiển thị trên màn hình là:

A. [1,2,3,5]

B. [3,1,5,2]

C. [5,3,2,1]

D. [3,5,2,1]

=> Giáo án tin học 10 kết nối bài 23: Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay