Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 34 - Nghề phát triển phần mềm
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 34 - Nghề phát triển phần mềm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG 6: HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC
BÀI 34: NGHỀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Cài đặt, khởi tạo dữ liệu, hướng dẫn sử dụng và chuyển giao là nội dung của công đoạn nào?
A. Lập trình.
B. Điều tra khảo sát.
C. Kiểm thử.
D. Chuyển giao.
Câu 2: Người đảm nhận những công việc quan trọng nhất trong phát triển phần mềm là ai?
A. Lập trình viên.
B. Kĩ sư phần mềm.
C. Người quản trị dự án.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 3: Các hoạt động chính trong phát triền phần mềm là gì?
A. Lập trình.
B. Tổ chức phát triển phần mềm bao gồm việc vận dụng các kiến thức.
C. Quản trị dự án phát triển phần mềm.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Hoạt động có tính bao trùm lên toàn bộ các công việc cơ bản của sản xuất phần mềm là gì?
A. Sản xuất phần mềm.
B. Quản trị dự án phần mềm.
C. Quản trị phần mềm.
D. Dự án phần mềm.
Câu 5: Nghề phát triển phần mềm có những yêu cầu nào về kĩ năng?
A. Có những kiến thức nhất định về toán học.
B. Có những kiến thức cấu trúc dữ liệu.
C. Có những kiến thức giải thuật.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Kỹ sư phần mềm dùng để chỉ ai?
A. Những người sản xuất máy tính.
B. Những người sáng tạo ra các thiết bị thông minh.
C. Những người tổ chức làm phần mềm.
D. Cả A, B, C.
Câu 7: Đâu là lĩnh vực mà các công việc phát triển phần mềm có thể tham gia?
A. Lập trình ứng dụng.
B. Phát triển giao diện người dùng.
C. Cả lĩnh vưc A và B đều đúng.
D. Cả lĩnh vưc A và B đều sai.
Câu 8: Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu về yêu cầu nghiệp vụ, xây dựng hồ sơ yêu cầu của hệ thống là nội dung công đoạn nào trong sản xuất phần mềm?
A. Lập trình.
B. Kiểm thử.
C. Chuyển giao.
D. Điều tra khảo sát.
Câu 9: Công đoạn chuyển giao cần làm những việc gì?
A. Cài đặt.
B. Khởi tạo dữ liệu.
C. Hướng dẫn sử dụng và chuyển giao.
D. Tất cả đều đúng.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Đâu là một số ứng dụng phát triển mạnh mẽ?
A. Facebook.
B. Messenger.
C. Tik tok.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2: ố chất cần thiết đối với lập trình viên là?
A. Hiểu biết thuật toán, cấu trúc dữ liệu.
B. Kiến thức về khoa học máy tính.
C. Đức tính cẩn thận, tỉ mỉ.
D. Cả A, B, C.
Câu 3: Trong quá trình sản xuất một phần mềm công đoạn thứ 5 là gì?
A. Phân tích hệ thống.
B. Thiết kế hệ thống.
C. Kiểm thử.
D. Bảo trì.
Câu 4: Hoạt động có tính bao trùm lên toàn bộ các công việc cơ bản của sản xuất phần mềm gọi là gì?
A. Người phát triển phần mềm.
B. Kĩ sư phần mềm.
C. Quản trị dự án phần mềm.
D. Phát triển phần mềm.
Câu 5: Công việc của kĩ sư phần mềm gồm có
A. Phân tích, thiết kế, phát triển phần mềm.
B. Kiểm định và bảo trì phần mềm.
C. Định hướng có người phát triển phần mềm.
D. Tất cả những điều trên.
Câu 6: Có mấy công đoạn cần để thực hiện sản xuất một phần mềm?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 7: Có mấy hoạt động chính trong phát triển phần mềm?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 8: Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu về yêu cầu nghiệp vụ, xây dựng hồ sơ yêu cầu của hệ thống là công việc của công đoạn nào trong sản xuât một phần mềm?
A. Phân tích hệ thống.
B. Điều tra khảo sát.
C. Thiết kế hệ thống.
D. Lập trình.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Em đánh giá như thế nào về cơ hội việc làm trong tương lai đối với nghề phát triển phần mềm?
A. Nhu cầu nhân lực không ngừng tăng cao.
B. Ngày càng yêu cầu ít nhân lực.
C. Nhân lực trình độ thấp.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 2: Theo em điều nào là đúng nhất khi nói về phát triển phần mềm?
A. Phát triển phần mềm là lập trình.
B. Phát triển phần mềm là quá trình gồm nhiều công việc và hoạt động.
C. Phát triển phần mềm là quá trình gồm nhiều công việc và hoạt động, có thể lặp đi lặp lại.
D. Phát triển phần mềm là quản trị dự án phần mềm.
Câu 3: Tập đoàn công nghệ nào nổi tiếng ở Việt Nam?
A. FPT.
B. FFT.
C. FTT.
D. TFT.
Câu 4: Đâu là ngành nghề sau khi học phát triển phần mềm có thể tham gia?
A. Giáo viên Tin học tại trường cấp 3.
B. Bác sĩ đa khoa.
C. Phát triển games.
D. Kiến trúc sư.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Nếu muốn tham gia phát triển phần mềm ở vị trí kỹ sư phần mềm, em cần theo học ở đâu?
A. Các trung tâm trường dạy nghề.
B. Các công ty, tập đoàn.
C. Bậc đại học về tin học hay công nghệ thông tin.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2: Sau khi tốt nghiệp các khóa, ngành đào tạo, em có thể tham gia các công việc phát triển phần mềm ở lĩnh vực nào?
A. Lập trình ứng dụng.
B. Phát triển giao diện người dùng.
C. Phát triển ứng dụng trên web.
D. Cả 3 đáp án trên.
=> Giáo án tin học 10 kết nối bài 34: Nghề phát triển phần mềm (2 tiết)